Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 19 đến 21 - Trường THCS Phúc Than

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được các khái niệm: khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại

sinh.Kể tên và nêu công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.

2. Kĩ năng

- Nhận biết một số loại khoáng sản qua mẫu vật (hoặc qua ảnh màu): than,

quặng sắt, quặng đồng, đá vôi, apatit.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng

lực hợp tác; năng lực giao tiếp,sử dụng bản đồ .

- Phẩm chất: Tự chủ , tự tin, trách nhiệm .

II. Chuẩn bị

* Giáo viên: Tranh ảnh hoặc mẫu vật các loại khoáng sản, bản đồ khoáng sản

Việt Nam.

* Học sinh: Mang đá vôi.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

1. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện

tập thực hành

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra

- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới

* Hoạt động 1: Khởi động

- GV yêu cầu HS kể tên các loại khoáng sản ở địa phương mà em biết.

- Cho biết những khoáng sản này dùng để làm gì ?

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 94 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 19 đến 21 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 31.12 - 6A1,4 04.01 - 6A2. 08.01 - 6A3. Tiết 19 CÁC MỎ KHOÁNG SẢN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được các khái niệm: khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh.Kể tên và nêu công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến. 2. Kĩ năng - Nhận biết một số loại khoáng sản qua mẫu vật (hoặc qua ảnh màu): than, quặng sắt, quặng đồng, đá vôi, apatit... 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản. 4. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp,sử dụng bản đồ ... - Phẩm chất: Tự chủ , tự tin, trách nhiệm ... II. Chuẩn bị * Giáo viên: Tranh ảnh hoặc mẫu vật các loại khoáng sản, bản đồ khoáng sản Việt Nam. * Học sinh: Mang đá vôi. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học 1. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động - GV yêu cầu HS kể tên các loại khoáng sản ở địa phương mà em biết. - Cho biết những khoáng sản này dùng để làm gì ? * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động Cả lớp (15 phút) GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức trong (SGK) cho biết: Khoáng sản là gì? (Là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng. - Là nơi tập trung nhiều khoáng sản có khả năng khai thác,) GV:HS đọc bảng công dụng các loại khoáng sản - Em hãy phân loại khoáng sản trong tự nhiên?( 3 loại khoáng sản 1. Các loại khoáng sản - Khái niệm khoáng sản: các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng gọi là khoáng sản. - Những nơi tập trung nhiều khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản. - Phân loại theo công dụng: + Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu) + Khoáng sản kim loại + Khoáng sản phi kim loại) - Xác định trên bản đồ việt nam 3 nhóm khoáng sản trên? Hoạt động Nhóm cặp (15 phút) GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức trong (SGK) cho biết: - Các khoáng sản được hình thành như thế nào? Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh: (Là khoáng sản được hình thành do mắcma. - Được đưa lên gần mặt đất. VD: đồng, chì, kẽm, thiếc,vàng, bạc... b. Mỏ ngoại sinh: - Được hình thành do quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng (thung lũng). - Được hình thành trong quá trình hàng vạn, hàng triệu năm. Cần khai thác và sử dụng hợp lí.) GV một số khoáng sản có 2 nguồn gốc nội, ngoại sinh (quặng sắt) - Dựa vào bản đồ việt nam đọc tên và chỉ một số khoáng sản chính ? GV thời gian hình thành các mỏ khoáng sản là 90% mỏ quặng sắt được hình thành cách đây 500-600 triệu năm. Than hình thành cách đây 230- 280 triệu năm, dầu mỏ từ xác sinh vật chuyển thành dầu mỏ cách đây 2-5 triệu năm. - GV kết luận các mỏ khoáng sản được hình thành trong