Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu ký hiệu bản đồ là gì, biết đặc điểm và sự phân loại các ký hiệu bản đồ.

2. Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập.

3. Năng lực

a. Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ

b. Năng lực đặc thù: sử dụng bản đồ, lược đồ, quả Địa Cầu, phân tích tranh ảnh,

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Một số bản đồ có ký hiệu phù hợp với sự phân loại trong SGK.

- Máy chiếu

2. HS: SGK + vở ghi.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm

2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, chia nhóm, đặt câu hỏi

III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra bài cũ

+ Muốn xác định phương hướng trên bản đồ chúng ta phải dựa vào đâu? Có mấy hướng chính? Vẽ sơ đồ.

 + Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lý của 1 điểm là gì? Làm bài tập 2 SGK:

 Đáp án: bài 2 -> G 1300 Đ; 150 B. H 1250 Đ; 00.

3. Bài mớiHoạt động 1. Khởi động

- GV treo bản đồ thế giới, gọi HS lên chỉ 1 vài kí hiệu trên bản đồ.

- GV giới thiệu bài.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 09/10/2020 Tiết 5 - Bài 5 KÍ HIỆU BẢN ĐỒ. CÁCH BIÓU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu ký hiệu bản đồ là gì, biết đặc điểm và sự phân loại các ký hiệu bản đồ. 2. Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập. 3. Năng lực a. Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ b. Năng lực đặc thù: sử dụng bản đồ, lược đồ, quả Địa Cầu, phân tích tranh ảnh, II. CHUẨN BỊ 1. GV: Một số bản đồ có ký hiệu phù hợp với sự phân loại trong SGK. - Máy chiếu 2. HS: SGK + vở ghi. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, chia nhóm, đặt câu hỏi III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ + Muốn xác định phương hướng trên bản đồ chúng ta phải dựa vào đâu? Có mấy hướng chính? Vẽ sơ đồ. + Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lý của 1 điểm là gì? Làm bài tập 2 SGK: Đáp án: bài 2 -> G 1300 Đ; 150 B. H 1250 Đ; 00. 3. Bài mớiHoạt động 1. Khởi động - GV treo bản đồ thế giới, gọi HS lên chỉ 1 vài kí hiệu trên bản đồ. - GV giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV- HS Nội dung 1. Các loại kí hiệu bản đồ - GV giới thiệu 1 số bản đồ KT: công, nông nghiệp và GTVT. - HS Quan sát hệ thống ký hiệu trên bản đồ. ? So sánh và cho nhận xét các kí hiệu với hình dạng thực tế của các đối tượng? ? Kí hiệu bản đồ là gì? Để hiểu được kí hiệu bản đồ, ta phải dựa vào đâu? Tại sao? - HS:Quan sát H 14. ? Có mấy loại ký hiệu? Kể tên 1 số đối tượng địa lý được biểu hiện bằng các loại ký hiệu. ? Ý nghĩa thể hiện của các loại kí hiệu ? Tại sao sông lại có kí hiệu 1 đường kéo dài màu xanh. - HS: Trả lời; GV chuẩn xác và mở rộng. - GV: + Ký hiệu điểm: Thường dùng để biểu hiện diện tích của các đối tượng tương đối nhỏ. Thường được biểu hiện dưới dạng kí hiệu hình học hoặc tượng hình. + Ký hiệu đường: Thể hiện những đối tượng phân bố theo chiều dài là chính (địa giới, đường giao thông, sông ngòi). + Ký hiệu S: Để thể hiện các đối tượng phân bbố theo diện tích (diện tích trồng rừng, đất trồng, vùng trồng lúa, càphê). - HS: Quan sát H 15 và H.10. ? Có mấy dạng ký hiệu? Những dạng kí hiệu này được thể hiện ở bản đồ nào? (bản đồ công – nông nghiệp). ? Đặc điểm quan trọng nhất của kí hiệu là gì? - HS: QS H.14 và H.15 ? Cho biết mối quan hệ giữa các loại kí hiệu và dạng kí hiệu? - HS: Trả lời; GV chuẩn xác - Tiểu kết.. - Chuyển ý 2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ - GV: Treo bđ tự nhiên C.Á ? Một số bđ địa lí tự nhiên thế giới, châu lục, quốc gia, độ cao địa hình được thể hiện bằng những yếu tố nào? - HS quan sát vào H16, những đường viền chu vi của những nát cắt là đường gì? Nối những điểm như thế nào? ? Thế nào là đường đồng mức? ? Để thể hiện độ cao địa hình người ta làm thế nào? Để biểu hiện độ sâu người ta làm ntn? - HS: Trả lời; - GV chuẩn xác và mở rộng. -> Ngoài đường đồng mức (đường đẳng cao) còn có đường đẳng sâu, có cùng dạng hý hiệu song biểu hiện ngược nhau. Ví dụ: độ cao dùng số dương (100m, 50m), đương đẳng sâu dùng số âm (-100m, -50m). - HS:Quan sát H16. ? Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét? (100m) ? Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn núi phía đông và phía tây, hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn? (sườn tây dôc hơn sườn đông) - GV giới thiệu quy ước dùng thang màu biểu hiện độ cao trong bđ Việt Nam: - Quy ước thể hiện độ cao địa hình theo thang màu: + Từ 0 – 200m: xanh lá cây. + Từ 200 – 500m: màu vàng hay màu hồng nhạt. + 500 – 1000m: màu đỏ. + 2000m trở lên: nâu. - GV khái quát bài học - HS ghi nhớ 1.Các loại kí hiệu bản đồ - Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu có tính qui ước (hình vẽ, màu sắc, chữ cái.) dùng để thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ. - Bảng chú giải thích nội dung và ý nghĩa của kí hiệu. - Có 3 loại kí hiệu: Điểm, đường và diện tích. - Có 3 dạng kí hiệu : hình học, chữ, tượng hình. - KL: Ký hiệu phản ánh vị trí, sự phân bố của đối tượng địa lí trong không gian. 2.Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ - Biểu hiện độ cao địa hình bằng thang màu hoặc đường đồng mức. - KN: Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng một độ cao. * Ghi nhí Hoạt động 3. Luyện tập ? Tại sao khi sử dụng bản đồ phải xem bảng chú giải? -> Vì chú giải của bản đồ giúp ta hiểu nội dung ,ý nghĩa của các kí hiệu. ? Dựa vào các kí hiệu trên bđ trên bảng tìm ý nghĩa của từng loại kí hiệu khác nhau. Hoạt động 4. Vận dụng - Vẽ các kí hiệu bản đồ về khoáng sản. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu thêm các bản đồ, tập đọc các kí hiệu trên sách báo, trên mạng V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU Bài 6: Thực hành. Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học (khuyến khích hs tự học) - Chuẩn bị: Tiết sau ôn tập +GV kí hợp đồng với hs( chia lớp làm 10 nhóm ,phát phiếu câu hỏi) + HS làm ở nhà , giờ sau thanh lí hợp hợp đồng + Hình dạng kích thước của trái đất, hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến. + Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ. + Xác định phương hướng, tọa độ địa lí. Kí hiệu bản đồ. + Các dạng bài tập: Xác định phương hướng, tọa độ địa lí, tỉ lệ bản đồ ...........................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_5_ki_hieu_ban_do_cach_bieu_hien_di.doc
Giáo án liên quan