Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 28 đến 35 - Trường THCS Phúc Than

TIẾT 29 - BÀI 30

VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Xác định được vai trò của chăn nuôi đối với đời sống nhân dân, đối với sự phát

triển trồng trọt và phát triển nền kinh tế của đất nước. Nêu được ví dụ minh họa.

- Nêu được các nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

nhằm hướng tới tăng về khối lượng, chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm, để

cải thiện đời sống nhân dân, phát triển kinh tế.

2. Kĩ năng:

- HS khá, giỏi: Nhận thức rõ nhiệm vụ của ngành chăn nuôi từ đó vận dụng để phát

triển kinh tế gia đình.

- HS trung bình, yếu: Vận dụng để sử dụng có hiệu quả các sản phẩm của chăn

nuôi vào sản xuất nông nghiệp tại gia đình, địa phương mình

3. Thái độ:

- Giúp học sinh yêu thích, hứng thú với môn học và có ý thức sử dụng có hiệu quả

các sản phẩm của ngành chăn nuôi.

4. Định hướng năng lựca) Năng lực chung:

- Tự chủ, tự học, hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và làm chủ

ngôn ngữ.

b) Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ, năng lực công nghệ, năng lực khoa học.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Nghiên cứu SGK, hình vẽ 50, phóng to sơ đồ 7 SGK.

2. HS:

a) Trước giờ lên lớp

- Đọc SGK, xem hình vẽ 50, sơ đồ 7 SGK.

- Đọc trước nội dung bài ở nhà.

- Sưu tầm tranh ảnh, liên hệ thực tế gia đình và địa phương.

b) Trong giờ học

- HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân hoặc nhóm.

c) Sau giờ lên lớp

- HS tiếp tục tìm tòi, sưu tầm trạm ảnh, liên hệ thực tế gia đình và địa phương.

pdf21 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 81 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 28 đến 35 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 04.11. TIẾT 28 - BÀI 29 BẢO VỆ KHOANH NUÔI RỪNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng. Trình bày được mục đích và biện pháp bảo vệ rừng nói chung, bảo vệ rừng ở nước ta nói riêng trong giai đoạn hiện nay. - Chỉ ra được mục đích, đối tượng và các biện pháp phù hợp với đối tượng khoanh nuôi rừng có hiệu quả. 2. Kĩ năng: - HS khá giỏi: Biết cách bảo vệ và nuôi dưỡng rừng đồng thời có ý thức bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương. Nhận biết chính xác, phân biệt được các đối tượng khoanh nuôi. - HS trung bình: Nhận biết được một số đối tượng khoanh nuôi. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng, tuyên truyền và ngăn chặn những hiện tượng vi phạm luật bảo vệ rừng ở địa phương . Có ý thức tham gia cùng gia đình, trường học, địa phương bảo vệ, chăm sóc, trồng, khoanh nuôi để giữ gìn tài nguyên rừng như gỗ và động vật quý hiếm, đặc biệt là những loài trong sách đỏ. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: - Tự chủ, tự học, hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ. b) Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ, năng lực công nghệ, năng lực khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. GV: - Đọc SGK, tham khảo tài liệu,hình vẽ SGK và nghiên cứu nội dung bài 29. 2. HS: a) Trước giờ lên lớp - Đọc trước nội dung bài ở nhà. - Sưu tầm tranh ảnh, liên hệ thực tế gia đình và địa phương. b) Trong giờ học - HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân hoặc nhóm. c) Sau giờ lên lớp - HS tiếp tục tìm tòi, sưu tầm trạm ảnh, liên hệ thực tế gia đình và địa phương. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Xử lý tình huống. - Đàm thoại, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,. 2. Kĩ thuật - Động não, trình bày. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số: 7A5 2. Kiểm tra bài cũ: Khai thác rừng hiện nay ở việt nam phải tuân theo các điều kiện nào? Dùng các biện pháp nào để phục hồi rừng sau khi khai thác? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung (gợi ý) GV: Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng? HS tb,y: trả lời GV: Em hãy cho biết tình hình rừng hiện nay ở nước ta? HS tb,k : trả lời GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK và cho biết bảo vệ rừng nhằm mục đích gì? HS tb: trả lời GV: Tài nguyên rừng có các thành phần nào? HS: Trả lời. GV: Để đạt được mục đích trên cần áp dụng biện pháp nào? HS: Trả lời. GV: Nêu mục đích của việc khoanh nuôi rừng. HS : Nghiên cứu và trả lời GV: Hướng dẫn học sinh xác định đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng. GV: Phân tích các biện pháp kỹ thuật I. ý nghĩa: - Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái. II. Bảo vệ rừng. 1.Mục đích bảo vệ rừng. + Giữ gìn nguồn tài nguyên động vật, thực vật. + Tạo điều kiện cho rừng phát triển  Tài nguyên rừng gồm có các loài thực vật,động vật rừng, đất. 2. Biện pháp bảo vệ rừng. - Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy, lấn chiếm, mua bán lâm sản, săn bắn động vật rừng - Xây dựng lực lượng bảo vệ, cứu chữa rừng. - Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng núi phát triển kinh tế và tham gia tích cực bảo vệ rừng. III. Khoanh nuôi khôi phục rừng. 1. Mục đích: - Tạo hoàn cảnh thuận lợi để các nơi phục hồi rừng có sản lượng cao. 2. Đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng. - Đất đã mất rừng và nương dẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng. 3. Biện pháp khoanh nuôi phục hồi đã nêu trong SGK. - Mức độ thấp: áp dụng biện pháp chống phá. - Mức độ cao. Lâm sinh rừng. - Bảo vệ: Cấm chăn thả gia súc, chống chặt phá, tổ chức phòng cháy. - Phát dọn dây leo, bụi dậm, cuốc sới xung quanh gốc, dặm bổ xung. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Cho học sinh đọc phần có thể em chưa biết, phần ghi nhớ SGK. - Trả lời các câu hỏi cuối sách giáo khoa. ? Hãy nêu mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta? ? Dùng các biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên rừng và đất? ? Những đối tượng và biện pháp nào được áp dụng trong khoanh nuôi, phục hồi rừng ở nước ta? HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng - GV yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung bài học? