I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Các hiện tượng và đặc điểm tự nhiên của châu lục ở cực Nam của Trái Đất.
- Một số nét đặc trưng về quá trình khám phá và nghiên cứu châu Nam cực.
2. Kỹ năng:
- Đọc bản đồ địa lí các vùng đia cực
3. Thái độ:
- Yêu mến môn học
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí, giải thích hiện tượng tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bản đồ tự nhiên châu Nam Cực.
Tranh ảnh về châu Nam cực.
HS: Đọc trước bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Cá nhân, cặp, vấn đáp,
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Không kiểm tra
3. Bài mới:
HĐ 1: khởi động: Châu Nam cực được mệnh danh là "Cực Lạnh" hay "Hoang mạc lạnh", "Cực Gió", và còn có nhiều hiện tượng Địa lí kì thú xảy ra tại đây. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu những điều này trong bài học hôm nay.
9 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 49, 50, 51 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/5/2020
Ngày giảng: 7A5: ....../5; 7A6: ...../5; 7A7:......./5
Chương VIII: CHÂU NAM CỰC
Tiết 49 - Bài 47: CHÂU NAM CỰC - CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Các hiện tượng và đặc điểm tự nhiên của châu lục ở cực Nam của Trái Đất.
- Một số nét đặc trưng về quá trình khám phá và nghiên cứu châu Nam cực.
2. Kỹ năng:
- Đọc bản đồ địa lí các vùng đia cực
3. Thái độ:
- Yêu mến môn học
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí, giải thích hiện tượng tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bản đồ tự nhiên châu Nam Cực.
Tranh ảnh về châu Nam cực.
HS: Đọc trước bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Cá nhân, cặp, vấn đáp,
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Không kiểm tra
3. Bài mới:
HĐ 1: khởi động: Châu Nam cực được mệnh danh là "Cực Lạnh" hay "Hoang mạc lạnh", "Cực Gió", và còn có nhiều hiện tượng Địa lí kì thú xảy ra tại đây. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu những điều này trong bài học hôm nay.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
HĐ1: (Cặp - 35’)
Quan sát 47.1
? Hãy xác định vị trí địa lí của châu Nam cực trên bản đồ? Tiếp giáp những đại dương nào?
- HS báo cáo chỉ ra trên bản đồ
- Trung tâm là lục địa Nam cực
- Bao bọc xung quanh là phía nam của 3 đại dương lớn: ĐTD, TBD, AĐD.
? Dựa thông tin sgk/140, hãy cho biết:
Châu Nam cực gồm có những bộ phận nào? Diện tích là bao nhiêu?
CY: Vị trí địa lí đó có ảnh hưởng gì đến khí hậu của châu Nam cực?
- GV cho hs hoạt động theo cặp dựa H47.2 (sgk/141)
1. Thảo luận điền kết quả vào phiếu học tập số 1:
Đặc điểm T0
Trạm 1
Trạm 2
Cao nhất
Thấp ,,
Biên độ
T1: - 10
T9: - 42
32
T1: - 40
T10: - 72
32
Kết luận về chế độ nhiệt
T0 quanh năm thấp < -100C. Biên độ nhiệt lớn
T0 quanh năm thấp <- 400C Biên độ nhiệt lớn
2. Qua kết quả phân tích 2 biểu đồ + Thông tin 2 dòng tiếp theo dưới H47.2 hãy: Giải thích tại sao Châu Nam cực lại được coi là "Cực lạnh" hay "Hoang mạc lạnh".
- HS báo cáo: Đại diện nhóm báo cáo
- HS nhóm khác nhận xét bổ xung.
- GV chuẩn kiến thức
CY: Ngoài được coi là "Cực lạnh" châu Nam Cực còn có những đặc điểm tự nhiên nào khác với các châu lục mà chúng ta đã học.
- T0 thấp nhất vào năm 1997: - 94,50C
Dựa thông tin sgk hãy cho biết:
? Giải thích tại sao châu Nam cực lại được coi là "Cực gió"?
? Cho biết đặc điểm bề mặt địa hình châu Nam cực có gì khác so với các châu lục đã học?
? Nếu lớp băng ở châu Nam cực tan ra thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự sống trên Trái Đất?
? Kể tên các loài động, thực vật điển hình của châu Nam cực?
? Tại sao châu Nam cực là hoang mạc lạnh nhưng ở ven bờ lục địa và các đảo ven bờ động thực vật lại khá phong phú.
? Châu Nam cực có những khoáng sản gì?
- HS đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV chuẩn kiến thức.
