Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 38+39 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết vị trí địa lí, giới hạn của Châu Mĩ trên bản đồ.

- Trình bày được những đặc điểm khái quát về lãnh thổ, dân cư, dân tộc của

Châu Mĩ.

2. Kĩ năng

- Xác định trên bản đồ, lược đồ châu Mĩ hoặc bản đồ thế giới vị trí địa lí của

châu Mĩ.

- Đọc lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ để biết dân cư châu Mĩ hiện nay

có nguồn gốc chủ yếu là người nhập cư, nguyên nhân làm cho châu Mĩ có thành

phần chủng tộc đa dạng.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung

- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Bản đồ, lược đồ tự nhiên châu Mĩ, lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ.

2. Học sinh:

- Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 7 - Tiết 38+39 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VII. CHÂU MĨ Ngày dạy: 7B- 08/01/2020 Tiết 38 - Bài 35: KHÁI QUÁT CHÂU MĨ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết vị trí địa lí, giới hạn của Châu Mĩ trên bản đồ. - Trình bày được những đặc điểm khái quát về lãnh thổ, dân cư, dân tộc của Châu Mĩ. 2. Kĩ năng - Xác định trên bản đồ, lược đồ châu Mĩ hoặc bản đồ thế giới vị trí địa lí của châu Mĩ. - Đọc lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ để biết dân cư châu Mĩ hiện nay có nguồn gốc chủ yếu là người nhập cư, nguyên nhân làm cho châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập bộ môn. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Bản đồ, lược đồ tự nhiên châu Mĩ, lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ. 2. Học sinh: - Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan. 2. Kĩ thuật - Chia nhóm (đôi), đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - GV: . Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * HS khuyết tật: Yêu cầu ghi chép đầy đủ nội dung chính của bài học theo bảng ghi của Gv. - Y/c HS quan sát lược đồ H35.1 1. Một lãnh thổ rộng lớn + Xác định vị trí, giới hạn của châu Mĩ (Nằm ở nửa cầu Tây, từ 71050’B đến 55054’N không tính các đảo + Tại sao châu Mĩ lại nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây (ranh giới giữa 2 bán cầu là 2 đường KT 200Tây và 1600Đông) + Châu Mĩ tiếp giáp với các đại dương nào? + Nêu đặc điểm lãnh thổ của Châu Mĩ? + Cho biết ý nghĩa của kênh đào Pa- na-ma (Kênh Pa-na-ma được tiến hành đào trong 35 năm tại eo Pa-na-ma nơi hẹp nhất châu Mĩ rộng không đến 50 Km. Kênh đào Pa-na-ma nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương đay là tuyến đường giao thông quan trong trong kinh tế cũng như quân sự) - GV cung cấp. - Trước thế kỉ XVI, chủ nhân của châu Mi là người gì? Họ thuộc chủng tộc nào? + Từ khi phát hiện ra châu mĩ của Crix-tôp Cô-lôm-bô (1942) thành phần dân cư châu Mĩ có sự thay đổi như thế nào? - Dựa vào H35.2 + Tóm tắc đặc điểm các chủng tộc và nguồn nhập cư ở Châu Mĩ? + GV yc hoạt động nhóm bàn 3p: - Giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc - Châu Mĩ rộng 42 triệu km2, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây. - Châu Mĩ trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng cực Bắc tới vùng cận cực Nam. 2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng - Đại bộ phận dân cư có gốc là người nhập cư, thành phần chủng tộc đa dạng - Trước thế kỉ XVI, chủ nhân của châu Mi là người Anh-điêng và người e-xki- mô (thuộc chủng tộc môn-gô-lô-it), là con cháu của người châu Á di cư sang từ lâu đời. + Người Anh-điêng phân bố rải rác trên khắp châu lục, sống chủ yếu bằng nghề săn bắn và trồng trọt. + Người E-xki-mô cư trú ở ven Bắc Băng Dương, sống bằng nghề bắt cá, săn thú. - Từ TK XVI, châu Mĩ có thêm người nhập cư gốc Âu, thuộc chủng tộc Ơrôpêôit. - Người da đen (thuộc chủng tộc Nê- gro-it) bị cưỡng bức từ châu Phi sang làm nô lệ. - Trong quá trình sinh sống, các chủng tộc này hòa huyết tạo nên thành phần người lai. Mĩ và dân cư ở khu vực Trung Và Nam Mĩ? (Bắc Mĩ chủ yếu người Anh, Pháp, Đức di cư sang, tiếng nói chính là tiếng Anh, phong tục tập quán chịu ảnh hưởng của người Anh của bộ lạc Ăng-lô-xắc-xông. Trung và Nam Mĩ bị thực dân TBN và BĐN thống trị gần hơn 4 thế kỉ họ đưa vào đây nền văn hoá La-tinh vì vậy châu lục này có tên là Châu mĩ La-tinh..) Hoạt động 3. Luyện tập - Lãnh thổ châu Mĩ kéo dài trên khoảng bao nhiêu vĩ độ? Hoạt động 4. Vận dụng - Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ? Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - HDVN: Tìm hiểu thêm về Châu Mĩ trên Internet. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Đọc trước bài 36. Thiên nhiên Bắc Mĩ. - Trả lời các câu hỏi: Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ. + Trình bày sự phân hóa của khí hậu Bắc mĩ. Ngày dạy: 7B- 09/01/2020. Tiết 39 - Bài 36: THIÊN NHIÊN BẮC MĨ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS biết vị trí địa lí, giới hạn của Bắc Mĩ. - Trình bày đặc điểm địa hình Bắc Mĩ. - Trình bày được đặc điểm của các sông và hồ lớn của Bắc Mĩ. - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu Bắc MĨ. 2. Kĩ năng - Xác định trên bản đồ, lược đồ châu Mĩ vị trí của khu vực Bắc Mĩ. - Sử dụng lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của Bắc Mĩ. - Phân tích lát cắt địa hình Bắc Mĩ để nhận biết và trình bày sự phân hóa địa hình theo hướng Đông-Tây của Bắc Mĩ. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập bộ môn. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên châu Mĩ hoặc máy chiếu 2. Học sinh: - Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan. 2. Kĩ thuật - Chia nhóm (đôi), đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Cho biết đặc điểm lãnh thổ Châu Mĩ? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - GV: . Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV chiếu bản đồ tự nhiên châu Mĩ. - Gọi 1hs xác định vị trí, giới hạn của Bắc Mĩ trên lược đồ, các HS khác nx,bs - Bắc Mĩ nằm trong khoảng những vĩ tuyến nào? - GV: Chiếu và giới thiệu Bắc Mĩ gồm Ca-na-đa, Hoa Kì và Mê-hi-cô. - Gv chuyển ý: Vậy địa hình và khí hậu của Bắc Mĩ có đặc điểm gì? * Vị trí, giới hạn của Bắc Mĩ: - Từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 150B. - Gv chiếu lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ, xác định vĩ tuyến 400B, yc: - Quan sát hình 36.1 và 36.2, cho biết - Từ Tây sang Đông địa hình Bắc Mĩ có thể chia thành mấy khu vực?kể tên và xác định trên hình? - HS: 3 khu vực, xác định trên hình. HS khác nx, bs. - Vậy em có nhận xét gì về cấu trúc địa hình Bắc Mĩ? - Quan sát H36.1+36.2, nghiên cứu thông tin mục a trong tg 1 phút: - Nêu đặc điểm địa hình của hệ thống Cooc-đi-e? (Gv chiếu ảnh vùng núi cooc-đi-e gợi ý HS về loại núi) - Kể tên và xác định vị trí các mỏ khoáng sản của hệ thống cooc-đi-e? Em có nx gì về tài nguyên kháng sản của miền? - Nêu đặc điểm địa hình của miền đồng bằng? - Kể tên và xác