Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 1 đến 50 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

Tiết 42 - Bài 41,42

THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi của khu vực Trung và Nam Mĩ.

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của eo

đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti, lục địa Nam Mĩ.

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu và thiên nhiên của

Trung và Nam Mĩ.

2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất:

- Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm

3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:

a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử

dụng ngôn ngữ

b) Năng lực đặc thù: Nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức và

kĩ năng đã học vào thực tiễn.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Lược đồ châu Mĩ

2. HS: Đọc trước bài 41

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Dạy học nhóm, trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập thực hành

2. Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra sự chuẩn bài của HS

3. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

GV Đặt câu hỏi: Em hiểu gì về tự nhiên ở Nam Mĩ? Mỗi hs tự giới thiệu 1

câu GV nhận xét, giới thiệu bài

pdf28 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 86 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 1 đến 50 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 06/05/2020 TIẾT 1: ÔN TẬP CHÂU MĨ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu khu vực Bắc Mĩ. - Một số đặc điểm cơ bản của kinh tế Bắc Mĩ. - Đặc điểm địa hình của khu vực Bắc Mĩ. 2. Kỹ năng: Kĩ năng quan sát biểu đồ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án. 2. Học sinh: Học thuộc bài. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới (GTB): * Hoạt động 1: GV yêu cầu học sinh khái quát lại nội dung bài: - HS khái quát lại nội dung bài. - GV chốt lại bài. * Hoạt động 2: GV đưa ra câu hỏi: - GV hướng dẫn học sinh học theo câu hỏi sau: - HS học. - GV kiểm tra viết, vấn đáp. Câu 1: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ? Cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến. a) Hệ thống Coocđie ở phía tây - Cao, đồ sộ, hiểm trở. - Chạy dọc bờ phía tây của lục địa, kéo dài 9000km, cao trung bình 3000m- 4000m. - Gồm nhiều dãy chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. - Có nhiều khoáng sản: đồng, vàng. b) Miền đồng bằng ở giữa - Rộng lớn, cao ở phía bắc và tây bắc, tháp dần về phía nam và đông nam. - Địa hình dạng lòng máng nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa. c) Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông - Sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo, dãy A-pa-lát chạy theo hướng đông bắc-tây nam. - A-pa-lat tương đối thấp, chứa nhiều than, sắt. Câu 2: Trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc mĩ. Giải thích sự phân hóa đó? - Theo chiều Bắc – Nam, Bắc Mĩ có 3 đới khí hậu khác nhau: hàn đới, nhiệt đới và ôn đới. - Theo chiều Tây – Đông, lấy kinh tuyến 1000 Tây làm ranh giới: phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới cón có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt ven vịnh Mê-hi-cô. => Nguyên nhân: + Do Bắc Mĩ trải dài trên nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 150B nên đã tạo ra sự phân hóa Bắc – Nam. + Do địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo nên sự phân hóa đông – tây. Hệ thống cooc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc – nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc-đi-e có lượng mưa ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao. Câu 3: Những điều kiện nào đã làm nền nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển đến trình độ cao? * Những nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Canađa phát triển đạt trình độ cao: - Điều kiện tự nhiên thuận lợi: diện tích đất nông nghiệp lớn, khí hậu đa dạng - Có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến: áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đặc biệt tuyển chọn và lai tạo giống cây trồng và vật nuôi thích nghi với điều kiện sống, cho năng suất cao. - Cách tổ chức sản xuất nông nghiệp tiên tiến, chuyên môn hoá cao . . . IV. Kiểm tra – đánh giá: - GV hệ thống lại kiến thức. - GV yêu cầu học sinh nhắc lại bài. V. Hoạt động nối tiếp: - Học bài cũ. - Chuẩn bị tiết 42 – Bài 41,42 ....................................................................................... Ngày dạy: 08/05/2020 Tiết 42 - Bài 41,42 THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi của khu vực Trung và Nam Mĩ. - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti, lục địa Nam Mĩ. - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu và thiên nhiên của Trung và Nam Mĩ. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ b) Năng lực đặc thù: Nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Lược đồ châu Mĩ 2. HS: Đọc trước bài 41 III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Dạy học nhóm, trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bài của HS 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động GV Đặt câu hỏi: Em hiểu gì về tự nhiên ở Nam Mĩ? Mỗi hs tự giới thiệu 1 câu GV nhận xét, giới thiệu bài. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới: HĐ của GV và HS Nội dung * HĐ1. Khái quát tự nhiên: - GV treo lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ, hướng dẫn HS quan sát, xác định vị trí Trung và Nam Mĩ? - HS. Giới hạn từ 330 B-> 600 N_khoảng 10.000km; và 350 T-> 1170 T. ? Diện tích Trung và Nam Mĩ? ? Khu vực Trung và Nam Mĩ giáp các 1. Khái quát tự nhiên: - S = 20,5 triệu km2 biển và đại dương nào? ? Nhận xét về đặc điểm vị trí và lãnh thổ khu vực Nam Mĩ? - Quan sát lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ, cho biết: ? Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nào? Có gió gì hoạt động thường xuyên? Hướng gió? ? Đặc điểm địa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti? ? So sánh sự khác nhau về lượng mưa giữa phía đông và phía tây eo đất Trung Mĩ ? ? Ảnh hưởng của khí hậu đến thảm thực vật ở đây như thế nào? ? Qua đó em có NX gì về sự phân hóa của địa hình, khí hậu? - HS thảo luận theo cặp, trình bày , nhận xét: ? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó? - HS: Ở các sườn phía đông và các đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô đón gió tín phong hướng ĐN từ biển vào nên mưa nhiều, rừng nhiệt đới - Phía tây chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Bê-ru, mưa ít nên phát triển xavan và rừng thưa cây bụi ? Khoáng sản chủ yếu? ? Qsat H41.1 chú ý phân tầng địa hình nêu đặc điểm các khu vực địa hình và tài nguyên ở Nam Mĩ? - Tiếp giáp với TBD, ĐTD, biển Ca-ri-bê -> Bao gồm: Eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mĩ. a) Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti: - Vị trí: Nằm trong môi trường nhiệt đới (có gió Tín phong thường xuyên thổi theo hướng Đông Nam). - Địa hình: + Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của hệ thống Coo-đi-e, có nhiều núi lửa hoạt động. + Quần đảo Ăng-ti là một vòng cung gồm vô số các đảo lớn, nhỏ quanh biển Ca-ri-bê(địa hình núi cao và đồng bằng ven biển) - Khí hậu và thực vật: + Lượng mưa: phía đông eo đất Trung Mĩ và các đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê có mưa nhiều hơn phía tây. + Thực vật vì thế cũng phong phú hơn, rừng rậm nhiệt đới phát triển. -> Có sự phân hoá theo chiều tây- đông. - Khoáng sản: Vàng, bạc, niken b) Khu vực Nam Mĩ: - Có 3 khu vực địa hình: núi, sơn nguyên, đồng bằng. - Hệ thống núi trẻ An-đet ở phía tây: Cao, đồ sộ nhất châu Mĩ Tb từ 3000-> 5000m. + Xen giữa núi là cao nguyên và thung lũng. (cao nguyên An-đét) + Khoáng sản: đồng, chì, thiếc, dầu mỏ.. ? Qua tìm hiểu bài, em thấy thiên nhiên Trung và Nam Mĩ có những đặc điểm cơ bản nào về vị trí và địa hình? * HĐ2. Sự phân hoá tự nhiên: - GV treo lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ - GV. Yêu cầu 1 HS lên xác định lại vị trí, giới hạn của khu vực Trung và Nam Mĩ. - HS lên xác định - Quan sát lược đồ khí hậu H42.1/ tr.128 SGK, cho biết: ? Trung và Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào? ? Dọc