I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Đặc điểm thiên nhiên Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ: khí hậu, địa hình, khoáng sản.
- Đặc điểm dân cư của Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ.
- Đặc điểm kinh tế Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực chung : Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp.
b. Năng lực đặc thù:
Sử dụng bản đồ, biểu đồ; NL sử dụng số liệu thống kê, NL sử dụng hình ảnh, vẽ biểu
đồ hình tròn, hình cột.
3. Phẩm chất.
- Yêu nước:
+ Bồi dưỡng tình yêu môn Địa lí
- Chăm chỉ: Có ý thức tìm hiểu và đọc tài liệu liên quan đến Châu Mĩ, có ý thức vươn
lên để đạt kết quả cao trong học tập.
- Trách nhiệm
+ Có ý thức hoàn thiện các yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
+ Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ thiên nhiên châu Mĩ; hình ảnh rừng A ma dôn
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
7 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 127 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 49+50 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 7A- 09/03/2021
TÊN BÀI DẠY: BÀI TẬP CHÂU MĨ
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)- Tiết 49
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Đặc điểm thiên nhiên Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ: khí hậu, địa hình, khoáng sản.
- Đặc điểm dân cư của Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ.
- Đặc điểm kinh tế Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực chung : Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp...
b. Năng lực đặc thù:
Sử dụng bản đồ, biểu đồ; NL sử dụng số liệu thống kê, NL sử dụng hình ảnh, vẽ biểu
đồ hình tròn, hình cột...
3. Phẩm chất.
- Yêu nước:
+ Bồi dưỡng tình yêu môn Địa lí
- Chăm chỉ: Có ý thức tìm hiểu và đọc tài liệu liên quan đến Châu Mĩ, có ý thức vươn
lên để đạt kết quả cao trong học tập.
- Trách nhiệm
+ Có ý thức hoàn thiện các yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
+ Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ thiên nhiên châu Mĩ; hình ảnh rừng A ma dôn
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
- Giáo viên chiếu các hình ảnh về Châu Mĩ
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi của giáo viên
- Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài, nêu mục đích của tiết làm bài tập
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Các đặc điểm khu vực Châu Mĩ
a. Mục tiêu: Củng cố lại những đặc điểm khu vực Châu Mĩ
b. Nội dung: Thiên nhiên; khí hậu; địa hình; dân cư, kinh tế
c. Sản phẩm của học sinh: Phiếu học tập
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên nêu vấn đề và tổ chức thảo luận nhóm lớn
? Hoàn thiện các thông tin trong phiếu học tập
Khu vực Châu Mĩ
Thiên nhiên, địa
hình
Khí hậu Dân cư Kinh tế
- Học sinh thảo luận và hoàn thiện vào phiếu học tập
- Giáo viên quan sát và đôn đốc học sinh làm bài
- Học sinh báo cáo kết quả
- Học sinh đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên nhận xét kết quả và chốt
3. Hoạt động 3: Luyện tập+ Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn cho học sinh
b. Nội dung: Vẽ biểu đồ
c. Sản phẩm của học sinh: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên giao bài tập cho học sinh
Cho bảng số liệu: Cơ cấu kinh tế của Hoa Kì năm 2001 (Đơn vị: %)
Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
100,0 2,0 26,0 72,0
Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của nước Hoa Kì năm 2001.
- Học sinh làm việc cá nhân hoàn thiện bài tập
- Giáo viên quan sát và hướng dẫn học sinh các vẽ, thể hiện biểu đồ
- Học sinh vẽ lại trên bảng
- Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét
- Dự kiến sản phẩm
+ Vẽ đúng biểu đồ hình tròn, khoa học, thẩm mĩ.
+ Có biểu diễn: số liệu, kí hiệu, chú giải.
+ Tên biểu đồ: Cơ cấu kinh tế của Hoa Kì năm 2001.
Ngày giảng: 7A- 12/03/2021
TÊN BÀI DẠY: CHÂU NAM CỰC
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)- Tiết 50
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi của châu Nam Cực.
- Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực.
- Giải thích được các đặc điểm tự nhiên của Châu Nam Cực.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao
nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Sử dụng bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.
+ Phân tích biểu đồ khí hậu, lát cắt địa hình lục địa Nam Cực để hiểu và trình bày đặc
điểm khí hậu, địa hình của châu Nam Cực.
- Nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của
châu Nam Cực
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: ứng phó với biến đổi khí hậu
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ tự nhiên Châu Nam Cực.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, phổ biến trò chơi “Nhìn hình đoán tên”: Dựa
vào các hình ảnh của GV đưa ra, HS sẽ đưa ra tên chủ đề cho các hình ảnh ấy, sau đó
giải thích lí do đưa ra tên đó.
BĂNG TAN (BĂNG TRÔI) CHIM CÁNH CỤT
NÚI BĂNG DỰNG LỀU TRÊN TUYẾT
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài. Theo các em thì những hình ảnh trên thuộc châu lục
nào? (Châu Nam Cực). Vậy để tìm hiểu về các đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực
và giải thích được lí do tại sao ở đây lại có lớp băng dày đến vậy thì các em sẽ đi vào
bài học này.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên châu Nam Cực (25 phút)
a) Mục đích:
- Xác định vị trí địa lí giới hạn, phạm vi của châu Nam Cực
- Trình bày và giải thích được đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực
- Phân tích biểu đồ khí hậu của hai địa điểm ở châu Nam cực, lát cắt địa hình lục địa
Nam Cực.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 140, 141 kết hợp quan sát hình 47.1,
47.2, 47.3 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
❖ Nội dung chính
a. Vị trí:
- Gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
- Nằm gần trọn vẹn trong vòng cực Nam. Tiếp giáp: ĐTD, TBD, AĐD
- Diện tích:14.1 triệu km2
b. Khí hậu:
- Rất giá lạnh, là “cực lạnh” của thế giới.
- Nhiệt độ quanh năm < 00 C, thấp nhất -94,50 C.
- Là nơi có gió bão nhiều nhất Thế Giới. Tốc độ gió thường > 60km/giờ.
- Nguyên nhân:
+ Do vị trí gần trọn vẹn trong vòng cực Nam, nằm trên lục địa.
+ Địa hình cao, ít chịu ảnh hưởng của biển.
+ Thuộc vùng khí áp cao.
c. Địa hình:
- Là một cao nguyên băng khổng lồ. Cao trung bình trên 2000m, có nơi đạt từ 3000 –
4000m.
d. Sinh vật:
- Thực vật: không có.
- Động vật: có khả năng chịu rét giỏi (Chim cánh cụt, Hải cẩu, Cá voi xanh)
e. Khoáng sản: Giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm.
Sau đó, GV cho HS đóng vai là những nhà thám hiểm, đi khám phá châu Nam Cực,
sau khi trở về thì có 1 buổi giới thiệu, trình bày về những gì đã thấy và trải nghiệm ở
châu Nam Cực, những trải nghiệm này được phác thảo trên giấy A3 (HS tự sáng tạo
hình thức: Vẽ, poster, mindmap,). Yêu cầu trình bày được các nội dung sau:
+ Về vị trí, ảnh hưởng của vị trí
+ Về diện tích
+ Về khí hậu: nhiệt độ, gió,
+ Bề mặt lục địa (địa hình)
+ Thực vật, động vật
+ Khoáng sản
+ Những lưu ý, dụng cụ cần chuẩn bị khi đến một vùng có khí hậu lạnh.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát nhắc nhở và ổn định lớp.
- Bước 3: Hết thời gian, các nhóm dán sản phẩm lên bảng. GV gọi 1,2 nhóm lên trình
bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV đặt câucho HS nêu những hiểu biết của em về băng tan ở châu Nam Cực.
+ Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp?
Bước 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực (10
phút)
a) Mục đích:
- HS trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực.
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 142, 143 kết hợp quan sát hình 47.4 để
trả lời các câu hỏi của giáo viên.
❖ Nội dung chính
2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực.
- Được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất.
- Hiện nay Châu Nam Cực là châu lục duy nhất không có người cư trú thường xuyên.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: GV chiếu 1 đoạn phim về cuộc sống của các nhà khoa học ở châu Nam
Cực
+ Con người phát hiện Châu Nam Cực khi nào?
+ Việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ từ năm nào?
+ Những quốc gia nào đã đặt trạm nghiên cứu tại đây?
+ Hiệp ước Nam Cực được kí vào năm nào? Mục đích của hiệp ước?
+ Dân cư Châu Nam Cực như thế nào?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát.
- Bước 3: GV gọi 5 cặp thực hiện nhanh nhất, mỗi cặp trả lời 1 câu.
- Bước 4: GV nhận xét, cung cấp thêm thông tin về trạm nghiên cứu ở Châu Nam
Cực và con người ở đây từ đó giáo dục dục tinh thần dũng cảm, không ngại nguy
hiểm, khó khăn trong nghiên cứu, thám hiểm địa lí.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Câu 1: Vị trí của châu Nam Cực.
A. Được bao bọc bởi ba đại dương thế giới.
B. Nằm từ vòng cực đến cực Nam của Trái Đất.
C. Nằm gần Châu Phi.
D. Đáp án A, B đúng.
Câu 2: Diện tích của châu Nam Cực là:
A. 10 triệu km2.
B. 12 triệu km2.
C. 14,1 triệu km2.
D. 15 triệu km2.
Câu 3: Loài sinh vật nào là biểu tượng đặc trưng của vùng Nam Cực?
A. Hải cẩu B. Chim cánh cụt
B. Cá voi xanh D. Hải Báo.
Câu 4: Đặc điểm tự nhiên nào dưới đây không đúng với châu Nam Cực?
A. Gió bão hoạt động thường xuyên.
B. Quanh năm luôn thấy mặt Trời
C. Nhiệt độ quanh năm dưới -10 độ C
D. Là miền cực băng của Trái Đất.
Câu 5: Trong 6 châu lục, châu Nam Cực là châu lục đứng thứ mấy về diện tích?
A. Thứ 3. B. Thứ 4. C. Thứ 5. D. Thứ 6.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_tiet_4950_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs.pdf