định trên lược đồ các hồ lớn và sông dài của miền?Em có nx gì về hệ thống hồ và sông của miền? - Gv: Hầu hết các sông đều bắt nguồn từ vùng núi chảy qua miền đồng bằng đổ ra các vịnh, biển phía bắc và phía nam. Các hồ nối liền với nhau bởi các con sông. - Địa hình miền núi già và sơn nguyên ở phía đông gồm mấy bộ phận? - Gv chiếu ảnh miền núi A-pa-lat, gợi ý HS nx hình thái núi. - Gv xác định các mỏ than, sắt trên bản đồ. - Gv chốt kiến thức và chuyển ý: Với 1. Các khu vực địa hình - Cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến. a) Hệ thống Coocđie ở phía tây - Là miền núi trẻ, cao, đồ sộ, hiểm trở. - Dài 9000km, cao trung bình 3000m- 4000m. - Gồm nhiều dãy chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. - Có nhiều khoáng sản: đồng, vàng, uranium và quặng đa kim. b) Miền đồng bằng ở giữa - Rộng lớn, hình dạng lòng máng. - Có nhiều hồ rộng (Hồ Gấu Lớn, hồ Nô lệ Lớn, Hồ Thượng, hồ Huron, ...) và nhiều sông dài (S.Mit-xu-ri, S.Mi- xi-xi-pi, ...). c) Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông - Gồm sơn nguyên trên bán đảo La- bra-đo của Ca-na-đa và dãy A-pa-lát của Hoa Kì, chạy theo hướng đông bắc-tây nam. - Dãy A-pa-lat tương đối thấp, chứa nhiều than, sắt. sự phân hóa của địa hình nêu trên, khí hậu Bắc Mĩ phân hóa như thế nào? Hoạt động 2: Cá nhân (20 phút) - GV chiếu lược đồ khí hậu Bắc Mĩ. - Kể tên các kiểu khí hậu của Bắc Mĩ? Nêu nx? - Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa như thế nào? - GV giao nhiệm vụ cho các dãy bàn, yc hoạt động nhóm bàn 3p: + D1+2: tìm hiểu sự phân hóa KH theo chiều bắc - nam, trả lời các câu hỏi: - Theo chiều từ Bắc xuống Nam, Bắc Mĩ nằm trên các vành đai khí hậu nào?Vì sao? - Kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất? + D3+4: tìm hiểu sự phân hóa khí hậu theo chiều tây - đông: - Kể tên các kiểu khí hậu phái tây và các kiểu khí hậu phía đông KT1000T của Hoa Kì? - Giứa phía tây và phía đông KT 1000T của Hoa Kì, khí hậu khác nhau ntn? Vì sao có sự khác nhau đó? - Gv phát phiếu, hướng dẫn chung cho các nhóm trả lời, phát lênh thảo luận trong 4 phút. - HS thảo luận, gv quan sát, giúp đỡ. - Đại diện từng nhóm báo cáo, Gv ghi nhanh lên bảng, các nhóm nhận xét. - Gv chuẩn xác và chốt kiến thức. - Gv giải thích thêm NN có khí hậu núi cao, cận nhiệt ven Vịnh Mê-hi-cô. 2. Sự phân hóa khí hậu - Khí hậu đa dạng, phân hóa theo chiều bắc nam và theo chiều tây đông. * Theo chiều Bắc – Nam: - Bắc Mĩ nằm trên ba vành đai khí hậu khác nhau: hàn đới, ôn đới và nhiệt đới. - Nguyên nhân: do Bắc Mĩ trải từ vòng cực bắc đến vĩ tuyến 150B. * Theo chiều Tây – Đông: - Trong mỗi đới có sự phân hóa theo chiều tây - đông. - Nguyên nhân: hệ thống cooc-đi-e kéo dài theo hướng bắc nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông dãy Cooc-đi-e mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc. Hoạt động 3. Luyện tập - Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ. Hoạt động 4. Vận dụng - Trình bày sự phân hóa của khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hóa đó. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - HDVN: Tìm hiểu về dân cư Châu Mĩ trên Internet. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Đọc trước bài dân cư Bắc Mĩ, trả lời các câu hỏi: nêu sự phân bố dân cư Bắc Mĩ. Trình bày đặc điểm đô thị Bắc Mĩ.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_7_tiet_3839_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf