Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 19 đến 40 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Sau khi học song học sinh hiểu được các cách xử lý hạt giống bằng nước

ấm, theo đúng quy trình.

- Làm được các quy trình trong công tác xử lý, biết sử dụng nhiệt kế đo

nhiệt độ của nước.

2. Kĩ năng:

- Chuẩn bị được dụng cụ và xử lý hạt giống lúa, ngô bằng nước ấm, đúng

kĩ thuật như sau:

- Pha được nước muối để loại bỏ hạt lửng, hạt lép.

- Đặt nhiệt kế, đọc nhiệt kế chính xác. Xác định đúng nhiệt độ nước, để

xử lý hạt giống lúa hay ngô lúa hay ngô.

- Ngâm hạt trong nước nóng đúng yêu cầu.

3. Thái độ:

- Tích cực cùng gia đình có biện pháp xử lí hạt giống thích hợp.

4. Định hướng năng lực:

a- Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải

quyết vấn đề và sáng tạo.

b- Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Đọc SGK tài liệu tham khảo lên kế hoạch dạy học.

- Mẫu hạt giống ngô, lúa mỗi loại 0,3- 0,5 kg, nhiệt kế, nước nóng, chậu,

xô đựng nước lã, rổ, muối.

- Tranh vẽ quá trình xử lý hạt giống, .

2. Học sinh:

- Đọc và nghiên cứu trước bài ,theo nhóm mẫu hạt giống ngô, lúa mỗi loại

0,3- 0,5 kg, nước nóng, chậu, xô đựng nước lã, rổ (giá).

