Giáo án Đại số 8 - Tuần 34 - Vũ Đức Dũng

Phương trình

1 ) Hai phương trình tương đương .

Hai pt tương đương là hai pt có cùng tập hợp nghiệm .

2 ) Quy tắc biến đổi pt :

a ) Quy tắc chuyển vế

Khi chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia phải đổi dấu của hạng tử đó

b ) Quy tắc nhân với một số .

Trong một phương trình ta có thể nhân ( hoặc chia ) cả hai vế cho cùng một số khác 0

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 - Tuần 34 - Vũ Đức Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34 Ngày soạn: 2/5/2010 Ngày dạy: 4/5/2010 Tiết 65: ÔN TẬP CUỐI NĂM (Tiết 1) I . Mục tiêu : -Oân tập và hệ thống các kiến thức cơ bản về phương trình và bất phương trình . -Tiếp tục rèn luyện kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử , giải phương trình và bất phương trình . II . Chuẩn bị : GV : Bảng phụ ghi bảng ôn tập phương trình và bất phương trình HS : Làm các câu hỏi ôn tập học kỳ II Bảng nhóm III . Hoạt động trên lớp : GV HS Hoạt động 1 : Oân tập về phương trình bất phương trình . GV lần lượt nêu các câu hỏi đã chuẩn bị ở nhà , yêu cầu hs trả lời để xây dựng bảng sau . Phương trình 1 ) Hai phương trình tương đương . Hai pt tương đương là hai pt có cùng tập hợp nghiệm . 2 ) Quy tắc biến đổi pt : a ) Quy tắc chuyển vế Khi chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia phải đổi dấu của hạng tử đó b ) Quy tắc nhân với một số . Trong một phương trình ta có thể nhân ( hoặc chia ) cả hai vế cho cùng một số khác 0 3 ) Định nghĩa pt bậc nhất một ẩn . Pt dạng ax + b = 0 với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0 , được gọi là pt bậc nhất một ẩn . Ví dụ : 2x – 5 = 0 Bất phương trình 1 ) Hai bất pt tương đương . Hai bất pt tương đương là hai bất pt có cùng tập hợp nghiệm . 2 ) Quy tắc biến đổi bất pt : a) Quy tắc chuyển vế : Khi chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia phải đổi dấu hạng tử đó . b ) Quy tắc nhân với một số . Khi nhân hai vế của một bất pt với cùngmột số khác 0 , ta phải : -Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương -Đổi chiều bất pt nếu số đó âm . 3 ) Định nghĩa bất pt bậc nhất một ẩn . Bất pt dạng ax + b 0 ; ax + b ≤ 0 ; ax + b ³ 0 ) với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0 , được gọi là bất pt bậc nhất một ẩn . Ví dụ: 2x – 5 < 0 ….. Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1/ 130 sgk Phân tích các đa thức sau thành nhân tử GV yêu cầu hs làm dưới lớp , gọi hai hs lên bảng . a ) a2 – b2 – 4a + 4 b ) x2 + 2x – 3 c ) 4x2y2 – (x2 + y2 )2 d ) 2a3 – 54b3 Bài 6 / 131 sgk Tìm giá trị nguyên của x để phân thức M có giá trị là một số nguyên . M = Em hãy nêu lại cách làm dạng toán này ? GV yêu cầu hs lên bảng làm Bài 7 / 131 sgk Giải các phương trình : GV yêu cầu hs giải dưới lớp , gọi 3 HS lên bảng GV chốt lại : Phương trình a đưa được về dạng phương trình bậc nhất có một ẩn số nên có một nghiệm duy nhất . Còn phương trình b và c không đưa được về dạng phương trình bậc nhất có một ẩn số , phương trình b ( 0x = 13 ) vô nghiệm , phương trình c ( 0x = 0 ) vô số nghiệm Bài 8 / 131 sgk Giải các phương trình a ) = 4 b ) - x = 2 Gv yêu cầu HS làm việc cá nhân , nửa lớp làm câu a , nửa lớp làm câu b GV nhận xét Có thể đưa cách giải khác lên bảng phụ . - x = 2 Û = x + 2 Bài 10 /131sgk Giải các phương trình : Hỏi : các phương trình trên thuộc dạng phương trình gì ? cần chú ý điều gì khi giải các phương trình đó ? Hỏi : Quan sát các phương trình đó ta thấy cần biến đổi như thế nào ? GV yêu cầu hai hs lên bảng trình bày , hs khác làm vào tập GV kiểm tra hs làm dưới lớp . GV nhận xét bổ sung nếu cần . Hai hs lên bảng Nửa lớp làm câu a , b ; nửa lớp lam câu b , c HS1: a ) a2 – b2 – 4a + 4 = ( a2 – 4a + 4 ) – b2 = ( a – 2 )2 – b2 = ( a – 2 – b ) ( a – 2 + b ) b ) x2 + 2x – 3 = x2 + 3x – x – 3 = x ( x + 3 ) –( x + 3 ) = ( x + 3 ) ( x – 1 ) Hs 2 : c ) 4x2y2 – (x2 + y2 )2 = ( 2xy )2 – ( x2 + y2 )2 = ( 2xy + x2 + y2 ) ( 2xy – x2 – y2 ) = - ( x – y )2 ( x + y )2 d ) 2a3 – 54b3 = 2 ( a3 – 27b3 ) = 2 ( a – 3b ) ( a2 + 3ab + 9b2 ) HS cả lớp nhận xét chữa bài . HS : Để giải bài toán này , ta cần tiến hành chia tử cho mẫu , viết phân thức dưới dạng tổng của một đa thức và một phân thức với tử thức là một hằng số . Từ đó tìm giá trị nguyên của x để M có giá trị nguyên . HS lên bảng làm , Hs khác làm dưới lớp M = = Với x Ỵ Z Þ 5x + 4 Ỵ Z Û M Ỵ Z Û 2x – 3 Ỵ Ư ( 7 ) Û 2x – 3 Ỵ { ± 1 ; ± 7 } Giải tìm được x Ỵ { -2 ; 1 ; 2 ; 5 } HS giải : Kết quả : a ) x = -2 b ) Biến đổi được 0x = 13 Vậy pt vô nghiệm c ) Biến đổi được 0x = 0 Vậy pt có nghiệm là bất kì số nào . HS nhận xét bài giải của bạn HS làm vào tập . Hai hs lên bảng . a ) * 2x – 3 = 4 2x = 7 x = 3,5 * 2x – 3 = - 4 2x = - 1 x = - 0,5 Vậy S = { - 0,5 ; 3,5 } b ) * Nếu 3x – 1 ³ 0 Thì = 3x – 1 Ta có phương trình : 3x – 1 – x = 2 Giải pt tìm được x = ( TMĐK ) HS : Đó là các phương trình có chứa ẩn ở mẫu . Khi giải ta cần tìm điều kiện xác định của phương trình , sau đó phải đối chiếu với điều kiện xác định của pt để nhận nghiệm . HS : Ở pt a) có (x – 2 ) và ( 2 –x ) ở mẫu vậy cần đổi dấu . Pt b ) củng cần đổi dấu rồi mới quy đồng khử mẫu . HS cả lớp làm bài tập . Hai hs lên bảng làm a ) ĐK : x ≠ - 1 ; x ≠ 2 Quy đồng khử mẫu ta được : x – 2 – 5 ( x + 1 ) = -15 Û x – 2 – 5x – 5= - 15 Û - 4x = - 8 Û x = 2 ( Không TMĐKXĐ ) Vậy pt vô nghiệm b ) ĐK : x ≠ ± 2 Quy đồng khử mẫu ( x – 1 ) ( 2 – x ) + x ( x + 2 ) = 5x – 2 2x + x – 2 + x2 + 2x – 5x + 2 = 0 0x = 0 Vậy phương trình có nghiệm là bất kỳ số nào ≠ ± 2 HS nhận xét và chữa bài Hướng dẫn về nhà . Tiết sau tiếp tục ôn tập , trọng tâm là giải các bài toán bằng cách lập phương trình và bài tập tổng hợp về rút gọn biểu thức Bài tập 12 , 13 , 15 sgk / 131 , 132 Bài 6 , 8 , 10 , 11 / 151 SBT

File đính kèm:

  • docTUẦN 34.doc