Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 9+10 - Trường THCS Mường Mít

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần:

- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng.

2. Phẩm chất.

- Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin.

3. Năng lực

a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp.

b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, sử dụng

hình ảnh.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Biểu đồ H 10.1, sơ đồ về hậu quả dân số tăng nhanh.

2. Học sinh.

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác.

2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Khí hậu đới nóng có thuận lợi, khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp?

3. Bài mới.

Hoạt động 1 KHỞI ĐỘNG

Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả gì cho môi trường, tài nguyên của các

nước ở đới nóng.

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 86 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 9+10 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Lớp 7A1: 11/9; Lớp 7A2: 09/9 Tiết 9, Bài 10: DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần: - Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng. 2. Phẩm chất. - Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp. b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Biểu đồ H 10.1, sơ đồ về hậu quả dân số tăng nhanh. 2. Học sinh. - SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác. 2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Khí hậu đới nóng có thuận lợi, khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp? 3. Bài mới. Hoạt động 1 KHỞI ĐỘNG Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả gì cho môi trường, tài nguyên của các nước ở đới nóng. Hoạt động 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: (Cá nhân, 15 phút) (Đối với Hs đại trà Gv chỉ cung cấp kiến thức từ: Gần 50% dân số thế giới. và sự phân bố dân cư ở đới nóng) - Hs Q. sát H 2.1 SGK/7, cho biết: ? Trong 3 đới môi trường khí hậu, dân cư thế giới tập trung nhiều nhất ở đới nào? Tại sao có sự phân bố đó? ? Dân cư đới nóng phân bố tập trung ở những khu vực nào? ? Nêu đặc điểm dân số đới nóng? ? Dân số đông, tăng nhanh có ảnh hưởng gì đến tài nguyên và môi trường? ? Tài nguyên môi trường bị xuống cấp, dân số bùng nổ có tác động đến tự nhiên như thế nào? 1. Dân số. - Đới nóng tập trung gần một nửa dân số thế giới. - Dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Braxin. - Từ những năm 60 (TK XX), dân số tăng nhanh dẫn tới bùng nổ dân số ở nhiều nước. - Gv kết luận: Dân số đới nóng đông nhưng sống tập trung ở một số khu vực. - Dân số đới nóng đông và vẫn còn trong tình trạng bùng nổ dân số. => Gây sức ép nặng nề cho việc cải thiện đời sống nhân dân và cho tài nguyên, môi trường. Hoạt động 2: (Cá nhân, 20 phút) - Gv cho Hs Q. sát H 10.1 SGK/34và Q. sát bảng số liệu SGK/34. - Gv giới thiệu biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số với lương thực Châu Phi. Sau đó hướng dẫn ? Sản lượng lương thực tăng hay giảm? Bao nhiêu lần? ? Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên như thế nào? ? Bình quân lương thực đầu người tăng hay giảm? - Gv yêu cầu Hs trao đổi nhóm bàn, cho biết: ? Nguyên nhân làm cho bình quân lương thực đầu người giảm? Biện pháp giải quyết? ? Dân số tăng hay giảm? ? Diện tích rừng tăng hay giảm? Thảo luận nhóm 3-5 người - 5 phút ? Nhân xét về mối tương quan giữa dân số và diện tích rừng ở Nước ta? (Sự gia tăng dân số có ảnh hưởng đến đời sống, vật chất và môi trường tại một số thành phố lớn ở nước ta) - Các nhóm báo cáo kết quả. - Gv nhận xét, chuẩn KT. - Hs đọc nội dung SGK/34. ? Nêu những sức ép của dân số đông tới tài nguyên thiên nhiên ở đới nóng? ? Nêu những tác động tiêu cực của dân số đến môi trường? ? Nêu biện pháp hạn chế sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường và cuộc sống? - Gv kết luận. 2. Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường. - Gia tăng dân số nhanh đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đất đai bạc màu, khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch... Hoạt động 3 LUYỆN TẬP ? Dân số tăng nhanh gây ra sức ép gì đối với tự nhiên và xã hội? ? Nêu những biện pháp nâng cao bình quân lương thực đầu người ? Hoạt động 4 VẬN DỤNG Phân tích sơ đồ/SGK để thấy được hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh ở đới nóng? Hoạt động 5 MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Tìm hiểu về dân số đới nóng, những quốc gia nào trong đới nóng đông dân? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. - Làm BT2 SGK/35 - Chuẩn bị bài 11 “Di dân và sự bùng nổ đô thị ở dới nóng” ? Cho biết nguyên nhân di dân ở đới nóng? ? Nhận xét gì về dân số và đô thị hóa đới nóng? ? Tốc độ đô thị hóa biểu hiện như thế nào? Ngày giảng: Lớp 7A1: 11/9; Lớp 7A2: 10/9 Tiết 10, Bài 11: DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ ĐÔ THỊ Ở ĐỚI NÓNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần: - Trình bày được vấn đề di dân, sự bùng nổ đô thị ở đới nóng; nguyên nhân và hậu quả. 2. Phẩm chất. - Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp. b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị trên thế giới. 2. Học sinh. - SGK, tập bản đồ. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác. 2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra 15 phút. a. Đề bài: Câu 1: 5,0 điểm Hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng? Câu 2: 5,0 điểm Biện pháp giảm sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng? b. Đáp án: CÂU HƯỚNG DẪM CHẤM ĐIỂM 1 (5,0 điểm) - Kinh tế chậm phát triển. 1,5 - Đời sống chậm cải thiện. 1,5 - Tác động tiêu cực tới tài nguyên, môi trường. 2,0 2 (5,0 điểm) - Giảm tỉ lệ gia tăng dân số. 2,0 - Phát triển kinh tế. 1,5 - Nâng cao đời sống của nhân dân 1,5 3. Bài mới. Hoạt động 1 KHỞI ĐỘNG - Việt Nam nằm trong MT nào? Em hiểu gì về môi trường đó? - GV dẫn dắt vào bài mới Hoạt động 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: (Cá nhân/Nhóm, 12 phút) - Gv nhắc lại tình hình gia tăng dân số của các nước đới nóng: Sự gia tăng dân số quá nhanh dẫn tới việc cần phải di chuyển để 1. Sự di dân. tìm việc làm kiếm sống, tìm đất canh tác... - Gv yêu cầu Hs đọc SGK/36 và sự hiểu biết. ? Tại sao ở đới nóng có sự di dân? - Gv chia lớp làm 2 nhóm thảo luận 5 phút theo nội dung: ? Em hãy tìm những nguyên nhân di dân có tính tích cực tới kinh tế xã hội? - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - Gv nhận xét bổ sung và kết luận. ? Em hãy tìm những nguyên nhân di dân có tính tiêu cực tới kinh tế xã hội? (K, G) Hoạt động 2: (Cá nhân, 12 phút) - Hs Q. sát H 11.1, H 11.2 SGK/37 - Gv diễn giảng: Năm 1950 trên thế giới không có đô thị nào tới 4 triệu dân, đến năm 2000 có 11 siêu đô thị trên 8 triệu dân. Dân số đô thị ở đới nóng năm 2000 tăng gấp 2 lần năm 1989. - Hs dựa trên bản đồ phân bố dân cư và đô thị thế giới. ? Đọc tên các đô thị trên 8 triệu dân ở đới nóng? - Hs Q. sát biểu đồ H 11.3 SGK/38. ? Bằng những số liệu trên em có nhận xét gì về dân số và đô thị hóa đới nóng? ? Tốc độ đô thị hóa biểu hiện như thế nào? (K, G) - Gv giới thiệu nội dung của H 11.1 và H 11.2: ? Hãy so sánh sự khác nhau giữa đô thị tự phát và đô thị có kế hoạch? ? Cho biết những tác động xấu tới môi trường do đô thị hóa tự phát ở đới nóng gây ra ở Nước ta?( sự bùng nổ đô thị làm gia tăng các tệ nạn xã hội, từ đó phá vỡ môi trường tự nhiên và xã hội) ? Nêu các giải pháp đô thị hoá ở đới nóng hiện nay là gì? - Gv tổng kết và liên hệ về vấn đề đô thị hóa ở Việt Nam. - Đới nóng là nơi có sự di dân tốc độ cao. - Nguyên nhân: + Di dân tự do (Do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phá triển, xung đột sắc tộc, nghèo đói, thiếu việc làm việc làm). + Di dân có kế hoạch (Nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, ven biển). 2. Đô thị hoá. - Tốc độ đô thị hoá ở đới nóng cao. Nguyên nhân: Do sự bùng nổ dân đô thị (chủ yếu do di dân tự do). - Nhiều thành phố phát triển và nhanh chóng trở thành các siêu đô thị. - Hậu quả: Đô thị hoá đã tạo ra sức ép lớn đối với việc làm, nhà ở, môi trường, phúc lợi xã hội ở các đô thị... Hoạt động 3 LUYỆN TẬP ? Kể tên một số siêu đô thị ở đới nóng? ? Nêu những tác động xấu tới môi trường do đô thị hoá tự phát là gì? Hoạt động 4 VẬN DỤNG - Ở VN đã có siêu đô thị hay chưa ? Hoạt động 5 MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Liên hệ tình hình di dân ở nước ta. Di dân có tổ chức hay không có tổ chức? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị bài 11 “Thực hành”. ? Xem lại các kiến thức về khí hậu MT đới nóng?

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_910_truong_thcs_muong_mit.pdf
Giáo án liên quan