pdf59 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 92 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 19 đến 40 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II Ngày soạn: 1/1/2020 Ngày giảng: 2/1/2020- 7A5. 3/1/2020- 7A6 TIẾT 19 BÀI17: THỰC HÀNH: XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Sau khi học song học sinh hiểu được các cách xử lý hạt giống bằng nước ấm, theo đúng quy trình. - Làm được các quy trình trong công tác xử lý, biết sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước. 2. Kĩ năng: - Chuẩn bị được dụng cụ và xử lý hạt giống lúa, ngô bằng nước ấm, đúng kĩ thuật như sau: - Pha được nước muối để loại bỏ hạt lửng, hạt lép. - Đặt nhiệt kế, đọc nhiệt kế chính xác. Xác định đúng nhiệt độ nước, để xử lý hạt giống lúa hay ngô lúa hay ngô. - Ngâm hạt trong nước nóng đúng yêu cầu. 3. Thái độ: - Tích cực cùng gia đình có biện pháp xử lí hạt giống thích hợp. 4. Định hướng năng lực: a- Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b- Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Đọc SGK tài liệu tham khảo lên kế hoạch dạy học. - Mẫu hạt giống ngô, lúa mỗi loại 0,3- 0,5 kg, nhiệt kế, nước nóng, chậu, xô đựng nước lã, rổ, muối. - Tranh vẽ quá trình xử lý hạt giống, . 2. Học sinh: - Đọc và nghiên cứu trước bài ,theo nhóm mẫu hạt giống ngô, lúa mỗi loại 0,3- 0,5 kg, nước nóng, chậu, xô đựng nước lã, rổ (giá). III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm, dạy học thực hành 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật làm mẫu; Kĩ thuật hướng dẫn thực hành ; Kĩ thuật giao nhiệm vụ. VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra) 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Giáo viên đặt vấn đề: Trước khi đem gieo trồng, hạt giống cần được xử lí để kết quả nảy mầm cao. Vậy cách xử lí hạt giống ra sao? Ta cùng nghiên cứu bài thực hành... HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tổ chức - kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài, nội quy và quy tắc an toàn lao động. HS: Nghe GV: Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của học sinh. HS: Lấy dụng cụ thực hành ra cho GV kiểm tra. GV chia nhóm thực hành ( 4 nhóm ), cử nhóm trưởng, nêu rõ yêu cầu đối với các nhóm Hoạt động 2. Giáo viên hướng dẫn quy trình thực hành. GV: Giới thiệu hình vẽ và các bước của quy trình thực hành xử lí hạt giống bằng nước ấm. HS: Quan sát, nghe GV: Thực hiện thao tác mẫu từng bước kết hợp giảng giải phân tích tiến trình làm thực hành cho HS quan sát HS: Quan sát GV làm mẫu thực hành Hoạt động 3. Học sinh thực hành. GV: Yêu cầu HS thực hành theo nhóm tiến hành xử lí hạt giống bằng nước ấm theo quy trình đã hướng dẫn ở trên. HS: Các nhóm thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên, tiến hành xử lý 2 loại hạt giống, lúa, ngô theo quy trình. GV: Quan sát theo dõi, uốn nắn I. Chuẩn bị 1. Dụng cụ: - Chậu, thùng đựng nước lã, rổ, nhiệt kế, phích nước nóng, muối 2. Vật liệu: - Mẫu hạt lúa, ngô (bắp). II. Quy trình thực hành. - Bước 1. Cho hạt vào trong nước muối để loại bỏ hạt lép, hạt lửng. - Bước 2. Rửa sạch các hạt chìm. - Bước 3. Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm hạt. - Bước 4. Ngâm hạt trong nước ấm 540C ( lúa ) 400C ( ngô ). III. Thực hành: Xử lí hạt giống bằng nước ấm. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập ( Tích hợp trong phần - Hoạt động hình thành kiến thức mới) GV: Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chí của bài. GV: Nhận xét chung giờ thực hành về: - Sự chuẩn bị của HS. - Cách thực hiện quy trình. - Thái độ thực hành. - Kết quả thực hành. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Vì sao chỉ ngâm hạt lúa có nhiệt độ 54oC trong khoảng 5-10 phút? - Vì sao phải lọc hạt lép, lửng bằng nước muối, sau đó mới xử lí bằng nhiệt? Có thể lọc hạt lép, lửng bằng cách nào khác nữa? - Nếu xử lí bằng nước ấm xong mới ngâm vào nước muối có được không? Vì sao? - Yêu cầu HS về nhà thực hiện áp dụng quy trình thực hành xử lý hạt giống (Lúa, ngô, đậu...) bằng nước ấm vào sản xuất tại gia đình. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo: - Em hãy tìm hiểu về kĩ thuật xử lí hạt giống của một số loại cây trồng phổ biến ở nước ta thông qua internet, chương trình” Bạn của nhà nông” trên VTV2 hoặc các tài liệu khác có nội dung liên quan đến kĩ thuật xử lí hạt giống. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc quy trình thực hành xử lý hạt giống bằng nước ấm. - Nghiên cứu trước nội dung bài 19 “ Các biện pháp chăm sóc cây trồng” liên hệ tìm hiểu cách chăm sóc cây trồng ở địa phương. Ngày soạn: 1/1/2020 Ngày giảng: 3/1/2020- 7A6. 8/1/2020- 7A5 TIẾT 20 BÀI 18: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Nêu được biện pháp tỉa dặm cây, và mục đích của những biện pháp đó trong trồng trọt, nêu được ví dụ minh họa. - Trình bày được cách làm cỏ, cách xới xáo đất, vun gốc cho cây trồng và mục đích của việc làm cỏ, xới xáo đất, vun gốc, cho ví dụ minh họa. - Nêu được vai trò của việc tưới, tiêu nước. Trình bày được các cách tưới nước và nêu ví dụ mỗi cách tưới thường ứng dụng cho loại cây trồng phù hợp. - Trình bày được cách bón phân thúc cho cây khi cần và nêu được loại phân sử dụng bón thúc có hiệu quả. 2. Kỹ năng: - Hiểu và vận dụng thành thạo các biện pháp chăm sóc cây trồng như: Tỉa, dặm cây, làm cỏ, vun xới, tưới tiêu nước, bón phân thúc đúng quy trình kỹ thuật. 3. Thái độ: - Tham gia cùng gia đình chăm sóc cây trồng ở vườn; có ý thức lao động, có tinh thần chịu khó, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động. 4. Định hướng năng lực: a- Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b- Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức công nghệ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Đọc và nghiên cứu nội dung bài 19, chuẩn bị hình 29; 30-SGK phóng to, hình ảnh đang chăm sóc cây trồng. 2. Học sinh: - Đọc SGK liên hệ cách chăm sóc cây trồng ở địa phương. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp - Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm, đàm thoại gợi mở 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật trình bày một phút VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Giáo viên yêu cầu HS chia sẻ với bạn cùng lớp hiểu biết của em về câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” HS chia sẻ, Gv tổng hợp chốt lại các câu tục ngữ đó nói về tác dụng của việc chăm sóc cây trồng và dẫn dắt vào bài học: Các biện pháp chăm sóc cây trồng HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu kỹ thuật tỉa I. Tỉa, dặm cây. dặm cây. GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK liên hệ thực tế thảo luận cặp đôi (3 phút) trả lời: - Gia đình em tỉa , dặm cây trong điều kiện nào ? - Thế nào là tỉa và dặm cây? - Tỉa và dặm cây nhằm mục đích gì? - Đại diện trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung GV: Tổng hợp chốt lại. Hoạt động 2: Tìm hiểu kỹ thuật làm cỏ, vun xới GV: Nhân dân ta có câu ca “ Công cấy là công bỏ công làm cỏ là công ăn”. ..... GV: Giới thiệu hình 29-SGK và bảng phụ cho HS quan sát thảo luận nhóm ? Mục đích của việc làm cỏ, vun xới là gì hãy chọn các nội dung phù hợp ghi vào vở bài tập? HS: Quan sát, thảo luận trả lời. GV: Nhấn mạnh một số điểm cần chú ý khi làm cỏ, vun xới cây trồng (làm kịp thời, không gây ổn thương cho cây và bộ rễ, nên kết hợp cùng bón phân, bấm ngọn, tỉa cành...) Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật tưới tiêu nước. ? Tại sao phải tưới nước cho cây? ? Kể tên các cách tưới nước cho cây? HS: Trả lời GV: Giới thiệu hình 30 SGK cho HS quan sát và thảo luận nhóm (2 phút). ? Nêu tên các phương pháp tưới nước trong các hình vẽ?. HS: Quan sát thảo luận nhóm và đại diện báo cáo kết quả. GV: Chốt lại các phương pháp tưới. ? Khi thừa nước cây trồng sẽ ảnh hưởng như thế nào? Nêu cách tiêu nước hợp lí? - GV giới thiệu thêm một số hình ảnh về hệ thống thuỷ lợi kiên cố hoá và trị thuỷ. ? Em hãy cho ví dụ về hệ thống kênh mương ở địa phương em? Hoạt động 4: Giới thiệu cách bón phân thúc cho cây trồng. GV: Nêu câu hỏi ? Bón phân thúc cho cây bằng loại