Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 49+50 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:Xây dựng được thực đơn, trìnhbày và trang trí được bàn ănhợp lý.

2. Kỹ năng: Có khả năng xây dựng được thực đơn dùng cho bữa ăn thường

ngày và bữa liên hoan, bữa cỗ cho phù hợp với tính chất của bữa ăn và phù hợp với

từng điều kiện kinh tế.

3. Thái độ: Yêu thích công việc, thích tìm tòi khám phá những cái mới áp dụng

vào thực tiễn.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát

hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.

b. Năng lực đặc thù: Năng lực công nghệ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị danh sách các món ăn thường ngày trong gia đình, bữa liên hoan,

bữa tiệc, bảng cơ cấu thực hiện bữa ăn thường ngày.

- Phiếu học tập

2. Học sinh: Đọc trước bài 23

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp dạy học:

Đặt và giải quyết vấn đề, pp giảng giải; Dạy học nhóm.

2. Kĩ thuật dạy học:

Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận nhóm; Trò

chơi; Kĩ thuật trình bày 1 phút.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra 15 phút

pdf6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 49+50 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/5/2020 Ngày giảng: 6A1: 01/6/2020; 6A3: 03/6/2020; 6A2: 05/6/2020 Tiết 49. Bài 23 THỰC HÀNH: XÂY DỰNG THỰC ĐƠN I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức:Xây dựng được thực đơn, trìnhbày và trang trí được bàn ănhợp lý. 2. Kỹ năng: Có khả năng xây dựng được thực đơn dùng cho bữa ăn thường ngày và bữa liên hoan, bữa cỗ cho phù hợp với tính chất của bữa ăn và phù hợp với từng điều kiện kinh tế. 3. Thái độ: Yêu thích công việc, thích tìm tòi khám phá những cái mới áp dụng vào thực tiễn. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin. b. Năng lực đặc thù: Năng lực công nghệ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chuẩn bị danh sách các món ăn thường ngày trong gia đình, bữa liên hoan, bữa tiệc, bảng cơ cấu thực hiện bữa ăn thường ngày. - Phiếu học tập 2. Học sinh: Đọc trước bài 23 III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề, pp giảng giải; Dạy học nhóm. 2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận nhóm; Trò chơi; Kĩ thuật trình bày 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra 15 phút. ĐỀ BÀI Thực đơn là gì? Hãy nêu những nguyên tắc xây dựng thực đơn? HƯỚNG DẪN CHẤM Nội dung Điểm - Thực đơn là bảng ghi tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ hay bữa ăn thường ngày. 2,5 - Nguyên tắc xây dựng thực đơn: + Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn. 2,5 + Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn. 2,5 + Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế. 2,5 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV & HS Nội dung GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về yêu cầu của tiết thực hành. GV: phổ biến mục tiêu, yêu cầu của giờ học thực hành, nhắc nhở HS về tinh thần thái độ trong giờ học thực hành. HS: Lắng nghe và tiếp thu. GV: phân chia nhóm thực hành và cử nhóm trưởng. ? Em hãy cho biết nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn thường ngày cho gia đình là gì? HS: Trả lời GV: Cho học sinh quan sát hình 3.26 SGK ? Gia đình em thường dùng những món ăn gì trong ngày? GV: yêu cầu học sinh so sánh về số món ăn và các món ăn giữa thực đơn dùng cho bữa ăn hàng ngày và bữa liên hoan, bữa cỗ theo mẫu bảng: ND so sánh Thực đơn dùng cho bữa ăn thường ngày Thực đơn dùng cho bữa liên hoan, bữa cỗ Số món ăn Các món ăn GV: Nêu ví dụ, cho học sinh thực hành cá I. Chuẩn bị: Báo cáo thực hành II. Quy trình thực hành: * Thực đơn dùng cho các bữa ăn hàng ngày. 1. Số món ăn. - Trong bữa ăn thường có từ 3 – 4 món. 2. Các món ăn. - 3 Món chính: Canh, mặn, xào. - 1 hoặc 2 món phụ. * Thực đơn dùng cho các bữa liên hoan, bữa cỗ. 1. Số món ăn. - Trong bữa ăn thường có từ 5 món trở lên. 2. Các món ăn. Canh, mặn, xào, rau, củ, các món nguội, món tráng miệng. nhân mỗi học sinh lập thực đơn cho gia đình dùng trong một ngày làm tại lớp nộp cho giáo viên nhận xét, đánh giá. GV yêu cầu HS thực hiện xây dựng thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày. HS: Thực hành dưới sự giám sát của giáo viên GV: Quan sát các nhóm làm thực hành, hướng dẫn, uấn nắn các nhóm còn lúng túng. III. HS Thực hành HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. - Yêu cầu Hs trả lời một số câu hỏi và hoàn thiện một số bài tập HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. - Em hãy các nguyên tắc xây dựng tthực - Thực đơn dùng cho các bữa ăn khác nhau. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng - Thực hành xây dựng thực đơn. Chọn các món ăn phù hợp để xây dựng thực đơn cho một bữa liên hoan hoặc một bữa cỗ. Lưu ý các món ăn phải phù hợp với địa phương, với điều kiện kinh tế, ... V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU. - Về nhà học thuộc bài, học thuộc phần ghi nhớ. - Chuẩn bị bài mới: Thu nhập của gia đình + Tìm hiểu một số nguồn thu nhập trong gia đình. Ngày soạn: 31/5/2020 Ngày giảng: 6A1: 02/6/2020; 6A2,3: 06/6/2020 CHƯƠNG IV: THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH Tiết 50. Bài 25. THU NHẬP CỦA GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Trình bày được khái niệm thu nhập và thu nhập của gia đình. 2. Kĩ năng: - Có khả năng sắp xếp và xác định được các khoản thu nhập của gia đình mình - Biết được một số nguồn thu nhập trong gia đình. 3. Thái độ: Giúp HS yêu thích, hứng thú với môn học và biết được các nguồn thu nhập của gia đình và phát triển kinh tế gia đình 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin. b. Năng lực đặc thù: Năng lực công nghệ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tranh ảnh các ngành nghề trong xã hội, kinh tế trong gia đình. 2. Học sinh: Đọc trước bài 24 III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề, pp giảng giải; Dạy học nhóm. 2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận nhóm; Trò chơi; Kĩ thuật trình bày 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần GV: Những phần tiền và hiện vật nhận được hoặc có được của các thành viên trong gia đình một cách thường xuyên từ các hoạt động lao động chính là thu nhập của gia đình. Muốn có thu nhập con người phải lao động. ? Vậy em hiểu thu nhập của gia đình là gì? HS: Trả lời I. Thu nhập của gia đình. - Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra. II. Các hình thức thu nhập. GV: Có hai hình thức thu nhập chính, bằng tiền và bằng hiện vật. ? Gia đình em có ai đi làm? HS trả lời ? Hàng tháng gia đình em có khoản thu bằng tiền nào? GV: Cho học sinh quan sát hình 4.1 bổ sung thêm các khoản thu: Tiền phúc lợi, tiền hưu trí – tiền trợ cấp xã hội. GV: Giải thích các hình thức thu nhập trên. GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 4.2 điền tiếp vào ô sản phẩm còn trống. ? Dựa vào hình 4.1 và 4.2 em hãy cho biết hình thức thu nhập chính của gia đình mình là gì? HS: Trả lời. GV: Bổ sung ? Sản phẩm nào tự tiêu dùng trong gia đình hàng ngày? Những sản phẩm nào đem bán lấy tiền? HS trả lời GV chốt nội dung. 1. Thu nhập bằng tiền. - Tiền lương: Mức thu nhập này tuỳ thuộc vào kết quả lao động của mỗi người. - Tiền thưởng: Là phần thu nhập bổ sung cho người lao động tốt. - Tiền lãi bán hàng, tiền tiết kiệm, các khoản tiền trợ cấp xã hội, tiền bán sản phẩm. 2. Thu nhập bằng hiện vật. - Mỗi gia đình có hình thức thu nhập riêng, song, thu nhập bằng hình thức nào là tuỳ thuộc vào địa phương. + Rau, củ , quả + Cá, tôm + Lợn, gà, vịt + Ngô, lúa, khoai, ... HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. - Yêu cầu Hs trả lời một số câu hỏi và hoàn thiện một số bài tập HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. Thu nhập của gia đình là gì? có những loại thu nhập nào? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng Liệt kê các nguồn thu nhập của gia đình em V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU. - Về nhà học thuộc bài, học thuộc phần ghi nhớ. - Chuẩn bị bài mới: Thu nhập của gia đình - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK. - Nắm chắc nội dung phần I, II SGK, đọc và nghiên cứu trước phần III, IV.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_4950_nam_hoc_2019_2020_truong_p.pdf
Giáo án liên quan