Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 21+22 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS Hiểu và trình bày, phân tích được toàn bộ kiến thức qua các chương II, IV, V (về đặc điểm môi trường, kinh tế và vấn đề cần giải quyết.

2. Phẩm chất: Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin.

a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ

b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; NL sử dụng số liệu thống kê, NLsử dụng hình ảnh.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Máy chiếu

2. HS: Ôn tập theo hướng dẫn của GV.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác, phân tích.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: (GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs)

3. Bài mới

Hoạt đông 1. Khởi động

 

doc8 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 87 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 21+22 - Năm học 2020-2021 - Tòng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 7A. 09/11/2020 7B.09/11/2020 Tiết 21: ÔN TẬP CHƯƠNG II, IV, V I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS Hiểu và trình bày, phân tích được toàn bộ kiến thức qua các chương II, IV, V (về đặc điểm môi trường, kinh tế và vấn đề cần giải quyết. 2. Phẩm chất: Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin. a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; NL sử dụng số liệu thống kê, NLsử dụng hình ảnh... II. CHUẨN BỊ 1. GV: Máy chiếu 2. HS: Ôn tập theo hướng dẫn của GV. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác, phân tích... 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: (GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs) 3. Bài mới Hoạt đông 1. Khởi động Hoạt động 2. Hình thành kiến, kỹ năng thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. Hệ thống lại kiến thức - GV yêu cầu HS khái quát lại các môi trường địa lí đã học - HS nhắc lại - GV ghi lại góc bảng * Chương I: - Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm - Môi trường nhiệt đới - Môi trường nhiệt đới gió mùa - Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên môi trường * Chương II: - Môi trường đới ôn hòa - Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa * Chương III: Môi trường hoang mạc * Chương IV: Môi trường đới lạnh * Chương V: Môi trường vùng núi 2. Thực hành Câu 1: Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hòa thể hiện như thế nào? Câu 2: Phân tích nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm không khí và nước ở đới ôn hoà? Câu 3: Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất? Câu 4: Nêu đặc điểm của môi trường vùng núi? Câu 5: Cho biết đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới? I. Hệ thống hóa kiến thức II. Thực hành Câu 1: * Tính chất trung gian: - Tính chất ôn hòa của khí hậu: không quá nóng và mưa nhiều như đới nóng, cũng không quá lạnh và ít mưa như đới lạnh. - Chịu tác động của cả các khối khí ở đới nóng lẫn các khối khí ở đới lạnh. - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, vào vị trí gần cực hay gần chí tuyến. - Nguyên nhân: Do vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. * Tính thất thường của thời tiết thể hiện ở: - Thời tiết có thể nóng lên hoặc lạnh đi đột ngột từ 100C – 150C trong vài giờ khi có đợt không khí nóng từ chí tuyến tràn lên hay có đợt không khí lạnh từ cực tràn xuống. - Thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng (nắng-mưa-tuyết rơi và ngược lại) khi gió Tây mang không khí nóng ẩm từ đại dương thổi vào đất liền. Câu 2: a. Ô nhiễm không khí: + Nguyên nhân: - Sự phát triển công nghiệp. - Khói bụi từ các nhà máy, phương tiện giao thông, thải vào bầu khí quyển. - Cháy rừng, vụ nổ hạt nhân. + Hậu quả: - Tạo nên những trận mưa axit. - Tăng hiệu ứng nhà kính. - Thủng tầng ôzôn. - Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy. b. Ô nhiễm nước: - Nguyên nhân: + Do chất thải từ các nhà máy và sinh hoạtcủa người dân đô thị, + Lượng phân hoá học và thuốc trừ sâu thừa trên các đồng ruộng. + Tai nạn từ các con