phân nào? - Tỉa bỏ những cây yếu, những cây bị sâu bệnh hoặc những chỗ mọc dày và dặm các cây khỏe vào chỗ hạt không mọc hoặc cây bị chết. II. Làm cỏ, vun xới: - Mục đích của việc làm cỏ vun xới. + Diệt cỏ dại. + Làm cho đất tơi xốp. + Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn, + Chống đổ III. Tưới tiêu nước: 1. Tưới nước. - Cây cần nước để sinh trưởng và phát triển. - Phải tưới nước đầy đủ và kịp thời. 2. Phương pháp tưới. + Tưới theo hàng vào gốc cây. + Tưới thấm: Nước đưa vào rãnh để thấm dần xuống luống. + Tưới ngập: Cho nước ngập tràn ruộng. + Tưới phun mưa: Phun thành hạt nhỏ toả ra như mưa bằng hệ thống vòi. 3. Tiêu nước. - Nếu cây bị úng nước có thể chết -Tiến hành kịp thời và nhanh chóng - Tiêu nước bằng hệ thống kênh mương hợp lí. IV. Bón thúc. - Bón bằng phân hữu cơ hoại mục và phân hoá học (đạm, kali) theo quy trình: Vì sao? HS: Nhớ lại kiến thức đã học ở học kì I trả lời. ? Tại sao phải bón phân hữu cơ hoại mục? Quy trình bón như thế nào? HS: Trả lời GV: tổng hợp chốt lại + Bón phân vào đất. + Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Yêu cầu Hs hoàn thiện một số bài tập : Câu 1 : Nối nội dung cột A với cột B sao cho đúng ? Phương pháp tưới Kỹ thuật tưới Tưới theo hàng Tưới tràn mặt ruộng Tưới phun nước Tưới vào gốc cây Tưới thấm Nước đưa vào rãnh luống Tưới ngập Tưới tỏa ra như mưa Câu 2 : Điền từ , cụm từ thích hợp vào chỗ “:.” để hoàn thành kết luận sau: ( Làm cỏ; sinh trưởng; yêu cầu của cây; phân hữu cơ; kịp thời; tưới nước; điều kiện; tiêu nước) a, Chăm sóc cây trồng phải tiến hành , đúng kĩ thuật, phù hợp với b, Tuỳ theo mỗi loại cây mà áp dụng các biện pháp., vun xới, , bón phân phù hợp để tạocho cây trồng và phát triển tốt HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Chia sẻ với cha mẹ và người thân trong gia đình những hiểu biết của em kĩ thuật chăm sóc cây trồng. - Tham gia các hoạt động chăm sóc cây trồng ở gia đình cũng như ở trường. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo: - Em hãy tìm hiểu về kĩ thuật chăm sóc một số cây trồng phổ biến ở địa phương mình thông qua internet, chương trình « Bạn của nhà nông » trên VTV2 hoặc các tài liệu liên quan đến kĩ thuật chăm sóc cây trồng. Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Phát (Bình Dương) vừa cho ra đời hệ thống tưới thấm tự động làm bằng ống nước mềm ruột gà hiệu Courant (Pháp). Loại ống này có dạng xoắn ruột gà có thể uốn cong mà không bị gập gãy nên thuận tiện cho việc đi chìm dưới lòng đất trong vườn từ 5-10cm. Với ống nước Courant trong hệ thống tưới thấm tự động sẽ tiết kiệm được nước, chỉ cần trong vòng 15-20 phút có thể tưới được một vùng rộng lớn, do đó tiết kiệm được chi phí nhân công. Trung tâm Tin học Bộ NN&PTNT V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà trả lời câu hỏi 1,2 SGK. Nghiên cứu trước nội dung bài 20 SGK- Thu hoạch bảo quản và chế biến nông sản. liên hệ tìm hiểu cách thu hoạch bảo quản và chế biến nông sản ở gia đình, địa phương. Ngày soạn: 6/1/2020 Ngày giảng: 9/1/2020- 7A5; 7A6 TIẾT 21 BÀI 20: THU HOẠCH BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Trình bày được yêu cầu và phương pháp thu hoạch phù hợp với loại sản phẩm để đảm bảo số lượng, chất lượng, đáp ứng mục đích sử dụng. - Nêu được mục đích chung, điều kiện cơ bản về bảo quản sản phẩm và phương tiện của bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, - Nêu được các phương pháp bảo quản và giải thích cơ sở khoa học của mỗi phương pháp đó. Lấy ví dụ minh họa về sử dụng phương pháp phù hợp với mỗi loại sản phẩm. - Trình bày được mục đích cơ bản của việc chế biến sản phẩm trồng trọt, các phương pháp chế biến tương ứng với từng loại sản phẩm. Liên hệ ở địa phương những sản phẩm được chế biến và chỉ ra ưu, nhược điểm của cách chế biến đó. 2. Kỹ năng: - Vận dụng và thực hiện tốt các phương pháp thu hoạch sản phẩm phù hợp với từng loại nông sản ở gia đình, biết cách bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch và chế biến một số sản phẩm nông sản đơn giản, hiệu quả. 3. Thái độ: - Có ý thức cùng gia đình thu hoạch, bảo quản sản phẩm cây rau, hoa màu đúng kĩ thuật để tăng giá trị kinh tế, có ý thức lao động, có tinh thần chịu khó, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động. 4. Định hướng năng lực: a- Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b- Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Đọc SGK, tài liệu tham khảo lên kế hoạch dạy học. - Chuẩn bị hình 31, 32 SGK phóng to. Một số hình ảnh về nông sản được chế biến bảo quản 2. Học sinh: - Đọc SGK liên hệ các cách thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản ở địa phương. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp - Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm, đàm thoại gợi mở liên hệ thực tế; 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; tổ chức nhóm VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy kể tên các phương pháp tưới nước cho cây trồng? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV giới thiệu hình ảnh một số nông sản đã được thu hoạch bảo quản và chế biến, yêu cầu HS quan sát và cho biết ? Các sản phẩm này đã được chế biến từ nguyên liệu nào của ngành nông nghiệp? Việc chế biến, bảo như vậy có tác dụng gì? HS: Quan sát liên hệ thực tế trả lời GV: Thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất nông nghiệp. Khâu kĩ thuật này nếu không làm tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cây trồng, tới chất lượng sản phẩm và giá trị hàng hoá. Vậy thu hoạch, bảo quản và chế biến như thế nào? Chúng ta vào bài 20... HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thu hoạch nông sản. GV: Để đảm bảo số lượng và chất lượng của nông sản phải tiến hành thu hoạch nông sản. GV: Nêu bài tập cho HS thảo luận nhóm cặp ( 2 phút). Nên thu hoạch các cây sau ở giai đoạn nào sẽ có năng suất và chất lượng tốt nhất? 1: Lúa. A- Hạt vừa và chắc/B- Hạt chín vàng đều./C- Hạt chín bông rủ. 2. Đậu xanh. A- Quả vàng đều/B- Quả chuyển màu đen./C- Quả vàng đen nứt vỏ HS: Thảo luận nhóm và đại diện báo cáo kết quả ( 1B, 2B), HS nhóm khá nhận xét bổ sung ? Vì sao không nên thu hoạch ở giai đoạn 1A, 2A hay 1C, 2C? ? Nêu các yêu cầu khi thu hoạch nông sản? HS: Trả lời GV: Chốt lại. Giới thiệu hình vẽ 31 SGK cho HS quan sát thảo luận nhóm ( 3 phút)). ? Kể tên các phương pháp thu hoạch cây trồng? Dùng dụng cụ nào để thu hoạch? Nêu ví dụ về tên loại cây trồng thu hoạch ứng với từng phương pháp? HS: Quan sát các hình, liên hệ thảo luận, đại diện nhóm trả lời. GV: Tổng hợp chốt lại, ? Ngoài việc thu hoạch bằng các công cụ đơn giản (liềm, hái, dao, kéo...), người ta còn I. Thu hoạch. 1. Yêu cầu: - Thu hoạch đúng độ chín, nhanh, cẩn thận. Nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng nông sản. 2. Thu hoạch bằng phương pháp nào? a. Hái ( Đỗ, đậu, cam, quýt) b. Nhổ ( Su hào, sắn) c. Đào ( Khoai lang, khoai tây...) d. Cắt ( Hoa, lúa, ...). dùng công cụ gì khác để thu hoạch? HS: Dùng máy để thu hoạch GV chú ý HS: Phải có ý thức trách nhiệm với cộng đồng qua việc thực hiện một cách tự giác thu hoạch nông sản phải đảm bảo thời gian cách li sau khi sử dụng các loại thuốc hoá học. Hoạt động 2. Tìm hiểu cách bảo quản nông sản. GV: Cho HS thảo luận nhóm (5 phút) câu hỏi ? Cần có phương pháp bảo quản như thế nào với những sản phẩm sau đây: Cỏ tươi để làm thức ăn cho gia súc, lúa làm lương thực tích trữ, quả để ăn tươi? HS: Thảo luận nhóm. Đại diện trả lời. ? Tại sao phải bảo quản nông sản? Nêu các điều kiện để bảo quản tốt nông sản? - Sau khi HS trả lời -> GVKL đồng thời phân tích thêm và nêu các ví dụ minh hoạ về 2 khía cạnh: Hao hụt về số lượng và thay đổi chất lượng sản phẩm ? Em hãy nêu các phương pháp bảo quản nông sản? HS: Trả lời ? Bảo quản lạnh thường được áp dụng với nông sản nào? ? Qua các cách bảo quản nông sản khác nhau em thấy cơ sở chung của việc bảo quản nông sản là gì? HS: Hạn chế hoạt động sinh lí, sinh hóa, hạn chế sự phá hoại của nấm, vi sinh vật và côn trùng gây hại. GV: Nhấn mạnh ngày nay người ta còn dùng ôzôn để xử lí và bảo quản quả tươi. ? Ở địa phương em thường bảo quản bằng phương pháp nào? -> HS trả lời theo hiểu biết của mình. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách chế biến nông sản. GV: Nêu sự cần thiết của việc chế biến nông sản và mục đích của phương pháp chế biến nông sản. ? Em hãy lấy ví dụ chứng minh nhờ chế biến mà làm tăng giá trị và kéo dài thời gian bảo quản nông sản? II. Bảo quản. 1. Mục đích. - Bảo quản để hạn chế hao hụt về số lượng, giảm sút chất lượng nông sản. 2. Các điều kiện để bảo quản tốt. - Đối với các loại hạt phải được phơi, sấy khô để làm giảm lượng nước trong hạt tới mức độ nhất định. - Đối với rau quả phải sạch sẽ, không dập nát. - Kho bảo quản phải khô ráo, thoáng khí có hệ thống gió và được khử trùng mối mọt. 3. Phương pháp bảo quản. - Bảo quản thông thoáng. - Bảo quản kín. - Bảo quản lạnh. III. Chế biến. 1. Mục đích. - Làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản. HS: Trả lời mơ làm xirô, vải đóng hộp,... GV: Nêu vấn đề cho HS thảo luận nhóm (3 phút). ? Cần chế biến như thế nào với những nông sản sau: Quả vải, quả nhãn, quả dứa. Củ sắn dây, củ dong giềng. Hạt ngô đậu. Rau xu hào, bắp cải... HS: Thảo luận và trả lời GV: Ghi bảng tìm cách chế biến giống nhau. ? Có các phương pháp chung nào để chế biến nông sản? HS: Trả lời. ? Hãy kể tên các loại thực phẩm tương ứng với các phương pháp chế biến nông sản? ? Cho biết lò sấy thủ công như hình 32 có thể sấy những loại nông sản gì? GV: Chú ý HS: Phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc về VSATTP trong bảo quản và chế biến nông sản, chỉ sử dụng những chất bảo quản hoặc các chất phụ gia trong danh mục Nhà nước cho phép và sử dụng đúng yêu cầu kĩ thuật. 2. Phương pháp chế biến. - Sấy khô. - Đóng hộp - Muối chua - Chế biến thành bột mịn hay tinh bột. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Yêu cầu Hs hoàn thiện một số bài tập : * Hãy điền từ hoặc cụm từ sau đây vào chỗ chấm cho phù hợp :( Bảo quản, phương tiện, phơi khô, giảm, sinh vật, nước, kho lạnh, chế biến, hiện đại). + Khi bảo quản hạt giống cần phải....(1)........... để nơi kín, tránh ánh sáng. + Bảo quản rau xanh cần phải làm giảm lượng ....( 2) ..... để nơi thiếu oxi. + Bảo quản quả tươi cần để trong........( 3)........ + Cơ sở của việc ....( 4)...... sản phảm trồng trọt là.....( 5)............ hoạt động sinh lí, sinh hóa, hạn chế sự phá hoại của....( 6)....... gây hại. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Chia sẻ với người thân các phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm trồng trọt đã được học. - Quan sát trong gia đình xem có những loại nông sản nào đã được thu hoạch bảo quản và chế biến tốt và những loại nào chưa được thu hoạch bảo quản và chế biến tốt. Liệt kê những việc cần thực hiện để thu hoạch bảo quản và chế biến nông sản trong gia đình chia sẻ với người thân để cùng khắc phục. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo: - Tìm hiểu những phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm trồng trọt ở gia đình, địa phương hoặc tham khảo trên internet từ khóa về Bảo quản và chế biến nông sản” để biết thêm các phương pháp bảo quản và chế biến nông sản . V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà trả lời câu hỏi 1,2 SGK/49. Nghiên cứu trước nội dung bài Luân canh xen canh tăng vụ. Tìm hiểu ở địa phương xem người ta thường luân canh trên một khu đất như thế nào, xen canh những loại cây gì với nhau trong một vụ, trồng mấy vụ trên một khu đất trong một năm . Ngày soạn: 6 /1/2020 Ngày giảng: 10 /1 /2020- 7A6 , 15/1/2020- 7A5. TIẾT 22 BÀI 21: LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm luân canh, xen canh, tăng vụ. Nêu được tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ. Lấy ví dụ về luân canh, xen canh, tăng vụ. - Nêu được các loại hình luân canh, giải thích được những căn cứ để xác định loại hình luân canh phù hợp, lấy được ví dụ về loại hình luân canh ở địa phương và nhận xét ưu, nhược điểm của loại hình luân canh đã nêu. - Trình bày được mục đích của xen canh, loại cây có thể trồng trên một khu đất để tăng vụ nói chung và ở địa phương nói riêng. - Xác định được những lợi ích và nhược điểm nảy sinh, đề xuất biện pháp khắc phục khi thực hiện luân canh, xen canh, tăng vụ. 2. Kĩ năng: - Vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng thực hiện luân canh, xen canh, tăng vụ trên một diện tích đất trồng, phù hợp với từng loại cây trồng và điều kiện canh tác của gia đình, địa phương góp phần phát triển kinh tế gia đình. 3. 