theo kinh tuyến 700T, từ bắc xuống nam, Nam Mĩ đi qua những đới khí hậu nào? Nguyên nhân? - HS: Khí hậu cận xích đạo, xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới. Do lãnh thổ trải dài theo hướng kinh tuyến từ vùng chí tuyến Bắc đến gần vòng cực Nam. ? Từ Tây sang Đông theo chí tuyến Nam, lục địa Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào? ? Nguyên nhân? - HS: Khí hậu hải dương, lục địa, núi cao, địa trung hải do vị trí gần hay xa biển ? Nhận xét về khí hậu ở Nam Mĩ? ? Nêu sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti? - HS. Khí hậu ở eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti không phân hóa phức tạp như ở Nam Mĩ do địa hình đơn giản,lãnh thổ hẹp. Khí hậu lục địa Nam Mĩ phân hóa phức tạp chủ yếu có các kiểu khí hậu thuộc đới nóng và ôn đới, vì lãnh thổ trài dài trên nhiều vĩ độ. ? Sự phân hóa các kiểu khí hậu ở Nam Mĩ - Ở giữa là đồng bằng rộng lớn: Ô-ri- nô-cô, Ama-dôn, Pam-parộng lớn. - Phía đông là các sơn nguyên: Guy-a-na, Bra-xincó nhiền sắt, than đá, thiếc → Địa hình đa dạng rộng lớn làm cho khí hậu đa dạng ,phong phú về thực vật. 2. Sự phân hoá tự nhiên: a) Khí hậu: - Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất (do đặc điểm về vị trí và địa hình...). => Khí hậu có sự phân hoá đa dạng, phức tạp theo chiều từ bắc xuống nam, từ tây sang đông và từ thấp lên cao. có mối quan hệ như thế nào với phân bố địa hình? => Mối quan hệ: Vị trí – địa hình - khí hậu. ? Dựa vào lược đồ các môi trường tự nhiên và sgk cho biết Trung và Nam Mĩ có các kiểu môi trường chính nào? ? Nêu tên các thảm thực vật trong từng kiểu môi trường đó và sự phân bố của nó? - GV nhấn mạnh sự thay đổi thiên nhiên ở miền núi Anđet hoang mạc? ? Từ đó em có nhận xét gì về thiên nhiên Trung và Nam Mĩ? - GV chốt kiến thức. b) Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên: Các kiểu môi trường Nơi phân bố Rừng xích đạo xanh quanh năm Đồng bằng Amadôn Rừng rậm nhiệt đới Phía đông eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ằng-ti. Rừng thưa và xavan Phía tây eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti Thảo nguyên Đồng bằng Pam-pa Hoang mac, bán hoang mạc Đồng bằng duyên hải phía tây của vùng Trung An-đet và cao nguyên Pa-ta-gô-ni-a Núi cao Miền núi An-đet => Thiên nhiên Trung và nam Mĩ phong phú, đa dạng. Hoạt động 3. Luyện tập: - So sánh sự giống và khác nhau giữa địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ? + Giống nhau: - Phía Tây: Có hệ thống núi - Phía Đông: Là các đồng bằng - Sự phân hóa ĐH 2 miền gần giống nhau theo chiều T + Khác nhau: - Bắc Mĩ có núi già A-pa-lát ở phía đông, còn N.Mĩ có các cao nguyên - Hệ thống Cooc-đi-e và các sơn nguyên Bắc Mĩ chiếm ½ S còn ở N.Mĩ dãy A-pa-lat cao và đồ sộ hơn chiếm 1 tỉ lệ diện tích không đáng kể. - Đồng bằng trung tâm Bắc Mĩ cao ở phía bắc, thấp dần phía nam; còn N.Mĩ là 1 chuỗi đồng bằng nối liền nhau và thấp (trừ đồng bằng Pam-pa) Hoạt động 4. Vận dụng trên lớp/ở nhà: - Liên hệ thiên nhiên của Việt Nam (Về địa hình- khí hậu) Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - GV hệ thống lại kiến thức, trả lời các CH1, 2 tr.127 SGK V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - HS học bài cũ, hoàn thiện bài tập. - Chuẩn bị bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ + Khái quát sơ lược lịch sử Trung và Nam Mĩ + Đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ + Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ như thế nào. ................................................................................. Ngày dạy: 13/05/2020 Tiết 43 - Bài 43 DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày một số đặc điểm về dân cư, xã hội trung và Nam Mĩ. - HSKG. Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về dân cư, xã hội trung và Nam Mĩ. - HS Hiểu rõ Trung và Nam Mĩ nằm trong sự kiểm soát của Hoa Kì và sự độc lập của Cu-ba. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ b) Năng lực đặc thù: Nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Lược đồ tự nhiên và khí hậu Trung và Nam Mĩ, tranh ảnh 2. HS: Đọc trước bài 42 III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, phương pháp nhóm, phân tích, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Tại sao ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì ngày càng bị giảm sút? A. Nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiệt. B. Các ngành này đòi hỏi nhiều nhân công . C. Bị cạnh tranh bở các nước đang phát triển. D. Câu B và C đều đúng. Câu 2: Các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì tập trung ở vùng nào? A. Đông Nam. B. Đông Bắc. C. Đồng bằng trung tâm. D. Duyên hải Thái Bình Dương. Câu 3: Tại sao có sự chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ hoa Kì từ phía Đông Bắc về vùng công nghiệp” Vành đai Mặt trời”? A. Các vành đai công nghiệp mới phát triển năng động. B. Các công ti xí nghiệp cần có sự liên kết. C. Vì Đông Bắc kém phát triển. D. Câu A và B đều đúng. 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động: - GVcho HS xem 1 số hình ảnh thiên nhiên Trung và Nam Mĩ, giới thiệu bài Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới: HĐ CỦA GV VÀ GV NỘI DUNG * HĐ1. Dân cư: - GV treo lược đồ dân cư và đô thị châu Mĩ và hướng dẫn HS quan sát. - HS qsát ? Hiện nay thành phần dân cư của khu vực có đặc điểm gì? ? Nền văn hóa ntn? Nguồn gốc của nền văn hóa đó? ? Dân cư tập trung đông ở đâu? ? Nơi nào dân cư thưa thớt? ? Nhận xét sự phân bố dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ? ? Giải thích nguyên nhân? - HS. Nguyên nhân phụ thuộc vào địa hình, khí hậu. ? Tình hình phân bố dân cư ở Trung và Nam Mĩ có gì khác với sự phân bố dân cư ở Bắc Mĩ? 1. Dân cư: - Phần lớn là người lai. - Có nền văn hoá Mĩ La tinh độc đáo, do sự kế hợp từ ba dòng văn hóa: Âu, Phi và Anh-điêng -> tạo điều kiện xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc. + Tập trung chủ yếu ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên. + Thưa thớt ở các vùng nằm. -> Dân cư phân bố không đều: - HS. Điểm khác biệt: + Dân cư tập trung trên núi An-đét, còn ở hệ thống Cooc-đi-e dân cư thưa thớt + Trung và Nam Mĩ dân cư thưa ở vùng đồng bằng A-ma-dôn, B.Mĩ dân tập trung ở vùng đồng bằng trung tâm. * HĐ2. Đô thị hoá: ? Quan sát H43.1/tr 132 sgk, kể tên các đô thị trên 5 triệu dân ở khu vực Trung và Nam Mĩ? Sự phân bố? - HS kể trước lớp ? Cho biết sự phân bố các đô thị từ 3 triệu người trở lên ở Trung và Nam Mĩ có gì khác với Bắc Mĩ? => HS. Khác với B.Mĩ, Quá trình đô thị hoá chưa gắn với quá trình CNH, chủ yếu là đô thị tự phát. ? Tỉ lệ dân thành thị? Nhận xét? ? Từ đó nhận xét về tốc độ đô thị hoá ở khu vực này? ? Nêu những vấn đề nảy sinh do đô thị hoá gây ra? - GV nhận xét 2. Đô thị hoá: - Xao Pao-lô, Ri-ô-đê Gia-nê-rô, Bu-ê- nốt, Ai-rét...phân bố ở ven biển. - Tỉ lệ dân thành thị chiếm 75% dân số → Tốc độ đô thị hoá nhanh nhất thế giới. - Quá trình đô thị hoá nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng. Hoạt động 3. Luyện tập: - Giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng của châu Mĩ? - Nêu đặc điểm dân cư khu vực Trung và Nam Mĩ? Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ khác với ở Bắc Mĩ như thế nào? Hoạt động 4. Vận dụng trên lớp/ở nhà: - Liên hệ với vấn đề phân bố dân cư và đô thị ở VN. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Tìm hiểu dân cư và đô thị ở Trung và Nam Mĩ - Học bài, đọc thêm phần sơ lược lịch sử. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - Chuẩn bị bài mới: “Kinh tế Trung và Nam Mĩ”, tìm hiểu các vấn đề sau : + Có mấy hình thức sở hữu trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ ? + Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruông đất ở Trung và Nam Mĩ ? + Tìm hiểu sự phân bố của các cây trồng chính ở Trung và Nam Mĩ ? Ngày dạy:15/05/2020 Tiết 44: BÀI TẬP - CHÂU MĨ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được cách vẽ được biểu đồ hình tròn, cột. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ b) Năng lực đặc thù: Nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bảng số liệu, phụ, Bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế châu Mĩ. 2. HS: Ôn tập các nội dung trong chương Châu Mĩ. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Xác định bản đồ, phân tích, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 15 phút - Phụ lục: 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động GV cho HS chơi trò chơi Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới: * Hoạt động 1. Giáo viên đưa ra bảng số liệu: - GV giới thiệu quy trình vẽ biểu hình tròn. + Các bước vẽ biểu đồ hình tròn gồm có 5 bước (Bảng phụ). - HS ghi vào vở các quy trình vẽ biểu đồ hình tròn. Câu 1. Cho bảng số liệu: Cơ cấu kinh tế của Hoa Kì năm 2001 (Đơn vị: %) Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 100,0 2,0 26,0 72,0 bHãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của nước Hoa Kì năm 2001. - Vẽ đúng biểu đồ hình tròn, khoa học, thẩm mĩ. - Có biểu diễn: số liệu, kí hiệu, chú giải. - Tên biểu đồ: Cơ cấu kinh tế của Hoa Kì năm 2001. Câu 2. Cho bảng số liệu sau: Dân số của các nước Bắc Mĩ năm 2001. Đơn vị: triệu người. Nước Dân số( triệu người) Ca-na-đa 31 Hoa Kì 284,5 Mê-hi-cô 99,6 - Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện dân số của các nước Bắc Mĩ năm 2001. - Vẽ đúng biểu đồ hình cột, khoa học, thẩm mĩ. - Có biểu diễn: số liệu, kí hiệu, chú giải. - Tên biểu đồ: dân số của các nước Bắc Mĩ năm 2001. * Hoạt động 2. Giáo viên hướng dẫn HS vẽ biểu đồ: - GV vẽ mẫu. HS vẽ biểu đồ. GV quan sát và hướng dẫn HS vẽ. - Gv cho học sinh lên bảng vẽ, học sinh khác vẽ trên nháp. - GV nhận xét giờ học. Hoạt động 3. Luyện tập: - Nêu đặc điểm ngành công nghiệp, Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ? Hoạt động 4. Vận dụng trên lớp/ở nhà: - Diện tích rừng hiện nay NTN? - Em cần làm gì để góp phần bảo vệ rừng ở địa phương? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Trình bày sự phân bố sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ. - Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amadôn? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU: - Gv hệ thống lại kiến thức. - Học bài cũ. - Chuẩn bị tiết 45: Ôn tập. VI. PHỤ LỤC – KIỂM TRA 15 PHÚT: A. Đề bài: Trình bày đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Trung và Nam Mĩ? B. Hướng dẫn chấm: Câu Nội dung Điểm - Bra xin, Ác –hen –ti –na, chi –lê và vê-nê-xu- ê –la: + Là nhơngx nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực. + Các ngành công nghiệp chủ yếu là: Cơ khí chế tạo, lọc dầu, hóa chất, dệt, thực phẩm... + Luôn cố gắng thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp. + Việc sử dụng vốn vây thiếu hiệu quả, dẫn đến nợ nước ngoài tăng cao, đe dọa sự ổn định của nền kinh tế trong nước. - Các nước ở khu vực An - đét và eo đất Trung Mĩ: Phát triển công nghiệp khai khoáng. Đa số các xí nghiệp khai thác khoáng sản lớn đều do các công ti tư bản nước ngoài nắm giữ. - Ở các nước trong vùng biển ca –ri- bê: Chủ yếu là công nghiệp sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm như sản xuất đường, đóng hộp hoa quả... 1,0 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 Ngày dạy: 20/05/2020 Tiết 45: ÔN TẬP CHÂU MĨ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Ôn lại kiến thức về châu Mĩ: + Đặc điểm địa hình, khí hậu khu vực Bắc Mĩ. + Một số đặc điểm cơ bản của kinh tế Bắc Mĩ. + Đặc điểm địa hình của khu vực Nam Mĩ. + Đặc điểm dân cư và sự phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ. + Đặc điểm phát triển ngành Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ. 2. Định hướng hình thành và phát triển phẩm chất: - Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm 3. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: a) Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ b) Năng lực đặc thù: Nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Lược đồ châu Mĩ 2. HS: Đọc trước bài 41 III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bài của HS 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động GV yêu cầu HS nhắc lại các châu lục. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS ghi nội dung các câu hỏi: Câu 1: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ? I. Lý thuyết: Câu 1: Cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến. a) Hệ thống Coocđie ở phía tây - Cao, đồ sộ, hiểm trở. - Chạy dọc bờ phía tây của lục địa, kéo dài 9000km, cao trung bình 3000m- 4000m. - Gồm nhiều dãy chạy song song, xen vào Câu 2: Trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc mĩ. Giải thích sự phân hóa đó? Câu 3: Những điều kiện nào đã làm nền nông nghiệp của Hoa Kì và Ca- na-đa phát triển đến trình độ cao? giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. - Có nhiều khoáng sản: đồng, vàng. b) Miền đồng bằng ở giữa - Rộng lớn, cao ở phía bắc và tây bắc, tháp dần về phía nam và đông nam. - Địa hình dạng lòng máng nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa. c) Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông - Sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo, dãy A-pa-lát chạy theo hướng đông bắc-tây nam. - A-pa-lat tương đối thấp, chứa nhiều than, sắt. Câu 2: - Theo chiều Bắc – Nam, Bắc Mĩ có 3 đới khí hậu khác nhau: hàn đới, nhiệt đới và ôn đới. - Theo chiều Tây – Đông, lấy kinh tuyến 1000 Tây làm ranh giới: phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới cón có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt ven vịnh Mê-hi-cô. => Nguyên nhân: + Do Bắc Mĩ trải dài trên nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 150B nên đã tạo ra sự phân hóa Bắc – Nam. + Do địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo nên sự phân hóa đông – tây. Hệ thống cooc- đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc – nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc-đi-e có lượng mưa ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao. Câu 3: * Những nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Canađa phát triển đạt trình độ cao: - Điềukiện tự nhiên thuận lợi: diện tích đất nông nghiệp lớn, khí hậu đa dạng - Có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến: áp Câu 4: Trình bày đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ? - GV hướng dẫn HS về nhà ôn tập thêm các caauhoir sau: 1. Châu Mĩ giáp với đại dương nào? 2. Tại sao khí hậu Bắc Mĩ lại phân hoá theo chiều Bắc Nam? 3 . Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (Nafta) thành lập năm nào? 4. Trình bày sự phân bố dân cư của Bắc Mĩ? 5. Nhờ những điều kiện thuận lợi nào Bắc Mĩ có nền nông nghiệp tiên tiến? 6. Địa hình Nam Mĩ có gì giống và khác địa hình Bắc Mĩ? 7. Thực tế ngày nay thành phân dân cư Trung và Nam Mĩ là người gì? Có nền văn hóa nào? nguồn gốc của nền văn hóa đó như thế nào? 9. Giải thích tại sao trên dãy An -đét ở độ cao từ 0 – 1000m sườn đông có rừng rậm nhiệt đới phát triển. Sườn Tây có thảm TV ½ hoang mạc? 10. Nêu những vần đề nảy sinh đô thị hoá tự phát ở Nam Mĩ? 11. Có mấy hình thức sở hữu trong nông nghiệp ở trung và Nam Mĩ? + Quy mô diện tích của 2 hình thức sx + Quyền sở hữu + Hình thức canh tác + Nông sản chủ yếu + Mục đích sản xuất 12. Trình bày sự phân bố sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ yếu ở trung và Nam Mĩ. * Hoạt động 2. Cá nhân: dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đặc biệt tuyển chọn và lai tạo giống cây trồng và vật nuôi thích nghi với điều kiện sống, cho năng suất cao. - Cách tổ chức sản xuất nông nghiệp tiên tiến, chuyên môn hoá cao... Câu 4: - Nam Mĩ có 3 khu vực địa hình: + Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía tây. Đây là miền núi trẻ, cao, đồ sộ nhất Châu Mĩ. Cao trung bình 3000 => 5000m. Giữa các dãy núi có nhiều tung lũng và cao nguyên rộng. + Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn. Phía bắc là đb Ô-ri-nô-cô hẹp, nhiều đầm lầy, tiếp đến là đb A-ma-dôn rộng và bằng phẳng nhất thế giới, phía nam có đb Pam-pa và đb La-pla-ta. + Phía đông là các sơn nguyên. Sơn nguyên Guy-a-na được hình thành từ lâu đời, bị bào mòn mạnh trở thành miền đồi núi thấp. Sơn nguyên Bra-xin được nâng lên, bề mặt bị cắt xẻ, rìa phía đông có các dãy núi khá cao. 1. Bài tập 1: Cho bảng số liệu: Cơ cấu kinh tế của Hoa Kì năm 2001 (Đơn vị: %) Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 100,0 2,0 26,0 72,0

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_1_den_50_nam_hoc_2019_2020_truong.pdf