tàu chở dầu. - Hậu quả: + Nguồn nước sông, hồ, nước ngầm ô nhiễm nặng khiến thiếu nước sạch. + Thuỷ triều đen, thuỷ triều đỏ _ ô nhiễm nguồn nước biển, làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước. Câu 3: * Vì: Có sự giống nhau giữa môi trường hoang mạc với môi trường đới lạnh, thể hiện ở: - Lượng mưa rất ít, dưới 500mm: Biên độ nhiệt năm và ngày rất lớn. - Có ít người sinh sống, động vật thì nghèo nàn. Câu 4: - Ở vùng núi khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao - Khí hậu và thực vật thay đổi theo hướng của sườn núi - Trên các núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, sạt lở đất... Câu 5: - Các vùng núi thường ít dân và là nơi cư trú của các dân tộc ít người. - Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở vùng núi thấp có khí hậu mát mẻ và nhiều lâm sản. - Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở độ cao trên 3000m, là nơi có nhiều vùng đất bằng phẳng, thuận tiện cho việc trồng trọt và chăn nuôi. - Ở vùng sừng châu phi có khí hậu nóng và khô, người Ê –ti-ô-pi-a sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió có mưa nhiều, khí hậu mát mẻ, trong lành. Hoạt động 3. Luyện tập - HĐ nhóm + HS quan sát biểu đồ/sgk và phân tích: + Diễn biến nhiệt độ cao nhất, thấp nhất + Biên độ nhiệt + Diễn biến lượng mưa + Nhận xét khí hậu? + Thuộc kiểu môi trường nào? - Đại diện HS trình bày, nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức - HĐ cá nhân - Yêu cầu hs tìm hiểu các kĩ năng khai thác kiến thức trên lược đồ + Đọc tên lược đồ + Quan sát trên lược đồ + Đọc bảng chú giải + Trả lời các câu hỏi sgk, khai thác kiến thức. + Kĩ năng chỉ bản đồ, trình bày II. Luyện tập Bài tập 1 + 400C- 140C + Rất lớn (260C) + Rất ít( 6-10), không mưa (11-5) + Khí hậu nắng nóng, mưa rất ít, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, độ ẩm thấp-> khô hạn -> Môi trường hoang mạc Bài tập 2 Hoạt động 4. Vận dụng - Học dạng bài địa lí về các môi trường tự nhiên cho em hiểu biết gì? - Với những khó khăn của từng môi trường, theo em, đâu là vấn đề chung mà con người ở cả 4 môi trường này đều phải quan tâm và giải quyết? - Chúng ta đang sống trong môi trường đới nào? Các em cần phải làm gì với môi trường xung quanh? Hoạt động 4. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu về các đới khí hậu trên Trái Đất V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Ôn tập tốt các bài đã học - Nghiên cứu trước bài 25 “ Thế giới rộng lớn và đa dạng”. + Cho biết sự khác nhau giữa lục địa và châu lục. + Tìm hiểu về các nhóm nước trên thế giới ....................................................................................................... Ngày dạy: 7A. 10/11/2020 7B.14/11/2020 PHẦN III: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC Tiết 22 – Bài 25 THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phân biệt được lục địa và châu lục. biết tên 6 lục địa và 6 châu lục trên thế giới. - Biết được một số tiêu chí (chỉ số phát triển của con người...) để phân loại các nước trên thế giới thành 2 nhóm: Phát triển và đang phát triển. 2. Phẩm chất: Sống có tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tự tin. a. Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ b. Năng lực đặc thù: Sử dụng bản đồ, biểu đồ; NL sử dụng số liệu thống kê, NLsử dụng hình ảnh... II. CHUẨN BỊ 1. GV: Máy chiếu, Bản đồ thế giới hay Quả Địa cầu. 2. HS: Đọc và chuẩn bị bài III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, dạy học hợp tác, phân tích... 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Phân tích nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm không khí và nước ở đới ôn hoà? 3. Bài mới Hoạt đông 1. Khởi động - GV treo Quả Địa cầu hoặc bản đồ thế giới trên bảng: Cho HS trình bày hiểu biết của mình về các châu lục trên Trái Đất? - GV dẫn dắt vào bài Hoạt động 2. Hình thành kiến, kỹ năng thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 1. Các lục địa và các châu lục - HS thảo luận theo 6 nhóm (5p) - GV yêu cầu hs quan sát lược đồ tự nhiên TG, sgk - GV chiếu câu hỏi - Nhóm 1,2: Lục địa là gì? Kể tên các đại dương bao quanh các lục địa? - Nhóm 1,2: Châu lục là gì? Kể tên một số đảo và quần đảo lớn nằm xung quanh từng châu lục? - Nhóm 3,4: Kể tên các lục địa và các châu lục? - Nhóm 5,6: Căn cứ vào đâu để xác định các lục địa và các châu lục? - HS các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung - GV chốt kiến thức trên máy chiếu. ? Nhận xét chung về thế giới? - Gv chiếu một số hình ảnh – HS quan sát, nhận xét. 2. Các nhóm nước trên thế giới - HĐ cả nhóm - HS đọc mục 2 - SGK trang 81 - Đọc bảng số liệu. ? Trên thế giới có bao nhiêu Quốc gia? ? Người ta dựa vào chỉ tiêu nào để đánh giá, phân loại sự phát triển kinh tế xã hội của từng nước và từng quốc gia? - HS thảo luận theo cặp: - Dựa vào sgk ? Trình bày về các chỉ tiêu để phân loại nhóm nước -> rút ra kết luận thuộc nhóm nước nào? - HS hoàn thành bảng, nhận xét. - GV giới thiệu chỉ số HĐI (là kết hợp của 3 thành phần) + Tuổi thọ TB + Trình độ + Thu nhập Bình quân1 Quốc gia. - HS quan sát bảng số liệu. ? Xác định nước nào thuộc nhóm nước phát triển, nước nào thuộc nhóm nước đang phát triển? * HS: - Nước phát tirển: Lớn hơn 20.000 USD/năm. HDI: 0,7 đến gần bằng 1. Tỷ lệ tử vong của trẻ em thấp. - Nước đang phát triển: Nhỏ hơn 20.000 USD/năm, HDI: < 0,7. Tỷ lệ tử vong của trẻ em khá cao. - GV: Nhấn mạnh lại. ? Ngoài ra còn cách chia nào khác? - HS: Căn cứ vào cơ cấu kinh tế: Nước công nghiệp, nước nông nghiệp. ? Liên hệ căn cứ chỉ tiêu trên, Việt Nam thuộc nhóm nước nào? Vì sao? - Việt Nam thọc nhóm nước đang phát triển. Vì chỉsố HDI thấp. - HS hoạt động chung cả lớp - HS quan sát lược đồ thu nhập bình quân đầu người ? Xác định trên lược đồ những khu vực có mức thu nhập cao, thấp? - HS chỉ bản đồ - Hs quan sát bảng số liệu ? Từ đây em có nhận xét khái quát ntn về thế giới của chúng ta? - GVKL... 1. Các lục địa và các châu lục Nội dung Lục địa Châu lục Khái niệm - Là khối đất liền rộng hàng triệu km vuông có biển và đại dương bao quanh. - Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, An Độ Dương, Bắc Băng Dương Bao gồm lục địa và các đảo, quần đảo (quần đảo-Grơn- len,Ai-xơlen, Niu- di-len, Ma-đa-ga-xca Các lục địa và các châu lục Á - Âu ,Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực, Oxtrâylia Châu Á, châu Âu, Phi, Mĩ, Đại Dương, Nam Cực Căn cứ để Phân chia dựa vào tự nhiên Dựa vào lich sử, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. => Thế giới rộng lớn và đa dạng: Nhiều lục địa- châu lục,vố số các đảo – quần đảo bao quanh, biển và đại dương... 2. Các nhóm nước trên thế giới - Thế giới có hơn 200 quốc gia - Dựa vào 3 chỉ tiêu để phân loại quốc gia: + Thu nhập bình quân + Tỉ lệ tử vong + Chỉ số phát triển con người(HDI) * Nhóm nước: 2 nhóm nước Tiêu chí phân loại Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển Thu nhập bình quân đầu người (USD/người/năm )  >20.000 < 20.000  Tỉ lệ tử vong trẻ em  Rất thấp  Khá cao Chỉ số phát triển con người (HDI)  Từ 0,7->1 Dưới: 0,7  - Nhóm nước phát triển: Hoa Kì,Đức - Nhóm nước đang phát triển: Các nước còn lại à Thế giới rộng lớn và đa dạng có nhiều dân tộc và quốc gia cùng sinh sống. Mỗi quốc gia, dân tộc có bản sắc riêng... Hoạt động 3. Luyện tập - GV chiếu lược đồ thế giới, tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ: Có các ô chứ số (từ 1->11) - Yêu cầu hs chọn số, gv nêu câu hỏi: Đọc tên các các châu lục và các đại dương trên thế giới? - HS tham gia trả lời câu hỏi, nhận xét đúng sai, tuyên dương Hoạt động 4. Vận dụng ? Chúng ta đang sống ở châu lục nào? Trình bày những hiểu biết của em về châu lục ấy? ? Em hiểu gì về nền kinh tế của Việt Nam? Hoạt động 4. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu về các kiến thức về tự nhiên – KTXH của các châu lục trên thế giới? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Học bài, làm bài tập - Nghiên cứu trước bài 26 “ Thiên nhiên châu Phi”. + Đọc sgk, tìm hiểu về các đặc điểm TN châu Phi ....................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_2122_nam_hoc_2020_2021_tong_thi_qu.doc