Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu và giải thích được nội dung, vai trò của từng nguyên tắc phòng, chống sâu bệnh

hại cây trồng.

- Nêu được nội dung và vai trò biện pháp của biện pháp canh tác phòng, trừ sâu bệnh

hại, biện pháp sử dụng giống chống sâu bệnh

- Nêu được nội dung công việc và ưu nhược điểm của biện pháp thủ công phòng trừ

sâu bệnh hại cây trồng. Chỉ ra được những ưu nhược điểm của phương pháp hóa học

phòng trừ sâu bệnh hại; trình bày được những cách dùng thuốc hóa học có hiệu quả

trừ sâu, bệnh an toàn cho người và sinh vật, bảo vệ môi trường. Nêu được biện pháp

an toàn khi sử dụng thuốc.

- Trình bày được nội dung phòng trừ sâu hại bằng biện pháp sinh học và ưu , nhược

điểm của phương pháp này.

- Giải thích được nội dung của biện pháp kiểm dịch thực vật và nêu được vai trò của

biện pháp này trong hệ thống các biện pháp bảo vệ thực vật.

2. Phẩm chất:

Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

3. Năng lực:

a. Năng lực chung:

Năng lực tự học, năng lực tự nghiên cứu, năng lực ngôn ngữ, hợp tác.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ.

II.Chuẩn bị :

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, Tranh hình 21,22,23 SGK.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước bài.

III. Phương pháp kĩ thuật.

1. Phương pháp:

Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở, dạy học nhóm, liên hệ thực tế, trực quan.