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Yêu cầu học sinh vẽ tranh về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà xem lại nội dung của bài học. - Hoc bài theo vở ghi và sách giáo khoa. - Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài 30 SGK Ngày soạn: 06.11 PHẦN II: CHĂN NUÔI CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI TIẾT 29 - BÀI 30 VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Xác định được vai trò của chăn nuôi đối với đời sống nhân dân, đối với sự phát triển trồng trọt và phát triển nền kinh tế của đất nước. Nêu được ví dụ minh họa. - Nêu được các nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm hướng tới tăng về khối lượng, chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm, để cải thiện đời sống nhân dân, phát triển kinh tế. 2. Kĩ năng: - HS khá, giỏi: Nhận thức rõ nhiệm vụ của ngành chăn nuôi từ đó vận dụng để phát triển kinh tế gia đình. - HS trung bình, yếu: Vận dụng để sử dụng có hiệu quả các sản phẩm của chăn nuôi vào sản xuất nông nghiệp tại gia đình, địa phương mình 3. Thái độ: - Giúp học sinh yêu thích, hứng thú với môn học và có ý thức sử dụng có hiệu quả các sản phẩm của ngành chăn nuôi. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: - Tự chủ, tự học, hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ. b) Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ, năng lực công nghệ, năng lực khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Nghiên cứu SGK, hình vẽ 50, phóng to sơ đồ 7 SGK. 2. HS: a) Trước giờ lên lớp - Đọc SGK, xem hình vẽ 50, sơ đồ 7 SGK. - Đọc trước nội dung bài ở nhà. - Sưu tầm tranh ảnh, liên hệ thực tế gia đình và địa phương. b) Trong giờ học - HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân hoặc nhóm. c) Sau giờ lên lớp - HS tiếp tục tìm tòi, sưu tầm trạm ảnh, liên hệ thực tế gia đình và địa phương. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Xử lý tình huống. - Đàm thoại, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, 2. Kĩ thuật - Động não, trình bày. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số: 7A5: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng. - Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy, lấn chiếm, mua bán lâm sản, săn bắn động vật rừng - Xây dựng lực lượng bảo vệ, cứu chữa rừng. - Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng núi phát triển kinh tế và tham gia tích cực bảo vệ rừng. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung (gợi ý) GV: Đưa ra câu hỏi để khai thác nội dung kiến thức. GV: Chăn nuôi cung cấp những loại thực phẩm gì? vai trò của chúng? HStb,k: Trả lời. GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình 50 trả lời câu hỏi. GV: Hiện nay còn cần sức kéo của vật nuôi không? vật nuôi nào cho sức kéo? I. Vai trò của chăn nuôi. - Chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. a) Cung cấp thịt, sữa, trứng phục vụ đời sống. b) Chăn nuôi cho sức kéo như trâu, bò, ngựa. c) Cung cấp phân bón cho cây trồng. Gv: Tại sao phân chuồng lại cần thiết cho cây trồng? GV: Em hãy kể tên những đồ dùng từ chăn nuôi? HS quan sát hình vẽ SGK kết hợp nghiên cứu thông tin SGK và trả lời GV: Cho học sinh quan sát sơ đồ 7 và trả lời câu hỏi. GV: em hãy kể tên những loại vật nuôi ở địa phương em? HS: Học sinh thảo luận phát triển chăn nuôi toàn diện GV: để người chăn nuôi, chăn nuôi được tốt, năng xuất cao theo em cần làm gì? HS k,g: Trả lời .GV: Theo em cần làm những công việc trên nhằm mục đích gì? HS tb: trả lời d) Cung cấp nguyên liệu gia công đồ dùng. Y dược và xuất khẩu. II. Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta. - Phát triển chăn nuôi toàn diện ( Đa dạng về loài, đa dạng về quy mô ). - Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất ( giống, thức ăn, chăm sóc thú y ). - Tăng cường cho đầu tư nghiên cứu và quản lý ( Về cơ sở vật chất, năng lực cán bộ) - Nhằm tăng nhanh về khối lượng, chất lượng sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Cho học sinh đọc phần có thể em chưa biết, phần ghi nhớ SGK. - Trả lời các câu hỏi cuối sách giáo khoa. HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng - GV yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung bài học? ? Nêu vai trò và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài. - Đọc và xem trước bài 31 SGK. - Chuẩn bị tranh vẽ hình 51, hình 52, hình 53 SGK. Giảng: 11.11 TIẾT 30 - BÀI 31 GIỐNG VẬT NUÔI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm giống vật nuôi và nêu được ví dụ minh họa. - Trình bày được cơ sở phân loại giống vật nuôi. Nêu được những điều kiện cơ bản để được công nhận là một giống vật nuôi. - Nêu và lấy ví dụ chứng minh giống là yếu tố quyết định thay đổi năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. 2. Kĩ năng: - HS khá giỏi: Có khả năng nhận biết chính xác các giống vật nuôi qua quan sát các đặc điểm ngoại hình và phân biệt được đó đã phải là giống vật nuôi chưa. - HS trung bình, yếu: Nhận biết được một số giống vật nuôi tại gia đình mình. 3. Thái độ: - Góp phần bảo tồn các giống vạt nuôi có giá trị. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: - Tự chủ, tự học, hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ. b) Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ, năng lực công nghệ, năng lực khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. GV: - Nghiên cứu SGK, hình vẽ 51,52,53 SGK. Tài liệu, giáo án, kiến thức bổ sung. 2. HS: a) Trước giờ lên lớp - Đọc SGK. - Đọc trước nội dung bài ở nhà. - Sưu tầm tranh ảnh, liên hệ thực tế gia đình và địa phương. b) Trong giờ học - HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân hoặc nhóm. c) Sau giờ lên lớp - HS tiếp tục tìm tòi, sưu tầm trạm ảnh, liên hệ thực tế gia đình và địa phương. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Xử lý tình huống. - Đàm thoại, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, 2. Kĩ thuật - Động não, trình bày. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số: 7A5: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu nhiệm vụ phát triển chăn nuôi trong thời gian tới? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung (gợi ý) - Bằng phương pháp gợi mở, giáo viên nêu câu hỏi đàm thoại. GV: Muốn chăn nuôi trước hết phải có điều kiện gì? HS tb,k: Trả lời GV: Nghiên cứu thông tin SGK và cho biết thế nào là giống vật nuôi. HS: Lấy ví dụ về giống vật nuôi và điền vào vở bài tập những đặc điểm ngoại hình theo mẫu. GV: Em hãy nêu tiêu chí phân loại giống vật nuôi. HS: Lấy ví dụ dưới sự hướng dẫn của giáo viên. GV: Phân tích cho học sinh thấy được để được công nhận là một giống vật nuôi cần phải có 4 điều kiện sau: GV: Cần làm cho học sinh thấy được giống vật nuôi có ảnh hưởng đến năng sất và chất lượng chăn nuôi. - Qua ví dụ SGK, học sinh lấy ví dụ khác từ giống vật nuôi ở gia đình, địa . Khái niệm về giống vật nuôi. 1. Thế nào là giống vật nuôi. *Kết luận: - Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra, mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định. Tên giống vật nuôi Đặc điểm ngoại hình dễ nhận biết - Gà ri - Lợn móng cái - Lợn lanđrat. - Bò sữa Hà Lan. - Chân thấp, bé, lông màu đỏ thẫm, đen - Thấp, bụng xệ, má nhăn. - ............................... - ............................... 2. Phân loại giống vật nuôi. a) Theo địa lý b) Theo hình thái ngoại hình c) Theo mức độ hoàn thiện của giống. d) Theo hướng sản xuất. 3. Điều kiện để công nhận là một giống vật nuôi. - Có chung nguồn gốc. - Có đặc điểm ngoại hình và năng suất giống nhau. - Có đặc điểm di truyền ổn định. - Có số lượng cá thể đông và phân bố trên địa bàn rộng. II. Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi. 1. Giống vật nuôi quyết định đến năng xuất chăn nuôi. - ( Bảng 3 SGK ) phương. GV: yêu cầu HS đọc và nghiên cứu ví dụ SGK - Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc thì các giống khác nhau sẽ cho năng suất chăn nuôi khác nhau. 2. Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi. - Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi ngày càng tốt hơn. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Cho học sinh đọc phần có thể em chưa biết, phần ghi nhớ SGK. - Trả lời các câu hỏi cuối sách giáo khoa. HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng - GV yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung bài học? ? Nêu các điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Liên hệ gia đình em, bản làng em, xã em đã nuôi các giống vật nuôi này chưa? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài. - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK. - Đọc và xem trước bài 32 SGK. Ngày soạn: 14.11 TIẾT 31 - BÀI 32 SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦAVẬT NUÔI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Xác định được các dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm sinh trưởng, phát dục của vật nuôi, phân biệt được khái niệm sinh trưởng và phát dục, lấy ví dụ minh họa. - Nêu và giải thích được ba đặc điểm quan trọng của sinh trưởng và phát dục của vật nuôi và nêu được ý nghĩa của việc nắm vững đặc điểm về sinh trưởng, phát dục. Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh. - Nêu được các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của vật nuôi, làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi. 2. Kĩ năng: - HS khá giỏi: Phân biệt chính xác thế nào là sinh trưởng và thế nào là phát dục của vật nuôi. Hiểu rõ các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Từ đó vận dụng tốt vào chăn nuôi tại gia đình. - HS trung bình, yếu: Biết được một số đặc điểm đơn giản của một số biểu hiện của sự sinh trưởng và phát dục. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập tốt môn học và vận dụng để phát triển chăn nuôi tại gia đình, địa phương mình. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: - Tự chủ, tự học, hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ. b) Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ, năng lực công nghệ, năng lực khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Nghiên cứu SGK, thu thập tài liệu, sơ đồ SGK. 2. HS: a) Trước giờ lên lớp - Đọc SGK, xem hình vẽ, sơ đồ. - Đọc trước nội dung bài ở nhà. - Sưu tầm tranh ảnh, liên hệ thực tế gia đình và địa phương. b) Trong giờ học - HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân hoặc nhóm. c) Sau giờ lên lớp - HS tiếp tục tìm tòi, sưu tầm trạm ảnh. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Xử lý tình huống. - Đàm thoại, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, 2. Kĩ thuật - Động não, trình bày. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số: 7A5: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi? ? Giống vật nuôi có vai trò như thễ nào trong chăn nuôi? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung (gợi ý) GV: Giảng giải, hướng dẫn học sinh lấy VD về sự sinh trưởng như SGK. - Sự sinh trưởng là sự lớn lên về lượng và phân chia tế bào. GV: Thế nào là sự phát dục? HS tb: Trả lời GV: Yêu cầu HS nghiên cứu bài tập ví I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. 1. Sự sinh trưởng. - Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể. 2. Sự phát dục. dụ SGK trang 87 và hoàn thiện bài tập trong 5’ ( thảo luận nhóm bàn) HS: Các nhóm thảo luận và trả lời Hướng dẫn đoc thêm mục II sgk. GV: Dùng sơ đồ giải thích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của vật nuôi? HS: Nhận biết các yếu tố ảnh hưởng, con người có thể tác động, điều khiển, sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. Kết quả Những biến đổi của cơ thể vật nuôi Sự sinh trưởng Sự phát dục - Xương ống chân của bê dài thêm 5Cm X -Thể trọng của lợn con tăng từ 5kg lên 8kg X - Gà trống biết gáy X - Gà mái bắt đầu đẻ trứng X - Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa X II. Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Đọc thêm III. Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Gồm có yếu tố di truyền và các điều kiện ngoại cảnh. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Cho học sinh đọc phần có thể em chưa biết, phần ghi nhớ SGK. - Trả lời các câu hỏi cuối sách giáo khoa. HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng - GV yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung bài học? ? Phân biệt sự khác nhau giữa sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi. GV: Hệ thống lại bài học, đánh giá giờ học. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Liên hệ gia đình em, theo dõi, quan sát sự phát dục của vật nuôi chưa ? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài. - Đọc và xem trước bài 33 “ Một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi”. Giảng: 18.11 TIẾT 32 - BÀI 33 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÝ GIỐNG VẬT NUÔI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Chỉ ra khái niệm chọn giống vật nuôi và lấy được ví dụ minh họa (dựa vào mục đích chăn nuôi, chọn con đực, cái đạt tiêu chuẩn giữ lại làm giống) - Trình bày được phương pháp chọn giống vật nuôi ( chọn con đực, con cái đạt tiêu chuẩn); phân biệt phương pháp chọn lọc hàng loạt và phương pháp kiểm tra cá thể về bản chất của phương pháp, vai trò của phương pháp. - Nêu được nội dung, mục đích và các biện pháp quản lý giống vật nuôi. 2. Kĩ năng: - HS khá giỏi: Phân biệt được các phương pháp chọn lọc giống khác nhau( chọn lọc hàng loạt – kiểm tra năng suất) và biết cách chọn giống vật nuôi tốt tại gia đình, địa phương mình - HS trung bình, yếu: Biết được một số cách chọn giống vật nuôi tại gia đình mình. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập tốt môn học và vận dụng để phát triển chăn nuôi tại gia đình, địa phương mình. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: - Tự chủ, tự học, hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ. b) Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ, năng lực công nghệ, năng lực khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. GV: - Nghiên cứu SGK, thu thập tài liệu, sơ đồ SGK. 2. HS: a) Trước giờ lên lớp - Đọc SGK, xem hình vẽ, sơ đồ. - Đọc trước nội dung bài ở nhà. - Sưu tầm tranh ảnh, liên hệ thực tế gia đình và địa phương. b) Trong giờ học - HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân hoặc nhóm. c) Sau giờ lên lớp - HS tiếp tục tìm tòi, sưu tầm tranh ảnh. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Xử lý tình huống. - Đàm thoại, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, 2. Kĩ thuật: - Động não, trình bày. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số: 7A5: 2. Kiểm tra bài cũ: ?Thế nào là sinh trưởng, phát dục ở vật nuôi? 1. Sự sinh trưởng: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể. 2. Sự phát dục: Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung (gợi ý) GV: dùng phương pháp giảng giải - Quy nạp GV: Nêu vấn đề GV: Phân tích Ví dụ SGK HS: lắng nghe và ghi nhớ GV: Thế nào là chọn lọc hàng loạt? HS: trả lời GV: Phương pháp chọn lọc hàng loạt đơn giản phù hợp với trình độ kỹ thuật về công tác giống còn thấp nên sử dụng kết quả theo dõi định kỳ. HS: lắng nghe GV: Kiểm tra năng xuất là phương pháp dùng để chọn lọc vật nuôi ở giai đoạn hậu bị – Có độ chính xác cao. GV: Nêu vấn đề HS: Lắng nghe GV: Quản lý giống vật nuôi gồm những công việc gì và mục đích của chọn lọc giống vật nuôi là gì? HS tb,k :trả lời GV: Thế nào là quản lý giống vật nuôi? HS: Trả lời Gv: Hướng dẫn học sinh làm bài tập HS: Thực hiện và làm bài tập I. Khái niệm về chọn giống vật nuôi. - Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi. II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi. 1. Chọn lọc hàng loạt. - Là phương pháp dựa vào các điều kiện chuẩn đã định trước, căn cứ vào sức sản xuất. 2. Kiểm tra năng xuất. - Vật nuôi chọn lọc được nuôi trong một môi trường điều kiện chuẩn, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đã đạt được đem so sánh với kết quả đã định trước để chọn con tốt nhất. III. Quản lý giống vật nuôi. - Quản lý giống vật nuôi bao gồm việc tổ chức và sử dụng giống vật nuôi. - Mục đích của việc quản lý giống là nhằm giữ và nâng cao phẩm chất giống. - Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi. - Phân vùng chăn nuôi. - Chính sách chăn nuôi. - Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Cho học sinh đọc phần có thể em chưa biết, phần ghi nhớ SGK. - Trả lời các câu hỏi cuối sách giáo khoa. HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng - GV yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung bài học. GV: Hệ thống lại bài học, đánh giá giờ học. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy của nội dung bài học. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài. - Đọc và xem trước bài 34 chuẩn bị phương tiện dạy học. Giảng: 25.11 TIẾT 33 - BÀI 34 NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm chọn phối.. Xác định được dấu hiệu, bản chất của khái niệm nhân giống thuần chủng, phân biệt được nhân giống thuần chủng và chọn phối cùng giống. Nêu được các điều kiện nhân giống thuần chủng đạt kết quả. 2. Kĩ năng: - HS khá giỏi: Phân biệt được chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống về mục đích và phương pháp, lấy được ví dụ minh họa. phân biệt được nhân giống thuần chủng và chọn phối cùng giống. - HS trung bình, yếu: phân biệt được nhân giống thuần chủng và chọn phối cùng giống. 3. Thái độ: - Giúp HS yêu thích, hứng thú với môn học và vận dụng các kiến thức để nhân giống vật nuôi tốt tại gia đình mình. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: - Tự chủ, tự học, hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ. b) Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ, năng lực công nghệ, năng lực khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Nghiên cứu SGK, thu thập tài liệu, sơ đồ SGK. 2. HS: a) Trước giờ lên lớp - Đọc SGK, xem hình vẽ, sơ đồ, tham khảo tranh vẽ. - Đọc trước nội dung bài ở nhà. - Sưu tầm tranh ảnh, liên hệ thực tế gia đình và địa phương. b) Trong giờ học - HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân hoặc nhóm. c) Sau giờ lên lớp - HS tiếp tục tìm tòi, sưu tầm tranh ảnh. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Xử lý tình huống. - Đàm thoại, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, 2. Kĩ thuật - Động não, trình bày. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số: 7A5: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy cho biết phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta? - Chọn lọc hàng loạt: Là phương pháp dựa vào các điều kiện chuẩn đã định trước, căn cứ vào sức sản xuất. - Kiểm tra năng xuất: Vật nuôi chọn lọc được nuôi trong một môi trường điều kiện chuẩn, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đã đạt được đem so sánh với kết quả đã định trước để chọn con tốt nhất. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung (gợi ý) GV: Thế nào là chọn phối, chọn phối như thế nào? HS: Trả lời GV: Nghiên cứu thông tin SGK và nêu các phương pháp chọn phối. GV: Lấy 2 ví dụ về chọn phối. HS: Lấy ví dụ GV: Gà ri - rốt có cùng giống bố mẹ không? HS: Trả lời I. Chọn phối. 1. Thế nào là chọn phối. - Chọn ghép đôi giữa con đực và con cái để cho sinh sản gọi là chọn phối. 2. Các phương pháp chọn phối. - Chọn ghép con đực và con cái trong cùng giống đó để nhân lên một giống tốt. - Chọn ghép con đực với con cái khác giống nhau để lai tạo giống. GV: Dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_28_den_35_truong_thcs_phuc_than.pdf
Giáo án liên quan