Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 17, 18, 19 - Trường THCS Mường Mít

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- Giúp Hs củng cố lại kiến thức đã học về thành phần nhân văn của môi trường và môi

trường địa lí (Môi trường đới nóng và đới ôn hòa).

2. Phẩm chất.

- Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin.

3. Năng lực

a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp.

b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình

ảnh.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Đề và đáp án.

2. Học sinh

- Giấy viết, thước kẻ, bút, máy tính bủ túi.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

2. Kĩ thuật

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp.

2. Hình thức kiểm tra. Tự luận

3. Đề bài

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 17, 18, 19 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày kiểm tra: Lớp 7A: 04/10 Tiết 17: KIỂM TRA 45 PHÚT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. - Giúp Hs củng cố lại kiến thức đã học về thành phần nhân văn của môi trường và môi trường địa lí (Môi trường đới nóng và đới ôn hòa). 2. Phẩm chất. - Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp. b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Đề và đáp án. 2. Học sinh - Giấy viết, thước kẻ, bút, máy tính bủ túi. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp 2. Kĩ thuật IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Hình thức kiểm tra. Tự luận 3. Đề bài Hoạt động 3 LUYỆN TẬP Hoạt động 4 VẬN DỤNG Hoạt động 5 MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài. - Xem trước bài “Thực hành”. ? Đặc điểm khí hậu MT đới ôn hòa? Ngày giảng: Lớp 7A1: 04/11; Lớp 7A2: 02/11 Tiết 19, Bài 18: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Sau bài thực hành, Hs cần: - Hiểu và nắm vững hơn đặc điểm của các kiểu khí hậu ở đới ôn hòa. 2. Phẩm chất. - Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp. b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên. - Tranh,ảnh một số kiểu rừng ôn đới. 2. Học sinh. - SGK, tập bản đồ. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác. 2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa? 3. Bài mới. Hoạt động 1 KHỞI ĐỘNG ? Bằng kiến thức đã hoc, em hiểu gì về đặc điểm khí hậu của môi trường đới ôn hòa ? Sự phát triển CN đem lại mặt tích cực là gì? Và có ảnh hưởng gì cho môi trường? HS trả lời...GV dẫn dắt vào bài Hoạt động 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: (Nhóm, 20 phút) - Gv yêu cầu Hs Q. sát 3 biểu đồ A, B, C SGK/59 - Gv lưu ý Hs đến cách thể hiện mới trong các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa: - Gv chia lớp thành 3 nhóm. - Hs hoạt động nhóm. - Gv nêu yêu cầu cho các nhóm: Mỗi nhóm thảo luận, phân tích 1 biểu đồ. - Gv nhắc lại cho Hs nắm những công việc cần làm khi phân tích 1 biểu đồ khí hậu. + Chế độ nhiệt: - Cao nhất bao nhiêu? Tháng mấy? - Thấp nhất bao nhiêu? Tháng mấy? - Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất? 1. Bài tập 1. + Chế độ mưa : - Mưa nhiều hay mưa ít? - Cao nhất bao nhiêu mm? Tháng mấy? - Thấp nhất bao nhiêu mm? Tháng mấy? - Mưa tập trung vào mùa nào? -> Biểu đồ đó thuộc kiểu môi trường nào? - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, - GV nhận xét, kết luận theo bảng sau. (Phụ lục) Hoạt động 2: (Cá nhân, 20 phút) - Gv yêu cầu Hs không vẽ biểu đồ, Gv hướng dẫn Hs nhận xét và giải thích. - Gv yêu cầu Hs đọc nôi dung của bài tập 3. - Gv hướng dẫn Hs giải tích và nhận xét. ? Giải thích nguyên nhân sự gia tăng lượng khí thải CO2? ? Biện pháp nhằm hạn chế lượng C02 trong không khí? - Gv kết luận. 2. Bài tập 3. - Lượng CO2 không ngừng tăng từ cuộc cách mạng công nghiệp => 1997. - Nguyên nhân sự gia tăng: Do sản xuất công nghiệp và do tiêu dùng chất đốt hàng ngày tăng. Hoạt động 3 LUYỆN TẬP - Gv chốt lại kiến thức trọng tâm của bài học. - Gv nhận xét giờ thực hành của Hs. Hoạt động 4 VẬN DỤNG - Viết một đoạn văn trình bày về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí ở đới ôn hòa. Hoạt động 5 MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Đọc thêm tài liệu về vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương em V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. - Xem trước bài 19 “Môi trường hoang mạc” ? Nêu đặc điểm khí hậu hoang mạc? ? Nêu sự khác nhau về 2 hoang mạc? ? Tìm hiểu về sự thích nghi của thực vật? Tìm hiểu về sự thích nghi của động vật VI. Phụ lục. 1. Bảng kiến thức chuẩn. Biểu đồ A B C Mùa hè Gần 10OC,mưa nhiều, lượng nhỏ. 25OC, khô không mưa. < 15OC(mát mẻ),mưa ít hơn 40mm. Mùa đông - 30OC, có 9 tháng nhiêt độ dưới 0OC, < 90mm, có 9 tháng tuyết rơi mưa nhiều vào mùa hạ. 10OC(ấm áp),mưa vào mùa thu và thu đông. 5OC (ấp áp), mưa nhiều hơn 250mm. Kết luận Không thuộc khí hậu đới nóng và ôn hòa là khí hậu đới lạnh (Ôn đới vùng gần cực) Khí hậu Địa Trung Hải. Khí hậu Ôn đới hải dương. Ngày giảng: Lớp 7A1: 06/11; Lớp 7A2: 05/11 Chương III: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC Tiết 19, Bài 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Sau bài học, Hs cần: - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của hoang mạc. - Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa. - Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc. 2. Phẩm chất. - Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin. 3. Năng lực a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp. b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên. - Bản đồ các môi trường địa lí. 2. Học sinh. - SGK, tập bản đồ. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác. 2. Kĩ thuật Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Hoạt động 1 KHỞI ĐỘNG - GV cho hs quan sát tranh về hoang mạc. - Hs mô tả quang cảnh trong ảnh.Nhận xét. ? Vì sao lại có cảnh hoang mạc đặc trưng như vậy? HS trả lời-> Gv dẫn dắt vào bài mới Hoạt động 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm Hoạt động 1: (Cá nhân/nhóm, 25 phút) - Gv yêu cầu Hs nhắc lại kiến thức cũ lớp 6: ? Các nhân tố ảnh hưởng tới khí hậu? ? Đặc điểm khí hậu nhiệt đới? - Gv treo bản đồ “Các môi trường địa lí” cho Hs Q. sát kết hợp với H 19.1 SGK ? Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu? Vì sao ? - Gv yêu cầu Hs lên xác định vị trí một số 1. Đặc điểm của môi trường hoang mạc. - Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- hoang mạc trên bản đồ. ? Dựa vào bản đồ cho biết các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển hoang mạc? - Gv kết luận: Châu lục nào có đủ các nhân tố trên đểu hình thành hoang mạc. - Gv cho Hs Q.sát 2 biểu đồ H 19.2; H 19.3 SGK/62 và chỉ vị trí của chúng trên H 19.1 sau đó đặt câu hỏi: ? Cho biết 2 biểu đồ trên có điểm gì khác so với các biểu đồ đã học? Gv chia 2 nhóm thảo luận theo nội dung: + Nhóm 1: Nêu nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của hoang mạc Xahara (H 19.2 Binma - Nigiê) và hoang mạc Gôbi (H 19.3 ĐalanGiđagat - Mông Cổ) + Nhóm 2: Tìm sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa? - Gv lưu ý Hs đến đường đỏ ở vạch 00C để có thể thấy được sự khác nhau giữa 2 loại hoang mạc. - Đại diện nhóm báo cáo. - Gv chuẩn xác kiến thức: ❖ Hoang mạc đới nóng(190B): + Mùa đông nhiệt độ 160C,không mưa. + Mùa hè 400C, mưa rất ít 21mm (Biên độ nhiệt 240C)  Biên độ nhiệt cao, mùa đông ấm, hè nóng, mưa ít. ❖ Hoang mạc đới ôn hòa (430B). + Mùa đông nhiệt độ -280C, mưa rất nhỏ. + Mùa hè 160C, mưa 125mm (Biên độ nhiệt 440C)  Biên độ nhiệt rất cao, mùa hè không nóng, đông rất lạnh, mưa ít ổn định. ? Từ nhận xét trên, nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc? (K,G) - Giữa trưa có thể lên 400C nhưng ban đêm lại hạ xuống 00C. ? Nêu sự khác nhau về 2 hoang mạc ? + Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt năm rất cao nhưng có mùa đông ấm áp (Trên 100C) và mùa hạ rất nóng (Trên 360C). + Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt năm rất cao nhưng có mùa hạ không quá nóng (Khoảng 200C), mùa đông rất lạnh (-240C). Âu. - Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn. - Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị hoặc ở sâu trong lục địa. - Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng. - Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh. - Gv diễn giảng: Tuy mùa đông rất lạnh nhưng do không khí khô khan nên rất hiếm khi có tuyết rơi và lượng mưa tuy ít nhưng ổn định không biến động nhiều giữa các năm như ở hoang mạc đới nóng. - Gv chuyển ý: Với đặc điểm khí hậu khắc nghiệt như vậy, động thực vật ở đây thích nghi ra sao chúng ta tím hiểu ở phần 2. Hoạt động 2: (Nhóm, 17 phút) - Gx hướng dẫn Hs Q. sát 2 ảnh 19.4, 19.5 SGK/62 ? Hãy mô tả quang cảnh của 2 hoang mạc? (+ Hoang mạc Xahara nhìn như 1 biển cát mênh mông (Từ Đông sang Tây: 4500km, từ Bắc vào Nam: 1800km) với những đụn cát di động. Một số nơi là ốc đảo với các cây chà là có dáng như cây dừa. + Hoang mạc Aridôma ở Bắc Mĩ là vùng sỏi đá với các bụi cây gai và các cây xương rồng nến khổng lồ cao đến 5m , mọc rãi rác). - Gv yêu cầu Hs nhắc lại đặc điểm của khí hậu hoang mạc. - Gv chia nhóm Hs thảo luận: + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về sự thích nghi của thực vật. + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về sự thích nghi của động vật. - Sau đó gọi đại diện nhóm lên trình bày ➔ nhóm khác bổ sung. - Gv bổ sung và kết luận: Các loài thực vật và động vật của hoang mạc có 2 cách thích nghi 2. Sự thích nghi của thực động vật với môi trường sống. - Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể + Tự hạn chế sự mất hơi nước. +Tăng cường dự trữ chất dinh dưỡng và nước trong cơ thể. Hoạt động 3 LUYỆN TẬP ? Nêu đặc điểm của khí hậu hoang mạc? ? Sự khác nhau của hoang mạc nhiệt đới và ôn đới? Hoạt động 4 VẬN DỤNG ? Những loài TV, ĐV có thể trồng và sinh sống ở nước ta được không? Vì sao? Hoạt động 5 MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Hãy kể tên một số loài TV hay ĐV ở hoang mạc có thể tồn tại được ở nước ta. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị bài 20 “Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc” - Trả lời câu hỏi sau: ? Hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc là gì? ? Cho biết nguyên nhân hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp khắc phục?

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_17_18_19_truong_thcs_muong_mit.pdf