3. Thái độ: - Có ý thức lao động, có tinh thần chịu khó, cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động. 4. Định hướng năng lực: a- Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b- Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ, thiết kế kĩ thuật II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Đọc và nghiên cứu nội dung bài 20 lên kế hoạch dạy học. - Chuẩn bị hình 33 phóng to, mô hình xen canh ngô và đậu tương, bảng phụ. 2. Học sinh: - Đọc SGK, liên hệ các loại hình luân canh, xen canh ở địa phương. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT: 1. Phương pháp - Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm, đàm thoại gợi mở liên hệ thực tế; 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; tổ chức nhóm VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ ? Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bảo quản bằng cách nào? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV giới thiệu: Như chúng ta đã biết nhiệm vụ của trồng trọt là tăng số lượng và chất lượng của sản phẩm. Một trong những cách tăng số lượng, chất lượng sản phẩm là luân canh, xen canh, tăng vụ. Vậy luân canh, xen canh, tăng vụ là hình thức canh tác như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về vấn đề này. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS NỘI DUNG Hoạt động 1. Tìm hiểu các khái niệm về luân canh, xen canh, tăng vụ. GV: Nêu ví dụ cho HS trả lời: Trong một khu đất A người ta trồng lúa chiêm, lúa mùa. Khu đất B người ta trồng khoai lang, lúa xuân, lúa mùa. Khu đất C người ta trồng rau, đậu, lúa mùa. ? Khu đất nào là trồng độc canh ( Khu đất A.) ? Khu đất nào là trồng luân canh? ( Khu đất B và C). - Vậy luân canh là gì? - Luân canh có lợi ích gì về kinh tế, kĩ thuật? HS: Trả lời GV: Chốt lại, cho HS đọc ví dụ SGK ? Kể tên các loại hình luân canh? nêu ví dụ? HS: Trả lời. GV: Tổng hợp chốt lại GV: Giới thiệu hình 33+ mô hình xen canh ? Nêu nhận xét về cách trồng hai loại cây trong phương thức canh tác trên? HS: Trả lời : ngô xen đậu tương ? Xen canh là gì? GV: Nhấn mạnh: Mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng, độ sâu của dễ, tính chịu bóng dâm để đảm bảo cho xen canh hiệu quả. GV yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi đọc khái niệm SGK kết hợp liên hệ thực tế trong thời gian 2 phút kể tên các loại cây trồng có thể trồng xen với nhau mà em biết? - Thảo luận, đại diện trả lời-> Nhóm khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, chốt. GV: Cho HS quan sát hình vẽ các vụ gieo trồng trong năm (1 vụ, 2 vụ, 3 vụ) I. Luân canh, xen canh, tăng vụ. 1. Luân canh - Tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích. - Loại hình luân canh: + Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau. VD: Ngô- đậu tương + Luân canh giữa cây trông cạn và cây trồng nước. VD: Ngô- đỗ- lúa mùa 2. Xen canh. - Trên cùng 1 diện tích, trồng xen thêm một loại cây khác cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu nhằm tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng, ánh sángvà tăng thêm thu hoạch. VD: Xen canh ngô với đậu tương 3. Tăng vụ. - Là tăng số vụ gieo trồng trong năm ? Nhận xét về số vụ trong hình vẽ? ? Thế nào là tăng vụ? ?Ở địa phương em trồng được mấy vụ trong một năm trên một mảnh ruộng ? HS: Trả lời Hoạt động 2. Tìm hiểu về tác dụng của luân canh, xen canh, tặng vụ. GV: Treo bảng phụ cho HS thảo luận nhóm ( 3 phút) hoàn thành bài tập điền từ vào chỗ (...) theo mẫu SGK/51. HS: thảo luận, đại diện nhóm trả lời, nhó

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_19_den_40_nam_hoc_2019_2020_tru.pdf
Giáo án liên quan