2. Kĩ thuật:

Kĩ thuật đặt câu, động não, kĩ thuật chia nhóm

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 89 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 13/10/2020( 7A2) Tiết 11 Bài 13: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu và giải thích được nội dung, vai trò của từng nguyên tắc phòng, chống sâu bệnh hại cây trồng. - Nêu được nội dung và vai trò biện pháp của biện pháp canh tác phòng, trừ sâu bệnh hại, biện pháp sử dụng giống chống sâu bệnh - Nêu được nội dung công việc và ưu nhược điểm của biện pháp thủ công phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Chỉ ra được những ưu nhược điểm của phương pháp hóa học phòng trừ sâu bệnh hại; trình bày được những cách dùng thuốc hóa học có hiệu quả trừ sâu, bệnh an toàn cho người và sinh vật, bảo vệ môi trường. Nêu được biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc. - Trình bày được nội dung phòng trừ sâu hại bằng biện pháp sinh học và ưu , nhược điểm của phương pháp này. - Giải thích được nội dung của biện pháp kiểm dịch thực vật và nêu được vai trò của biện pháp này trong hệ thống các biện pháp bảo vệ thực vật. 2. Phẩm chất: Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật. 3. Năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự nghiên cứu, năng lực ngôn ngữ, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ. II.Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, Tranh hình 21,22,23 SGK. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc trước bài. III. Phương pháp kĩ thuật. 1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở, dạy học nhóm, liên hệ thực tế, trực quan. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu, động não, kĩ thuật chia nhóm IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu tác hại của sâu bệnh hại cây trồng. ? Nêu những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu, bệnh phá hại. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động. - Kể tên các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng mà gia đình và ở địa phương em đang áp dung? - Theo em, thuốc trừ sâu hóa học có tác hại như thế nào đối với con người và môi trường? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Cho học sinh nghiên cứu các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại ( SGK) sau đó phân tích từng nguyên tắc mỗi nguyên tắc lấy 1VD GV: Trong nguyên tắc “Phòng là chính” gia đình, địa phương đã áp dụng biện pháp tăng cường sức chống chịu của cây với sâu bệnh như thế nào? HS: Liên hệ thực tế và trả lời. GV: Lợi ích áp dụng “ Nguyên tắc chính” là gì? HS: liên hệ và trả lời. GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 HS trong ( 5’ ) đê hoàn thành mẫu bảng bài tập SGK trang 31. HS: Thảo luận và hoàn thành bài tập. GV: Kết luận bằng bảng phụ kết quả. GV: Nhấn mạnh tác dụng phòng trừ sâu bệnh hại của 5 biện pháp đã nêu trong sách giáo khoa. GV: Yêu cầu HS quan sát H21, H22 sau đó thỏa thuận nhóm bàn( 5’) HS: Quan sát hình và liên hệ thực tế trả lời. GV: Cho HS quan sát tranh đồng thời nghiên cứu thông tin SGK và nêu ưu, nhược điểm của biện pháp hóa học. HS: Trả lời. GV: Yêu cầu HS quan sát H23 phóng to và xác định tên của các phương pháp sử dụng thuốc trong hình. HS: Quan sát và xác đinh. I. Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại. - Phòng là chính - Trừ sớm, kịp thời , nhanh chóng và triệt để - Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ II. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. 1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại. - Vệ sinh đồng ruộng, làm đất để trừ mầm mống sâu bệnh , mất nơi ẩn nấp. - Gieo trồng đúng thời vụ: tránh thời kỳ sâu bệnh phát sinh. - Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lý - Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích. - Sử dụng giống chống sâu bệnh. 2. Biện pháp thủ công. - Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh - Nhược điểm: Tốn công. 3. Biện pháp hoá học. Đáp án: Phun thuốc. Rắc thuốc vào đất. Trộn thuốc vào đất+ hạt giống. 4. Biện pháp sinh học GV: Biện pháp sinh học được thực hiện như thế nào? HS: Trả lời. GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK và cho biết ưu, nhược điểm của phương pháp sinh học. HS: Trả lời. GV: Nêu ưu, nhược điểm của phương pháp kiểm dịch thực vật. HS: Trả lời. - Sử dụng một số loại côn trùng có ích như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim ,ếch để tiêu diệt những côn trùng có hại. + Ưu: Không ô nhiễm mội trường, hiệu quả cao. + Nhược: Mất rất nhiều thời gian. 5. Biện pháp kiểm dịch thực vật. + Ưu: Hạn chế được sự lây lan của bệnh dịch. + Nhược : Không diệt được trừ được sâu bệnh ngay. Hoạt động 3: Luyện tập - Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ SGK/33. - Yêu cầu HS trả lời nhanh một số các câu hỏi trắc nghiệm : 1. Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào phòng trừ có hiệu quả và ít tốn kém? a. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh b. Biện pháp thủ công c. Biện pháp hóa học d. Biện pháp sinh học e. Biện pháp kiểm dịch thực vật 2. Chọn câu em cho là đúng: a. Phơi đất ải là biện pháp phòng trừ sâu bệnh b. Tháo nước cho ngập cây trồng là biện pháp phòng trừ sâu bệnh c. Dùng thuốc hóa học phun liên tục là biện pháp tốt nhất phòng trừ sâu bệnh có hại cây trồng d. Phát triển những động vật ăn thịt hay ký sinh trên trứng hay sâu non của sâu hại là biện pháp phòng trừ sâu hại cây trồng có hiệu quả. 3. Muốn phòng trừ sâu, bệnh đạt hiệu quả cao cần áp dụng: a. Biện pháp hoá học b. Phối hợp biện pháp kiểm dịch thực vật và canh tác c. Biện pháp thủ công d. Sử dụng tổng hợp và thích hợp các biện pháp Hoạt động 4: Vận dụng. - Hãy chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của em về các biện pháp phòng trừ sâu bệnh haijcaya trồng. - Tìm hiểu xem gia đình và địa phương em đã áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại như thế nào ? Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. + Hãy điền những chữ cái thích hợp vào ô trống để hoàn thành câu tục ngữ về phương châm phòng trừ bệnh của ông cha ta?Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ này? P N V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau. - Về nhà học bài trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đọc và xem trước bài 14 sách giáo khoa. - Chuẩn bị một số nhãn thuốc trừ sâu để giờ sau thực hành. *************************************************** Ngày giảng: 17/10/2020( 7A2) Tiết 12 Bài 14: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHÃN HIỆU CỦA THUỐC TRỪ SÂU BỆNH HẠI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Sau khi học song học sinh biết được một số loại thuốc ở dạng bột, bột thấm nước, hạt và sữa. - Biết đọc các nhãn thuốc ( độ độc của thuốc, tên thuốc) - Nhận biết được độ độc của thuốc qua kí hiệu, biểu thị trên nhãn hiệu thuốc trên bao bì. Nhận biết được tên thuốc, hàm lượng chất độc và dạng thuốc qua ký hiệu ghi ở nhãn trên bao bì. 2. Phẩm chất: Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật. 3. Năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự nghiên cứu, năng lực ngôn ngữ, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ. - Có ý thức tham gia tích cực cùng gia đình,địa phương phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng , đảm bảo vệ sinh sản phẩm trồng trọt và bảo vệ môi trường đất, nước, không khí. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Chuẩn bị các mẫu thuốc trừ sâu bệnh ở dạng hạt, bột hoà tan, bột thấm nước, sữa.Tranh vẽ nhãn hiệu và nồng độ của thuốc. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài 14 từ nhà. III. Phương pháp, kĩ thuật. 1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở, dạy học nhóm, liên hệ thực tế, trực quan. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu, động não, kĩ thuật chia nhóm. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: ( Kiểm tra 15 phút) ĐỀ BÀI: Câu 1: Nêu nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại? Câu 2: Nêu ưu và nhược điểm của biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại bằng phương pháp hóa học ? ĐÁP ÁN Câu Nội dung điểm 1 Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại - Phòng là chính 1,5 - Trừ sớm, kịp thời , nhanh chóng và triệt để 1,5 - Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ 1,5 2 Phương pháp hóa học + Ưu điểm - Diệt trừ sâu bệnh nhanh, ít tốn công 1 + Nhược điểm - Dễ gây độc cho con người và vật nuôi 1,5 - Làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí 1,5 - Giết chết các sinh vật khác ở ruộng( kể cả sinh vật có ích ) 1,5 Tổng 10 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động. Thuốc phòng trừ sâu , bệnh hại là là loại thuốc thay đổi liên tục , tuỳ từng địa phương sử dụng những loại thuốc khác nhau. Nhưng đặc điểm của 1 số hãng thuốc vẫn giữ nguyên như: Thuốc do công ty sát trùng việt nam sx , thường ghi dạng thuốc bằng cách viết tắt của tiếng việt , nếu các công ty bảo vệ thực vật khác sx thường viết tắt bằng tiếng anh. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu của giờ học thực hành, chia nhóm thực hành và phân công nhóm trưởng. GV: Phân công và giao nhiệm vụ cho các nhóm phân biệt được các dạng thuốc và đọc nhãn hiệu của thuốc. Bước 1: GV cho học sinh nhận biết các dạng thuốc. GV: Hướng dẫn học sinh quan sát: Màu sắc, dang thuốc ( Bột, tinh bột). Của từng mẫu thuốc rồi ghi vào vở bài tập Bước 2: Đọc nhãn hiệu và phân biệt độ độc của thuốc trừ sâu bệnh. GV: Hướng dẫn học sinh đọc tên thuốc I. Chuẩn bị: - Vật liệu: các mẫu thuốc (dạng bột, dạng bột thấm nước, dạng hạt và dạng sữa), một số nhãn thuốc của 3 nhóm độc - Dụng cụ : thước, tranh ảnh... II. Quy trình thực hành. 1. Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu bệnh hại. 2. Quan sát một số dạng thuốc. đã ghi trong sách giáo khoa và đối chiếu với hình vẽ trên bảng. GV: Gọi học sinh nhắc lại cách đọc tên thuốc và giải thích các kí hiệu ghi trong tên thuốc. GV: Yêu cầu học sinh phân biệt các mẫu thuốc về màu sắc, hình dạng thuốc và nộp Hoạt động 3: HS thực hành GV: Yêu cầu học sinh nhận biết các loại thuốc trừ sâu qua quan sát và nhận biết qua trộn nước. HS: các nhóm thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên. GV: Giám sát uốn nắn những học sinh còn lúng túng. - Nhóm độc - Tên thuốc - Khả năng hòa tan trong nước - tỉ lệ hoạt chất, phụ gia - công dụng, màu sắc * Lưu ý: Chữ viết tắt chỉ các dạng thuốc. + Thuốc bột: Hoà tan trong nước; SP, BHN + Thuốc bột: D,BR,B. + Thuốc bột thấm nước: WP,BTN,DF,WDG + Thuốc hạt: GH, GR. + Thuốc sữa: EC, ND. + Thuốc nhũ dầu: SC. III. Thực hành Hoạt động 3: Luyện tập - Hãy giải thích và tuyên truyền và giải thích cho mọi người áp dụng đóng cách và tuân thủ các nguyên tắc khi sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh. - Tham gia các hoạt động phòng trừ sâu bệnh hại ở gia đình, nhà trường và địa phương. Hoạt động 4: Vận dụng. - Hãy chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của em về các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. - Tìm hiểu xem gia đình và địa phương em đã áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại như thế nào ? Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tập nhận xét qua nhãn và thuốc ở gia đình hiện có. - Hỏi gia đình về cách sử dụng một số loại thuốc và ghi vào vở bài tập. - Tự nghiên cứu lại bài theo nội dung SGK - Liên hệ bài học với thực tế. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau. Yêu cầu học sinh về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức từ đầu năm học, ôn lại kiến thức chương I: Đại cương về kỹ thuật trồng trọt.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_6_nam_hoc_2020_2021_truong_ptdt.pdf