Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 13: Ôn tập Chương I - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Cang

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Nắm vững các kiến thức đã học ở chương I: Kiến thức về vai trò, nhiệm vụ của

trồng trọt, các khái niệm về đất trồng, phân bón, giống cây trồng, sâu bệnh hại cây

trồng.

2. Phẩm chất:

Tự tin và có tinh thần vượt khó, chấp hành kỉ luật.

3. Năng lực:

a. Năng lực chung:

Năng lực tự học, năng lực tự nghiên cứu, năng lực ngôn ngữ, hợp tác

b. Năng lực đặc thù:

Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tài liệu, giáo án, nội dung ôn tập.

- Chuẩn bị các câu hỏi hệ thống chương trình.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức trong chương trình đã học.

III. Phương pháp kĩ thuật.

1. Phương pháp:

Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở, dạy học nhóm.

2. Kĩ thuật:

Kĩ thuật đặt câu hỏi, khăn trải bàn, lược đồ tư duy.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài.

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 93 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 13: Ôn tập Chương I - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 21/10/2020 TIẾT 13: ÔN TẬP CHƯƠNG I I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm vững các kiến thức đã học ở chương I: Kiến thức về vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt, các khái niệm về đất trồng, phân bón, giống cây trồng, sâu bệnh hại cây trồng. 2. Phẩm chất: Tự tin và có tinh thần vượt khó, chấp hành kỉ luật. 3. Năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự nghiên cứu, năng lực ngôn ngữ, hợp tác b. Năng lực đặc thù: Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tài liệu, giáo án, nội dung ôn tập. - Chuẩn bị các câu hỏi hệ thống chương trình. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức trong chương trình đã học. III. Phương pháp kĩ thuật. 1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở, dạy học nhóm. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, khăn trải bàn, lược đồ tư duy. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài. 3. Bài giảng: Hoạt động 1: Khởi động. Chúng ta đã học xong chương I – Đại cương về kĩ thuật trồng trọt. Hôm nay cô cùng các em hệ thống lại những vấn đề trọng tâm của chương nhằm giúp các em củng cố thêm kiến thức và kĩ năng cơ bản về các loại đất, phân bón, giống cây trồng, sâu bệnh hại cũng như cách phòng trừ sâu, bệnh hại. Giúp cho cây trồng phát triển một cách tốt nhất. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học trong chương trình GV: Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức chính trong chương I. HS: khái quát các nội dung kiến thức đã học và trả lời. GV: Kết luận bằng bảng hệ thống kiến thức. Giáo viên hướng dẫn, tổ chức ôn tập. GV: Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi sau: N1: ? Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt? Đất trồng là gì. Đất trồng có các thành phần cơ giới nào? N2: Nêu tính chất chính của đất trồng? Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất? N3: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt N4: Tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng? ? ? Kể tên các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại? Ưu, nhược điểm của biện pháp này. HS các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi theo nội dung được phân công trong (15’) GV: Quan sát quá trình HS thảo luận. + Đại diện các nhóm HS suy nghĩ và báo cáo kết quả thảo luận. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trả lời câu hỏi của nhóm. I .Hệ thống kiến thức: II. Tổ chức ôn tập + Cung cấp lương thực thực phẩm , cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến, cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu. +Thành phần cơ giới của đất trồng: Gồm 3 phần- Phần khí. - Phần lỏng. - Phần rắn. + Tính chất của đất trồng: Đất có khả năng giữ được nước và chất dinh dưỡng, trong đất có độ phì nhiêu để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. + Tác dụng của phân bón: Tăng độ phì nhiêu, tăng năng suất và chất lượng nông sản. + Tác hại của sâu bệnh hại: - Sâu bệnh có ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. - Cây trồng bị biến dạng chậm phát triển, màu sắc thay đổi. - Khi bị sâu bệnh phá hại, năng suất cây trồng giảm mạnh. - Khi sâu bệnh phá hoại, năng suất cây trồng giảm mạnh, chất lượng nông sản . Các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV: Tổng kết các nội dung kiến thức và yêu cầu HS phải ghi nhớ các nội dung kiến thức đã học. Hoạt động 3: Luyện tập Hoạt động 4: Vận dụng. - Hãy chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của em về vai trò của đất trồng, thành phần của đất trồng, các biện pháp sử dụng và cải tạo đất trồng. - Tìm hiểu xem gia đình và địa phương em đã sử dụng và cải tạo đất trồng như thế nào? - Cùng với mọi người trong gia đình, cộng đồng thu gom và ủ phân hữu cơ để bón cho cây, đồng ruộng. - Hãy giải thích và tuyên truyền cho mọi người áp dụng những hiểu biết của em về các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tìm hiểu xem điều gì sẽ xấy ra khi một số cây trồng bị ngập nước? - Trong gia đình em đã sử dụng phương pháp giâm, chiết, ghép cho những cây nào? Em hãy thực hiện phương pháp giâm cành đối với cây rau ngót? Báo cáo kết quả cho GV vào 2 tuần sau. - Tìm hiểu quy trình bón phân cho cây ngô ở địa phương em. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau. - Ôn lại toàn bộ các kiến thức đã học , bám sát theo nội dung ôn tập. - Chuẩn bị cho buổi sau kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_13_on_tap_chuong_i_nam_hoc_2019.pdf