Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 44+45 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi của khu vực Trung và Nam Mĩ.

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ

bản của eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti, lục địa Nam Mĩ.

2. Kĩ năng

- Xác định trên bản đồ, lược đồ châu Mĩ hoặc bản đồ thế giới vị trí địa lí của

khu vực Trung và Nam Mĩ.

- Sử dụng bản đồ và lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của Trung và

Nam Mĩ.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung

- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Bản đồ hoặc lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ.

2. Học sinh:

- Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp

- Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan.

2. Kĩ thuật

- Chia nhóm (đôi), đặt câu hỏi

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 98 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 44+45 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 7B- 06/5/2020. Tiết 44 - Bài 41: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi của khu vực Trung và Nam Mĩ. - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti, lục địa Nam Mĩ. 2. Kĩ năng - Xác định trên bản đồ, lược đồ châu Mĩ hoặc bản đồ thế giới vị trí địa lí của khu vực Trung và Nam Mĩ. - Sử dụng bản đồ và lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của Trung và Nam Mĩ. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập bộ môn. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Bản đồ hoặc lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ. 2. Học sinh: - Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan. 2. Kĩ thuật - Chia nhóm (đôi), đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - GV: Với diện tích rộng lớn, địa hình đa dạng, trải dài theo phương kinh tuyến từ xích đạo đến vòng cực, Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu môi trường trên Trái Đất. Vậy đó là những môi trường nào? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * HS khuyết tật: Yêu cầu ghi chép đầy đủ nội dung chính của bài học theo bảng ghi của Gv. - Dựa vào H 41.1: - Xác định vị trí, giới hạn của Trung và Nam Mĩ? - Khu vực Trung và Nam Mĩ giáp các 1. Khái quát tự nhiên - Tiếp giáp: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, biển Caribê. - Diện tích: 20,5 triệu km2. biển và đại dương nào? - Khu vực Trung và Nam Mĩ gồm những phần đất nào của Trung Mĩ ? - Quan sát H 41.1: - Eo đất TM và quần đảo Angti nằm trong MT nào? Có gió gì hoạt động thường xuyên ? hướng gió + Đặc điểm địa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Angti như thế nào? - HS: Hệ thống Cóocđie chạy dọc Bắc Mĩ, kết thúc ở eo đất Trung Mĩ. Đoạn này phần lớn là núi và cao nguyên. - Quần đảo Ăngti: tựa hình vòng cung từ vùng vịnh Mêhicô đến bờ đại lục Nam Mĩ. + Giải thích vì sao phần phía Đông eo đất Trung Mĩ và các đảo thuộc vùng biển Caribê lại có mưa nhiều hơn phía Tây? - HS: Phía đông các sườn núi đón gió tín phong thổi theo hướng ĐN thường xuyên từ biển vào cho nên mưa nhiều rừng rậm phát triển) - Vậy khí hậu và thực vật phân hoá theo hướng nào? ( đông – tây) - Quan sát H41.1và lát cắt địa hình NM dọc theo vĩ tuyến 200N cho biết: - Đặc điểm địa hình Nam Mĩ? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn 3p, mỗi dãy bàn nghiên cứu cho biết đặc điểm1 khu vực địa hình: + Dãy 1: Phía tây. + Dãy 2. Ở giữa. + Dãy 3. Phía đông. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung. - GV chuẩn xác kiến thức + Phía Tây: hệ thống Anđét + Ở giữa ĐB Amadon lớn nhất thế giới + Phía Đông: sơn nguyên - Địa hình Nam Mĩ có gì giống và khác - Gồm eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Caribê và toàn bộ lục địa Nam Mĩ. a) Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti - Eo đất Trung Mĩ: có núi cao chạy dọc eo đất và nhiều núi lửa hoạt động. - Quần đảo Ăngti là một vòng cung đảo. - Khí hậu và thực vật phân hóa theo chiều đông-tây. b) Khu vực Nam Mĩ Có 3 khu vực địa hình: - Phía tây là miền núi trẻ Anđét: cao, đồ sộ nhất châu Mĩ. Cao trung bình 3000m - 5000m, nhiều đỉnh >6000m. Giữa có nhiều cao nguyên, thung lũng rộng. Thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam, từ thấp lên cao rất phức tạp. - Ở giữa là đồng bằng rộng lớn: Ô-ri- nô-cô, đồng bằng Amadôn rộng và bằng phẳng nhất thế giới, Pampa, Laplata. - Phía đông là các sơn nguyên: Guyan, Braxin, phía đông SN có nhiều dãy núi khá cao xen cao nguyên núi lửa. địa hình Bắc Mĩ? - HS liên hệ kiến thức bài trước trả lời. Hoạt động 3. Luyện tập - Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Trung và Nam Mĩ? Hoạt động 4. Vận dụng - Địa hình Nam Mĩ có gì giống và khác địa hình Bắc Mĩ? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - HDVN: Tìm hiểu về thiên nhiên Trung và Nam Mĩ trên Internet. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Chuẩn bị bài: thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo) trả lời các câu hỏi trong bài. Ngày dạy: 7B- 07/5/2020. Tiết 45 - Bài 42: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ (tiếp theo) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu và thiên nhiên của Trung và Nam Mĩ. 2. Kĩ năng - Sử dụng lược đồ khí hậu để trình bày đặc điểm khí hậu của trung và Nam Mĩ. - Phân tích sự phân hóa của môi trường tự nhiên theo độ cao và hướng sườn ở dãy An-đet. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập bộ môn. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ. 2. Học sinh: - Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan. 2. Kĩ thuật - Chia nhóm, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ. 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - GV: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ phong phú, đa dạng; chủ yếu thuộc môi trường đới nóng. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * HS khuyết tật: Yêu cầu ghi chép đầy đủ nội dung chính của bài học theo bảng ghi của Gv. - GV yc nhắc lại vị trí, giới hạn khu vực Trung và Nam Mĩ? - Dựa vào Hình 41.2 cho biết Nam Mĩ có những kiểu khí hậu nào? - Dọc theo KT 70°T từ B => N: (Cận xích đạo, xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt 2. Sự phân hóa tự nhiên a) Khí hậu - Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất, trong đó khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn nhất. đới, ôn đới) + Dọc chí tuyến nam từ đông sang tây: (hải dương, lục địa, núi cao, Địa Trung Hải) - Kết luận khí hậu phân hoá thể hiện như thế nào ? (Phân hoá từ thấp đến cao rõ nhất ở vùng núi Anđét) - Sự khác nhau cơ bản giữa khí hậu Nam Mĩ với khí hậu của Trung Mĩ và quần đảo Ăngti? (KH Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti ko phân hoá phức tạp như ở Nam Mĩ do địa hình đơn giản, giới hạn lãnh thổ hẹp. KH Nam Mĩ phân hóa phức tạp chủ yếu là KH thuộc môi trường đới nóng và ôn hoà, và lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ, kích thước rộng lớn. Địa hình phân hoá nhiều dạng. - Sự phân hoá các kiểu khí hậu ở Nam Mĩ có mối quan hệ như thế nào với sự phân bố địa hình ? - Dựa vào lược đồ môi trường tự nhiên và SGK cho biết Trung và Nam Mĩ có các môi trường chính nào? Phân bố ở đâu? - Dựa vào H 42.2 giải thích vì sao dải đất Duyên Hải phía Tây Anđét lại có hoang mạc? (Ven biển Trung AnDét có dòng biển lạnh Pêru chảy rất mạnh sát ven bờ, hơi nước từ biển đi qua dòng biển lạnh ngưng đọng thành sương mù, khi vào đất liền mất hơi nước nên ko mưa do đó tạo điều kiện cho hoang mạc phát triển.) - Nêu thực trạng nguồn tài nguyên sinh vật ở Trung và Nam Mĩ? - Các nước Trung và Nam Mĩ cần làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật? - Em làm gì để góp phần bảo vệ tài nguyên sinh vật? - Khí hậu phân hóa theo chiều từ bắc xuống nam từ tây sang đông và từ thấp lên cao. - Khí hậu eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti không phân hóa phức tạp do địa hình đơn giản, giới hạn lãnh thổ hẹp. - Khí hậu lục địa Nam Mĩ phân hóa phức tạp, do vị trí lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, địa hình đa dạng. + Do ảnh hưởng của các dòng biển. b) Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên - Đa dạng, phong phú, phân hóa từ bắc xuống nam, từ thấp lên cao. + Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở đồng bằng Amadon. + Ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti có rừng rậm nhiệt đới. + Phía tây: rừng thưa, xavan. + Thảo nguyên: đồng bằng Pampa. + Duyên hải phía tây vùng trung Anđet khô hạn do chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh. + Cao nguyên Patagôni: bán hoang mạc ôn đới do lượng mưa rất thấp. - Do vị trí địa lí và địa hình, thiên nhiên miền núi Anđet thay đổi rất phức tạp theo chiều từ bắc xuống nam và từ chân núi lên đỉnh núi. + Dưới thấp: nóng, ẩm ướt, phát triển rừng xích đạo xanh quanh năm. + Lên cao: cảnh quan tự nhiên thay đổi theo. Hoạt động 3. Luyện tập - Nêu các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ. Hoạt động 4. Vận dụng - Sự phân bố các kiểu khí hậu này có mối quan hệ như thế nào với sự phân bố địa hình? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Giải thích vì sao dải đất duyên hải phía Tây An-đet lại có hoang mạc? V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_4445_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf