I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức.
- HS nêu được sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế rất không đồng đều thể hiện trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi.
2. Kĩ năng.
- Đọc, phân tích lược đồ.
- Lập bảng so sánh kinh tế 3 khu vực Châu Phi.
3. Thái độ.
- Nghiêm túc học tập
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bản đồ kinh tế châu Phi.
HS: Nghiên cứu trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Cá nhân, cặp, vấn đáp, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài)
3. Bài mới:
HĐ 1: khởi động: Củng cố kiến thức về nền kinh tế của ba khu vực châu phi.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 37+38 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II
Ngày soạn: 29/12/2019
Ngày giảng: 7A5: ....../12; 7A6: ...../1/2020; 7A7:......./12
Tiết 37 - Bài 34: THỰC HÀNH
SO SÁNH NỀN KINH TẾ CỦA BA KHU VỰC CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức.
- HS nêu được sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế rất không đồng đều thể hiện trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia ở châu Phi.
2. Kĩ năng.
- Đọc, phân tích lược đồ.
- Lập bảng so sánh kinh tế 3 khu vực Châu Phi.
3. Thái độ.
- Nghiêm túc học tập
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí.
II. CHUẨN BỊ
GV: Bản đồ kinh tế châu Phi.
HS: Nghiên cứu trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Cá nhân, cặp, vấn đáp, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài)
3. Bài mới:
HĐ 1: khởi động: Củng cố kiến thức về nền kinh tế của ba khu vực châu phi.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
HĐ1: (Nhóm- 20’)
Dựa vào H34.1 cho biết: Mức thu nhập bình quân và sự phân bố của các quốc gia ở Châu Phi.
- Nhóm lẻ: Các quốc gia có thu nhập trên 1000 USD/năm. Các quốc gia này nằm ở khu vự nào.
- Nhóm chẵn: Các quốc gia có thu nhập < 200USD/năm. Các quốc gia này nằm ở khu vực nào.
- HS báo cáo kết quả điền vào bảng.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
1. Phân tích bản đồ thu nhập bình quân trên người
Thu nhập BQ
(USD /người)
Tên các quốc gia
Bắc Phi
Trung Phi
Nam Phi
Trên 1000
Li-Bi, Ma-Rôc, An-giê-ri
Tuy-ni-di,Ai-cập
Ga-Bông
CH Nam-Phi, Bôt-xoa-na, Man-mi-bi-a, Xoa-di-len
Dưới 200
Ni-giê, Sát
E ri-tơ-ri-a, Gi-bu-ti, Ê ti-ô-pi-a, Xô-ma-li, Buốc-ki-na-pha-xô, Xi-ê-ra-lê-ông.
Ma-la-uy
Nhận xét sự phân hóa thu nhập
Kinh tế tương đối phát triển
Nhiều nước nghèo.
Kinh tế phát triển khá chênh lệch
HĐ2: (Nhóm - 17’)
Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình thảo luận nhóm điền kiến thức vào bảng sau trong thời gia 4’.
- HS báo cáo, các nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức
2. Lập bảng so sánh đặc điểm kinh tế của 3 khu vực Châu Phi
Khu vực
Đặc điểm chính của nền kinh tế
Bắc Phi
Kinh tế dựa chủ yếu vào khai thác - xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và phát triển du lịch. Các nước ven Địa Trung Hải có kinh tế khá phát triển: Li-bi, Ai-cập, An-giê-ri.
Trung Phi
Phần lớn là những nước nghèo. Kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu.
Nam Phi
Trình độ phát triển kinh tế khá chênh lệch. Bên cạnh nước có kinh tế phát triển (CH Nam Phi) thì lại có những nước nông nghiệp lạc hậu (Ma-la-uy).
? Dựa vào kết quả 2 bài tập trên hãy rút ra đặc điểm kinh tế chung của Châu Phi?
- Trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia và các khu vực Châu Phi rất chênh lệch.
- Kinh tế phát triển phiến diện: Chủ yếu các nước dựa vào khai thác khoáng sản, lâm sản trồng cây công nghiệp để xuất khẩu => Phải nhập khẩu lương thực, hàng tiêu dùng, máy móc, thiết bị
HĐ 3: Luyện tập
- GV nhận xét ưu khuyết điểm giờ thực hành, tuyên dương, ghi điểm đối với những HS làm việc tích cực
HĐ 4: Vận dụng:
Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết quốc gia nào phát triển nhất Châu Phi? quốc gia đó nằm ở khu vực nào của Châu Phi và có đặc điểm gì tiêu biểu trong nền kinh tế?
- Nêu tên một số quốc gia có nền kinh tế kém phát triển nhất Châu Phi mà em biết? nền kinh tế của họ có những nét gì tiêu biểu?
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
GV hướng dẫn hs về nhà thực hiện nội dung sau, tiết sau báo cáo kết quả.
- Nêu tên một số quốc gia có nền kinh tế kém phát triển nhất Châu Phi mà em biết? nền kinh tế của họ có những nét gì tiêu biểu?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Xem lại bài và Đọc trước bài mới “Khái quát châu Mĩ ” như tìm hiểu trước về vị trí tiếp giáp, thành phần dân tộc.
Ngày soạn: 1/1/2020
Ngày giảng: 7A5: ....../1; 7A6: ...../1; 7A7:......./1
CHƯƠNG VII: CHÂU MĨ
Tiết 38 - Bài 35: KHÁI QUÁT CHÂU MĨ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ trên bản đồ.
- Trình bày được những đặc điểm khái quát về lãnh thổ, dân cư, dân tộc của Châu Mĩ.
2. Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ, lượt đồ Châu Mĩ vị trí địa lí của Châu Mĩ.
- Đọc lượt đồ các luồng nhập cư vào Châu Mĩ để biết dân Châu Mĩ hiện nay có nguồn gốc chủ yếu là người nhập cư, nguyên nhân làm cho Châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng.
3. Thái độ:
- HS có ý thức tìm hiểu về kiến thức các châu lục.
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù: năng lực sử dụng công cụ địa lí.
II. CHUẨN BỊ
GV: - Bản đồ tự nhiên bán cầu Tây.
- Bản đồ tự nhiên châu Mĩ.
HS: Đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Cá nhân, cặp, vấn đáp, nhóm
2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Bài mới:
HĐ 1: khởi động: Trên con đường tìm tới Ấn Độ theo hướng Tây, ngày 12/10/1492, đoàn thuỷ thủ do Crix-tôp Cô-lông dẫn đầu đã cập bến lên một miền đất hoàn toàn mới lạ, mà chính ông không hề biết là mình đã khám phá ra một lục địa thứ 4 của Trái Đất: Đó chính là châu Mỹ. Phát kiến lớn "tìm ra" Tân thế giới có ý nghĩa lớn lao đối với nền kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Bài học hôm nay, chúng ta tìm hiểu những nét khái quát lớn về lãnh thổ và con người của châu lục này.
HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung
HĐ1: (Cả lớp - 20’)
? Cho biết diện tích châu Mĩ? So sánh với các châu lục khác và rút ra nhận xét?
- GV treo bản đồ tự nhiên bán cầu Tây, hướng dẫn HS quan sát.
? Xác định vị trí châu Mĩ? Vì sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây?
- GV (cần nói rõ giới hạn):
+ Ranh giới nửa cầu Đông và nửa cầu Tây là 2 đường kinh tuyến 20o Tây và 160o Đông. Không phải là 2 đường kinh tuyến 0o và 180o.
+ Điều đó lý giải rõ là châu Mỹ nằm cách biệt ở nửa cầu Tây.
- Dựa vào lược đồ kết hợp hình 35.1/ Tr.110 sgk, xác định các đường chí tuyến, đường xích đạo và 2 vòng cực?
? Châu Mĩ gồm mấy lục địa? Kể tên và xác định trên lược đồ?
? Cho biết vị trí lãnh thổ châu Mĩ có điểm gì khác biệt so với các châu lục khác?
- HS dựa vào kiến thức đã học trả lời.
? So sánh vị trí châu Mĩ và châu Phi có điểm gì giống và khác nhau?
- HS:+ Giống: Cả 2 đều đối xứng qua đường xích đạo và có 2 đường chí tuyến đi qua lãnh thổ.
+ Khác: Lãnh thổ châu Mĩ trải dài hơn về phía 2 cực và các đường chí tuyến qua phần hẹp của lãnh thổ. Còn châu Phi 2 đường chí tuyến qua phần lãnh thổ mở rộng. Chính vì vậy mà thiên nhiên châu Mĩ ôn hòa và phong phú hơn thiên nhiên châu Phi rất nhiều.
CH: Qua H 35.1, cho biết châu Mĩ tiếp giáp với những đại dương nào?
GV: Do vị trí tách biệt ở nữa cầu Tây, các đại dương lớn bao bọc nên đến thế kỉ XV người dân châu Âu mới biết đến châu Mĩ.
? Xác định vị trí kênh đào Pa-na-ma và cho biết ý nghĩa của kênh đào?
- HS: Kênh đào Pa-na-ma được tiến hành đào trong 35 năm tại eo Pa-na-ma nơi hẹp nhất châu Mĩ < 50km. Hai đại dương lớn được nối với nhau hết sức thuận lợi, một hệ thống giao thông đường thủy có vai trò lớn lao về kinh tế, quân sự
HĐ2: (Cá nhân - 20’)
? Dựa vào hiểu biết của bản thân hãy cho biết trước thế kỉ XVI, chủ nhân của châu Mĩ là người gì? Họ thuộc chủng tộc nào? - HS: Chủng tộc Môn-gô-lô-ít cư trú chủ yếu tại châu Á di dân sang châu Mỹ khoảng 25.000 năm trước đây. Họ chia thành người Ex-ki-mô ở vùng Bắc châu Mỹ và người Anh-điêng phân bố khắp châu Mỹ. Họ có nền văn hoá độc đáo, phát triển tới trình độ tương đối cao...
- GV yêu cầu hs quan sát lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ và hướng dẫn HS quan sát
? Quan sát hình H35.2 SGK nêu các luồng dân cư vào châu Mỹ? Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mỹ?
? Giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở phía Bắc Mỹ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mỹ?
1. Một lãnh thổ rộng lớn
- Diện tích: 42 triệu km2, đứng thứ 2 trên thế giới.
- Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.
- Lãnh thổ: Nằm trải dài trên nhiều vĩ độ, từ vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam.
- Gồm 2 lục địa: Bắc Mĩ và Nam Mĩ nối với nhau qua eo đất Trung Mĩ
- Kênh đào Pa-na-ma nối liền giữa 2 đại dương lớn là TBD và ĐTD là con đường giao thông quan trọng, có ý nghĩa lớn về kinh tế, quân sự
2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng
- Trước thế kỉ XVI, chủ nhân của châu Mĩ là người Anh-điêng và người E-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it
+ Từ TK XVI: Châu Mĩ có thêm người gốc Âu di cư sang, thuộc chủng tộc ơ-rô-pê-ô-it. Cùng với quá trình xâm chiếm châu Mĩ thực dân da trắng đã tàn sát người Anh-điêng để cướp đất, đồng thời cưỡng bức những người da đen từ châu Phi sang làm nô lệ thuộc chủng tộc Nê-grô-it
- Do lịch sử nhập cư lâu dài, châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới sinh sống.
- Đại bộ phận dân cư có gốc là người nhập cư, thành phần chủng tộc đa dạng.
- Các chủng tộc đã hòa huyết với nhau tạo nên nhiểu thành phần người lai
HĐ 3: Luyện tập
- GV khái quát lại nội dung bài học
* Người đầu tiên tìm ra châu Mĩ là ai?
A . B. Đi-a-xơ năm 1487
B . Crix-xtốp Cô-lôm-bô
C . A-me-ri Cô-ve-xpu-xi năm 1522
HĐ 4: Vận dụng
- Dân số Châu Mĩ phát triển nhanh từ giữa thế kỉ XVII đến nay như thế nào? Nguyên nhân?
HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:
GV yêu cầu hs về nhà tìm hiểu kiến thức và trả lời câu hỏi sau:
Vì sao hiện nay Bắc Mĩ Châu Mĩ gọi là Châu Mĩ Anglôxăcxông?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối gsk/tr12.
- Đọc trước bài 36: “ Thiên nhiên Bắc Mĩ”
+ Địa hình Bắc Mĩ được chia ra như thế nào, khí hậu phân hóa ra sao.
File đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_7_tiet_3738_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.docx