I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu cách tạo dáng và trang trí thời trang trong cuộc sống hằng ngày.
2. Phẩm chất
- Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm ở
học sinh, cụ thể qua một số biểu hiện:
- Chăm chỉ: Hs ham học hỏi; chăm chỉ sưu tầm vật liệu để hoàn thành bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Trách nhiệm: có trách với bản thân; Có trách nhiệm với gia đình; Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội; Có trách nhiệm với môi trường sống
- Nhân ái: Biết tôn trọng sản phẩm của mình, của bạn, và các giá trị nghệ thuật.
- Yêu quý trang phục trong cuộc sống, có cái nhìn nghệ thuật đối với thời trang hiện đại.
- Chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình có tính xây dựng trong trao đổi, nhận xét bài vẽ.
3. Năng lực
- Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh giải quyết được những nhiệm vụ học tập được phân công .
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Năng lực ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập
- Năng lực tính toán: vận dụng kiến thức về bố cục tỉ lệ hình mảng của bài vẽ.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: HS tạo dáng và trang trí được một số trang phục đơn giản : áo ngắn, quần dài, áo dài, váy áo dân tộc thiểu số
- Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Năng lực tư duy, năng lực quan sát khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Tiết 16: Vẽ trang trí - Tạo dáng và trang trí thời trang - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/12/2020
Ngày giảng: 15/12/2020(9B)
Tiết 16: Vẽ trang trí
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ THỜI TRANG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu cách tạo dáng và trang trí thời trang trong cuộc sống hằng ngày.
2. Phẩm chất
- Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm ở
học sinh, cụ thể qua một số biểu hiện:
- Chăm chỉ: Hs ham học hỏi; chăm chỉ sưu tầm vật liệu để hoàn thành bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Trách nhiệm: có trách với bản thân; Có trách nhiệm với gia đình; Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội; Có trách nhiệm với môi trường sống
- Nhân ái: Biết tôn trọng sản phẩm của mình, của bạn, và các giá trị nghệ thuật.
- Yêu quý trang phục trong cuộc sống, có cái nhìn nghệ thuật đối với thời trang hiện đại.
- Chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình có tính xây dựng trong trao đổi, nhận xét bài vẽ.
3. Năng lực
- Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh giải quyết được những nhiệm vụ học tập được phân công .
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Năng lực ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập
- Năng lực tính toán: vận dụng kiến thức về bố cục tỉ lệ hình mảng của bài vẽ.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: HS tạo dáng và trang trí được một số trang phục đơn giản : áo ngắn, quần dài, áo dài, váy áo dân tộc thiểu số
- Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Năng lực tư duy, năng lực quan sát khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bài trình chiếu
2. Học sinh:
- Dụng cụ học tập
III. PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp gợi mở.
- Phương pháp luyện tập.
2. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động: GV tổ chức trò chơi
- Bịt mắt đoán đồ vật
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- GV cho HS quan sát một số mẫu thiết kế thời trang đẹp, độc đáo (với nhiều loại chất liệu: vải, giấy báo, len...), hoa văn họa tiết hiện đại.
- GV: Cho biết chất liệu các loại trang phục trên?
- HS: Lụa, vải, len, giấy báo...
- GV: Họa tiết, hoa văn được sử dụng ở các trang phục đó là hoa văn họa tiết gì?
- HS: Xoắn ốc, đường carô, chữ cái..
- GV: Cho biết đặc trưng cho trang phục dành cho Xuân- hạ, Thu - đông?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung.
I. Quan sát, nhận xét:
- Thời trang hiện đại sử dụng với nhiều chất liệu khác nhau.
- Thời trang hiện đại ngày nay thường sử dụng những hoa văn họa tiết đơn giản, độc đáo với nhiều cách thức sắp xếp đa dạng.
- Thời trang Xuân - Hạ: mát mẻ (đi kèm có mũ phớt, kính mát, đồng hồ, giầy thể thao...)
- Thời trang Thu - đông: kín đáo (đi kèm có mũ len, khăn quàng cổ, găng tay, ủng...)
Hướng dẫn cách tạo dáng và trang trí:
- GV treo hình minh họa, yêu cầu hs nhắc lại các bước tạo dáng và trang trí thời trang.
- B1: Chọn mẫu áo, vẽ khái quát hình dáng của áo.
- B2: Tìm hình dáng và phác các bộ phận của áo.
- B3: Tìm và sắp xếp hoạ tiết, màu sắc.
- GV cho HS tham khảo một số bài vẽ của hs năm trước
II. Cách tạo dáng và trang trí áo:
- Quan sát hình gợi ý
- Quan sát tranh mẫu
- 3 bước:
+ Chọn mẫu áo phù hợp với đối tượng (áo dài, áo nam, áo nữ, trẻ em, người già...). Phác hình dáng chung và tỉ lệ khái quát của áo.
+ Tìm hình dáng rồi phác các bộ phận như cổ áo, thân áo, tay áo phù hợp với kiểu dáng chung của áo để tạo được sự hài hoà, thống nhất.
+ Tìm những hoạ tiết đẹp để sắp xếp trên áo, có thể sắp xếp theo các hình thức như đăng đối, xen kẽ, lặp, hình mảng không đều. Hoạ tiết và màu sắc phải phù hợp với mùa, với đối tượng mặc.
- Tham khảo và học tập
* Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
- HS quan sát một số mẫu thiết kế thời trang
* Hoạt động 4: VẬN DỤNG
- HS Tiếp tục hoàn thiện bài vẽ từ tiết trước
* Hoạt động 5: Mở rộng, tìm tòi.
+ Củng cố, bổ sung
- Nhận xét bài của HS, chọn một số bài làm đã hoàn thiện hoặc gần hoàn thiện có bố cục, nội dung tốt, có ý tưởng sáng tạo, gợi ý cho hs tự nhận xét bài của bạn, đánh giá theo ý của mình.
- GV nhận xét những ưu, nhược điểm. Tuyên dương, khuyến khích bài vẽ tốt, đúng. Động viên bài vẽ chưa tốt.
+ Mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo
GV giới thiệu một số ngành nghề về thiết kế thời trang, trang trí ứng dụng trong cuộc sống
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- GV hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu thêm kiến thức về thiết kế thời trang
- GV y/c HS đọc bài và nghiên cứu trước bài Sơ lược về một số nền mĩ thuật Châu Á
*Phần dành cho HS hòa nhập: HS vẽ một bộ trang phục đơn giản theo ý thích của HS. GV quan tâm hướng dẫn HS làm
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_tiet_16_ve_trang_tri_tao_dang_va_tra.doc