HĐ2: (Cá nhân - 5’)
GV giới thiệu vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực
I. Khí hậu:
1. Vị trí:
- Gồm :
+ Phần lục địa Nam cực
+ Các đảo ven bờ lục địa.
- S : 14,1 triệu km2
- Có các đại dương bao quanh
2. Khí hậu:
- Là châu lục lạnh nhất thế giới:
+ T0 quanh năm luôn < - 100C.
+ Quanh năm băng tuyết bao phủ
=>"Cực lạnh"
* Các đặc điểm tự nhiên khác:
- Gió: Thổi rất mạnh, với vận tốc > 60 km/h. Là nơi nhiều gió bão nhất thế giới => "Cực gió"
- Địa hình: Là 1 cao nguyên băng khổng lồ, với độ cao TB > 3000m. Các khiên băng luôn di chuyển => Khối núi băng trôi.
- Sinh vật:
+ Thực vật không có
+ Động vật: Khá phong phú (chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, các loại tôm cá..
- Khoáng sản: Nhiều loại (than, sắt, đồng, chì, vàng, dầu mỏ, khí đốt.)
II. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam cực.
HĐ 3: Luyện tập
- Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật của châu Nam cực?
HĐ 4: Vận dụng:
Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết Tại sao châu Nam cực là 1 hoang mạc lạnh mà vùng ven biển và trên các đảo lại có nhiều chim và động vật sinh sống?
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
GV hướng dẫn hs về nhà thực hiện nội dung sau: Dựa vào mục 2 Hãy tóm tắt vài nét về lcịh sử khám phá nghiên cứu Châu Nam Cực?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Làm bài tập bản đồ thực hành bài 47. Đọc trước bài 48: Châu Đại dương.
Ngày soạn: 25/5/2020
Ngày giảng: 7A5: ....../5; 7A6: ...../5; 7A7:......./5
Chương IX: CHÂU ĐẠI DƯƠNG
Tiết 50 - Bài 48: THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn châu Đại Dương gồm: Lục địa Ôxtrây-li-a và 4 quần đảo lớn: Mê-crô-nê-di, Pô-li-nê-di,Mê-la-nê-di, Nui-di-len.
- Trình bày và giải thích được đặc điểm tự nhiên của lục địa Ôxtrây-li-a và các đảo và quần đảo.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương.
- Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở một số trạm.
3. Thái độ.
Yêu mến môn học
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí, giải thích hiện tượng tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ.
GV: Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương
Tranh ảnh về châu Đại Dương
HS: Nghiên cứu trước bài.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Cá nhân, cặp, vấn đáp, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
? Xác định vị trí châu Nam cực trên bản đồ? Cho biết châu Nam cực có những đặc điểm tự nhiên nào nổi bật?
? Tại sao châu Nam cực được coi là hoang mạc lạnh mà những vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có nhiều chim và động vật sinh sống?
3. Bài mới:
HĐ 1: khởi động:Châu Đại Dương nằm giữa TBD mênh mông, là ĐD lớn nhất thế giới nhưng không thanh bình như tên gọi, nơi đây thường xuyên có những cơn bão nhiệt đới và những trận cuồng phong dữ dội.
Châu ĐD có tổng diện tích là bao nhiêu bao gồm có những bộ phận nào? Thiên nhiên có những đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
HĐ1:(Cá nhân/cặp bàn – 15’)
Dựa lược đồ H48.1
? Hãy xác định vị trí của châu Đại Dương trên bản đồ?
- HS lên chỉ trên bản đồ
? Vị trí địa lí của châu Đại Dương có ảnh hưởng gì tới khí hậu?
? Châu Đại Dương bao gồm có những bộ phận nào? Chỉ rõ trên bản đồ?
Dựa lược đồ H48.1 xác định
? Đặc điểm nổi bật của địa hình lục địa Ôxtrây-li-a?
? Vị trí của các nhóm đảo lớn? Các đảo lớn đại diện cho các nhóm đảo.
HĐ2: (Nhóm – 25)
- GV yêu cầu hs hoạt động theo nhóm
? Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở 2 trạm Gu-am và Nu-mê-a điền bảng sau:
Đặc điểm
Gu-am
Nu-mê-a
T0 cao nhất
T0 thấp nhất
Biên độ nhiệt
Lmưa TB
Mùa mưa
T6: 280C
T1: 260C
20C
Lớn
T5 -> T12
T2: 260C
T7: 220C
40C
ít hơn
T1 -> T5
Kết luận KH
Nóng, ẩm,
đối điều
Tương
hòa
? Rút ra đặc điểm chung của khí hậu các đảo châu Đại Dương.
? Tại sao các đảo châu Đại Dương lại được coi là "Thiên đàng xanh"?
+ Mưa nhiều => cảnh sắc thiên nhiên xanh mát, rừng dừa phát triển mạnh.
? Nêu đặc điểm khí hậu lục địa Ôxtrây-li-a? Giải thích tại sao?
? Khí hậu đó đã ảnh hưởng gì tới sự phát triển của động , thực vật ?
? Em có hiểu biết gì về những loài thực, động vật ở đây?
- HS đại diện các nhóm báo cáo -> nhóm khác nhận xét bổ xung.
- GV chuẩn kiến thức:
+ Nằm 2 bên đường chí tuyến nam nơi ít có điều kiện sinh mưa, phía tây có dòng biển lạnh chảy qua, đồng thời địa hình lại thấp ở giữa ảnh hưởng của biển rất ít => Khí hậu khô hạn hình thành hoang mạc.
+ Cang-gu-ru: theo tiếng thổ dân có nghĩa là "Không biết".
I. Vị trí địa lí, địa hình
1. Vị trí địa lí:
- Nằm giữa TBD: là nơi thường xuyên có những cơn bão nhiệt đới và những trận cuồng phong dữ dội tàn phá.
- Nằm ở vành đai lửa TBD, nơi có nhiều động đất, núi lửa, kèm theo những đợt sóng thần.
- Gồm: Lục địa Ôxtrây-li-a và 4 quần đảo lớn thuộc TBD
2. Địa hình :
- Lục địa Ôxtrây-li-a: Phần lớn diện tích là núi và cao nguyên
- Địa hình các đảo:
+ Đảo Mê-la-nê-di, Micrô-nê-di, Pô-li-nê-di, Niu-di-len
II. Khí hậu, thực vật và động vật:
1. Các đảo:
- Khí hậu điều hòa, nóng ẩm , mưa nhiều và có bão nhiệt đới.
- Thực vật: Rừng xích đạo xanh quanh năm, rừng mưa nhiệt đới và rừng dừa => "Thiên đàng xanh" giữa TBD.
- Riêng quần đảo Niu-di-len có khí hậu ôn đới.
2. Lục địa Ôxtrây-li-a:
- Đại bộ phận lục địa Ôxtrây-li-a có khí hậu khô hạn.
- Phần lớn diện tích là hoang mạc
- Là nơi bảo tồn những động thực vật đôc đáo:
+ Thực vật: Có tới 600 loài bạch đàn khác nhau. Từ cây bụi -> cây khổng lồ.
+ Động vật: Khá độc đáo như thú có túi, cáo mỏ vịt
HĐ 3: Luyện tập
- Xác định vị trí châu Đại Dương: Vị trí lục địa Ôxtrây-li-a và 4 quần đảo lớn?
HĐ 4: Vận dụng:
Dựa vào kiến thức đã học em hãy khoanh tròn vào ý em cho là đúng:
1) Lục địa Ôxtrây-li-a nổi tiếng với:
a) Các loài thú có túi và 600 loài bạch đàn.
b) Động thực vật phong phú đa dạng
c) Phần lớn diện tích là hoang mạc
d) Tất cả các đặc điểm trên
2) Các đảo châu Đại Dương có khí hậu:
a) Nhiệt đới, điều hòa, nóng ẩm , mưa nhiều c) Xích đạo ẩm
b) Ôn đới hải dương d) Hoang mạc chí tuyến
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
GV hướng dẫn hs về nhà thực hiện nội dung sau, tiết sau báo cáo kết quả.
- Tên gọi “châu Đại Dương” cho em hình dung đặc điểm thiên nhiên tiêu biểu gì của châu lục này?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Về nhà học bài và nghiên cứu bài 49 : Dân cư và kinh tế châu Đại Dương.
- Sưu tầm tranh ảnh tư liệu liên quan đến dân cư kinh tế châu đại dương.
Ngày soạn: 27/5/2020
Ngày giảng: 7A5: ....../5; 7A6: ...../5; 7A7:......./5
Tiết 51 - Bài 49: DÂN CƯ VÀ KINH TẾ CHÂU ĐẠI DƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Trình bày đặc điểm dân cư và sự phát triển kinh tế - xã hội của châu Đaị Dương, đặc biệt của Ôxtrây-li-a và Niu-di-len
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa các điều kiện tự nhiên với sự phân bố dân cư, sự phát triển và phân bố sx công - nông nghiệp.
2. Kỹ năng:
- Đọc và phân tích , nhận xét nội dung các lược đồ, số liệu.
3. Thái độ.
Yêu mến môn học
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bản đồ kinh tế châu Đại Dương
Bảng số liệu sgk – trang 147, 148
HS: Nghiên cứu bài
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Cá nhân, vấn đáp, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
? Nêu đặc điểm tự nhiên nổi bật của các đảo và lục địa Ôxtrây-li-a của châu Đại Dương?
? Tại sao các đảo châu Đại Dương lại được coi là "thiên đàng xanh" của TBD?
3. Bài mới:
HĐ 1: khởi động: Châu Đại Dương là châu lục thưa dân nhưng có tỉ lệ đô thị cao. Trình độ phát triển kinh tế giữa các nước rất chênh lệch. Gv dẫn dắt vào bài.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
HĐ1: (Nhóm – 20’)
Dựa vào thông tin sgk + Bảng số liệu
? Hãy điền tiếp các kiến thức vào bảng sau
- Nhóm 1: Phân bố dân cư
- Nhóm 2 Đặc điểm dân thành thị
- Nhóm 3: Thành phần dân cư
I. Dân cư châu Đại Dương:
Phân bố dân cư
Dân thành thị
Thành phần dân cư
Dân bản địa
Dân nhập cư
- Số dân: 31 triệu
- Mật độ: 3,6 người/ km2
- Phân bố không đều: Tập trung đông ở phía đông và đông nam Ôxtrây-li-a, Niu-di-len. Thưa thớt trên các đảo.
- Tỉ lệ dân thành thị cao TB 69%
+ Cao nhất ở Ôxtrây-li-a và Niu-di-len.
- Chiếm 20.
- Gồm người:
Pô-li-nê-diêng, Mê-la-nê-diêng và Ô-xtra-lô-it.
- Chiếm 80%
- Gồm : Chủ yếu là con cháu người gốc Âu và 1 số người nhập cư gốc á.
? Qua bảng kết quả em có nhận xét gì về đặc điểm dân cư châu Đại Dương?
- GV: Châu Đại Dương hiện nay còn 1 số đảo là thuộc chủ quyền của các quốc gia ở các châu lục khác: Quần đảo Ha-oai là bang thứ 51 của Hoa Kì, 1 số dảo của Anh, Pháp, Chi Lê
HĐ2: (Nhóm – 15)
Dựa bảng thống kê sgk/148. Hãy nhận xét trình độ phát triển kinh tế của 1 số quốc gia ở châu Đại Dương?
? Dựa thông tin sgk + H49.3 hãy điền tiếp kiến thức vào bảng sau:
- Nhóm 1: Ôxtrây-li-a và Niu-di-len
- Nhóm 2: Các quốc đảo
- Dân số ít, mật độ dân số thấp nhất thế giới, tỉ lệ dân thành thị khá cao, chủ yếu là dân nhập cư.
II. Kinh tế:
- Phát triển không đều:
+ Phát triển nhất là Ôxtrây-li-a và Niu-di-len.
+ Các quốc đảo khác: Là những nước đang phát triển. Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.
Các ngành kinh tế
Ôxtrây-li-a và Niu-di-len
Các quốc đảo
Công nghiệp
Đa dạng gồm: khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử, chế biến thực phẩmrất phát triển
Khai thác khoáng sản để xk, chế biến thực phẩm là ngành phát triển nhất.
Nông nghiệp
Nổi tiếng về sx và xk lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa
- Trồng cây công nghiệp (dừa, ca cao, cà phê,..) và cây ăn quả để xk.
- Khai thác hải sản, gỗ xk
Dịch vụ
Chiếm tỉ trọng cao
Du lịch giữ vai trò quan trọng đối nhiều nước.
HĐ 3: Luyện tập
Khoanh tròn vào ý em cho là đúng:
1) Dân cư châu Đại Dương có những đặc điểm sau:
a) Mật độ dân số thấp nhất thế giới
b) Tỉ lệ dân thành thị cao
c) Chủ yếu là dân nhập cư
d) Phân bố không đều
e) Tất cả các ý trên.
HĐ 4: Vận dụng:
Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết sự khác biệt về kinh tế của Ôxtrâylia và Niudilân với các quần đảo con lại?
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
GV hướng dẫn hs về nhà thực hiện nội dung sau:
Kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các quần dảo.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
Học bài và ngiên cứu trước bài thực hành : Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của
Ôxtrây-li-a.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_tiet_49_50_51_nam_hoc_2019_2020_truong.docx