thời gian rất lâu, chúng rất quí không phải vô tận do đó vấn đề khai thác và sử dụng, bảo vệ phải được coi trọng. + Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu) + Khoáng sản kim loại + Khoáng sản phi kim loại) 2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh - Các mỏ khoáng sản nội sinh là các mỏ được hình thành do nội lực. - Các mỏ khoáng sản ngoại sinh là các mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực. Hoạt động 3: Luyện tập - Khoáng sản là gì ? - Theo mục đích sử dụng khoáng sản được phân thành những loại nào.Cho ví dụ Hoạt động 4: Vận dụng - Ở địa phương em có những khoán sản nào ? Khoáng sản đó dùng để làm gì? Hoạt động 5: Mở rộng bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau. - Đọc trước bài 16. Ngày dạy: 07.01 - 6A4,1. 11.01 - 6A2. 15.01 - 6A3. Tiết 20 Thực hành ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN I. Mục tiêu 1.Kiến thức - Nhớ khái niệm đường đồng mức, cách tìm độ cao địa hình dựa vào đường đồng mức. 2.Kĩ năng - Biết tính độ cao địa hình, nhận xét độ dốc dựa vào đường đồng mức. - Biết sử dụng bản đồ ty lệ lớn có đường đồng mức đơn giản. 4. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp, Đọc bản đồ hoặc lược đồ địa hình. - Phẩm chất: Tự chủ , tự tin, trách nhiệm ... II. Chuẩn bị * Giáo viên:- Hình vẽ SGK phóng to. * Học sinh: Thước kẻ, máy tính bỏ túi. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học 1. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra - Khoáng sản là gì ? Kể tên các loại khoáng sản, cho ví dụ. - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động - Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ ? * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động cá nhân (20 phút) - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong sgk. Hướng dẫn: đọc bảng tra cứu thuật ngữ trang 84SGK. - GV nhận xét, bổ sung. Hoạt động cặp (20 phút) - HS làm việc theo cặp, trả lời các câu hỏi SGK. 1. Bài tập 1 - Đường đồng mức (Đường đẳng cao) là những đường nối những điểm có cùng độ cao so với mực nước biển. - Dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình vì: trên đường đồng mức có ghi độ cao của địa hình. 2. Bài tập 2 - Hướng từ đỉnh A1 đến A2 là hướng từ Tây sang Đông. - Sự chênh lệch độ cao 2 đường đồng - Đại diện các nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV chuẩn xác kiến thức. mức: 100m. - Độ cao của các đỉnh: + A1: 900m; A2: > 600m. + B1: 500m; B2: 650m; B3: 550m. - Đỉnh A1 cách A2: 7,7cm  khoảng cách thực tế: 7,7km. - Sườn Tây dốc hơn sườn Đông. Vì các đường đồng mức phía Tây nằm dày và sát nhau hơn sườn phía Đông. Hoạt động 3: Luyện tập Đã thực hiện ở trên. Hoạt động 4: Vận dụng Cho biết địa hình chủ yếu ở địa phương em là gì? Hoạt động 5: Mở rộng bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo - Làm các bài tập tương tự trong tập bản đồ. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau. - Tìm hiểu về Lớp vỏ khí: + Thành phần của không khí? + Những nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm? Hậu quả? + Như thế nào là tầng Ôzôn? Hậu quả của việc thủng tầng Ôzôn và hiệu ứng nhà kính? Ngày dạy: 14.11 - 6A4,1. 17.01 - 6A3. 18.01 - 6A2. Tiết 21 Bài 17 LỚP VỎ KHÍ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí, biết vai trò của hới nước trong lớp vỏ khí. - Biết các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao và đặc điểm chính của mỗi tầng. - Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh, đại dương, lục địa. 2. Kĩ năng - Quan sát, nhận xét sơ đồ, hình vẽ về các tầng của lớp vỏ khí; các đai khí áp và gió. - Nhận xét hình các tầng của lớp vỏ khí. 3. Thái độ - Yêu quý và bảo vệ sự trong lành của bầu khí quyển trên Trái Đất. 4. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp, phân tích kênh hình. - Phẩm chất: Tự chủ , tự tin, trách nhiệm ... II. Chuẩn bị * Giáo viên: Tranh các thành phần của không khí, các tầng khí quyển. * Học sinh: Đọc và nghên cứu trước bài ở nhà. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học 1. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động - Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ ? * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động Cả lớp (10 phút) GV: Yêu cầu HS quan sát H45 (SGK) cho biết thành phần của không khí? (Thành phần của không khí gồm: + Khí Nitơ: 78% + Khí Ôxi: 21% + Hơi nước và các khí khác: 1%) Gv nếu không có hơi nước trong không khí thì bầu khí quyển không có hiện tượng khí tượng là mây mưa sương mù Hoạt động Cá nhân (15 phút) GV xung quanh trái đất có lớp không khí bao bọc gọi là khí quyển. Khí quyển như cỗ máy thiên nhiên sử dụng năng lượng mặt trời phân phối điều hoà nước trên khắp hành tinh dưới hình thức mây mưa điều hoà cácboníc và ôxi trên Trái Đất. Con người không nhìn thấy không khí nhưng quan sát được các hiện tượng khí tượng xảy ra trong khí quyển. Vậy khí quyển có cấu tạo thế nào, đặc điểm ra sao? - HS quan sát H 46 (SGk) tranh cho biết Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? ( Các tầng khí quyển: A: Tầng đối lưu: 0-> 16km B: Tầng bình lưu: 16 -> 80km C: Các tầng cao của khí quyển: 80 km) - Vai trò của từng tầng ? ( Tầng đối lưu: là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng: Mây, mưa, sấm, chớp,.... 1. Thành phần của không khí - Thành phần của không khí bao gồm khí Nitơ (chiếm 78%), khí Ôxi (chiếm 21%), hơi nước và các khí khác (chiếm 1%). - Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ hết sức nhỏ, nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa. 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí(khí quyển) - Tầng đối lưu: + Nằm sát mặt đất, tới độ cao khoảng 16km; tầng này tập trung tới 90% không khí. + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. + Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C). + Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng. - Tầng bình lưu: + Nằm trên tầng đối lưu, tới độ cao khoảng 80 km. + Có lớp ôdôn, lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. - Các tầng cao: - Nhiệt độ của tầng này cứ lên cao 100m lại giảm 0,6oC. + Tầng bình lưu: Có lớp ôzôn giúp ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.) Hoạt động Nhóm cặp (15 phút) GV: yêu cầu HS đọc nội dung kiến thức trong (SGK) cho biết:nguyên nhân hình thành các khối khí ? (Do vị trí lục địa hay đại dương ) - HS đọc bảng các khối khí cho biết. Khối khí nóng, khối khí lạnh được hình thành ở đâu ? Nêu tính chất của mỗi loại ? (+ Khối khí nóng: Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao. + Khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.) - Khối khí đại dương, khối khí lục địa được hình thành ở đâu ? Nêu tính chất của mỗi loại ? Khối khí đại dương ? (hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn. + Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.) - Kết luận: Sự phân biệt các khối khí chủ yếu là căn cứ vào tính chất của chúng là nóng, lạnh, khô, ẩm. - Tại sao có từng đợt gió mùa đông bắc vào mùa đông ? (Khối khí luôn luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết) Các tầng cao nằm trên tầng bình lưu, không khí của các tầng này cực loãng. 3. Các khối khí - Các khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao. - Các khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp. - Các khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn. - Các khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô. Hoạt động 3: Luyện tập - Thành phần của không khí? - Lớp vỏ khí được chia làm mấy tầng? Hoạt động 4: Vận dụng - Dựa vào đâu người ta chia ra thành 4 khối khí khác nhau? Hoạt động 5: Mở rộng bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau. - Học bài theo câu hỏi trong SGK. - Đọc trước bài 18. Cho biết: + Thời tiết và khí hậu khác nhau ở điểm nào? + Sự thay đổi nhiệt độ của không khí phụ thuộc vào những yếu tố nào?

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_19_den_21_truong_thcs_phuc_than.pdf
Giáo án liên quan