I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giúp HS ghi nhớ các kiến thức trọng tâm trong chương III “ Nấu ăn trong gia
đình” với các nội dung : Cơ sở của ăn uống hợp lý, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo
quản các chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn, các phương pháp chế biến thực
phẩm.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng tốt các kiến thức đã học để biết cách đảm bảo nhu cầu các chất
dinh dưỡng trong cơ thể, biết cách bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến đồng
thời vận dụng để thực hiện tốt cách chế biến các món ăn.
- Vận dụng để chế biến được một số món ăn đơn giản tại gia đình mình.
3. Thái độ:
- Giúp học sinh yêu thích, hứng thú với môn học và vận dụng tốt các kiến thức
đã học vào thực tế, gia đình mình.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Phiếu học tập, giấy Ao, bút dạ.
- Một số câu hỏi để ôn tập.
2. Học sinh: Sách vở và đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề, pp giảng giải; Dạy học nhóm.
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận
nhóm; Kĩ thuật trình bày 1 phút.
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 45 đến 47 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/5/2020
Ngày giảng: 6A1: 18/5/2020; 6A3: 20/5/2020; 6A2: 21/5/2020
Tiết 45: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giúp HS ghi nhớ các kiến thức trọng tâm trong chương III “ Nấu ăn trong gia
đình” với các nội dung : Cơ sở của ăn uống hợp lý, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo
quản các chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn, các phương pháp chế biến thực
phẩm.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng tốt các kiến thức đã học để biết cách đảm bảo nhu cầu các chất
dinh dưỡng trong cơ thể, biết cách bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến đồng
thời vận dụng để thực hiện tốt cách chế biến các món ăn.
- Vận dụng để chế biến được một số món ăn đơn giản tại gia đình mình.
3. Thái độ:
- Giúp học sinh yêu thích, hứng thú với môn học và vận dụng tốt các kiến thức
đã học vào thực tế, gia đình mình.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Phiếu học tập, giấy Ao, bút dạ.
- Một số câu hỏi để ôn tập.
2. Học sinh: Sách vở và đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề, pp giảng giải; Dạy học nhóm.
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận
nhóm; Kĩ thuật trình bày 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong giờ.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV &HS Nội dung
Hướng dẫn, tổ chức ôn tập.
GV phân chia các nhóm ôn tập và ngồi
theo vị trí.
GV: Nêu mục tiêu của tiết học ôn tập và
yêu cầu học sinh khắc sâu các kiến thức
cơ bản và vận dụng vào thực tế.
Hướng dẫn ôn tập.
GV: Hướng dẫn cho học sinh ôn tập
toàn bộ nội dung kiến thức chương III
I. Tổ chức ôn tập.
II. Nội dung ôn tập.
- Cơ sở của ăn uống hợp lý.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm.
“ Nấu ăn trong gia đình”
GV: ôn tập lại một số kiến thức thông
qua một số câu hỏi:
? Kể tên các chất dinh dưỡng có trong
thức ăn.
? Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc
thực phẩm.
? Nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm
độc thực phẩm.
? Nêu các phương pháp chế biến thực
phẩm có sử dụng nhiệt và không sử
dụng nhiệt
- Bảo quản các chất dinh dưỡng trong chế
biến món ăn.
- Các phương pháp chế biến thực phẩm.
* Các chất dinh dưỡng trong thức ăn:
- Chất đạm
- Chất đường bột
- Chất béo
- Vi ta min
- Chất khoáng
- Nước
- Chất xơ
+ Nhiễm trùng thực phẩm : Là sự xâm
nhập của các vi khuẩn có hại vào thực
phẩm
+ Nhiễm độc thực phẩm : Là sự xâm
nhập của các chất độc vào thực phẩm
* Các biện pháp phòng tránh nhiễm độc:
- Không dùng các thực phẩm có chất độc:
cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm độc.
- Không dùng các thức ăn bị biến chất, bị
nhiễm các chất độc hóa học.
- Không dùng những đồ hộp đã quá hạn
sử dụng, những đồ hộp bị phồng.
+ Phương pháp chế biến thực phẩm có sử
dụng nhiệt: Luộc, nấu, kho, hấp, nướng,
rang, xào.
+ Phương pháp chế biến thực phẩm
không sử dụng nhiệt: trộn dầu giấm, trộn
hỗn hợp, muối chua.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu quy trình và yêu cầu kĩ thuật của món trộn dầu dấm?
+ Hãy kể tên một số món ăn trộn dầu dấm mà em đã từng ăn hoặc đã từng biết
tới?
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng.
- Hoàn thành đầy đủ các câu hỏi ôn tập.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng
- Quy trình và yêu cầu kĩ thuật của món mình yêu thích.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU.
- Học bài và trả lời các câu hỏi ôn tập
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết.
Ngày kiểm tra: 6A1: 19/5/2020; 6A2,3: 23/5/2020
Tiết 47
KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS Ghi nhớ các kiến thức trọng tâm trong chương III “
Nấu ăn trong gia đình”.
2. Kỹ năng: Giúp HS có khả năng vận dụng tốt các kiến thức đã học để đảm
bảo nhu cầu các chất dinh dưỡng trong cơ thể, bảo quản các chất dinh dưỡng trong
chế biến đồng thời vận dụng để thực hiện tốt cách chế biến các món ăn đơn giản tại
gia đình mình.
3. Thái độ: Qua kết quả kiểm tra giúp giáo viên cũng có được sự suy nghĩ, cải
tiến cách dạy, bổ sung cho bài giảng hấp dẫn hơn, gây được sự hứng thú học tập của
học sinh.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực công nghệ, năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị nội dung kiểm tra: Kiến thức chương III “ Nấu ăn trong gia đình”.
- Câu hỏi, đáp án.
2. Học sinh: Nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức đã học, chuẩn bị giấy kiểm tra.
III. ĐỀ, HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ BÀI
Câu 1: 3,5 điểm
a. Thức ăn được phân làm mấy nhóm? Kể tên các nhóm đó?
b. Kể tên các chất dinh dưỡng chính có trong các thức ăn sau:
- Sữa, gạo, đậu nành, thịt gà.
- Khoai, bơ, lạc (đậu phộng), thịt lợn, bánh kẹo.
Câu 2: 3,5 điểm
Thế nào là nhiễm độc thực phẩm? Nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm độc
thực phẩm?
Câu 3: 3,0 điểm
Tại sao phải chế biến thực phẩm? Nêu quy trình thực hiện và yêu cầu kĩ thuật
của món luộc.
HƯỚNG DẪN CHÁM
Câu Nội dung Điểm
1
3,5 điểm
a. Thức ăn được phân làm 4 nhóm. 0,25
- Nhóm giàu chất béo. 0,25
- Nhóm giàu vitamin, chất khoáng. 0,25
- Nhóm giàu chất đạm. 0,25
- Nhóm giàu chất đường bột. 0,25
b. Kể đúng tên các chất dinh dưỡng chính có trong thức ăn:
- Chất đạm: Thịt gà, thịt lợn, sữa, đậu tương.
0,75
- Chất đường bột: Gạo, khoai, bánh kẹo. 0,75
- Chất béo: Bơ, lạc (đậu phộng) 0,75
2
3,5 điểm
- Nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của chất độc vào
thực phẩm.
0,5
- Các biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm:
+ Không dùng các thực phẩm có chất độc: cá nóc, khoai tây
mọc mầm, nấm lạ,
1,0
+ Không dùng các thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm các
chất độc hóa học.
1,0
+ Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những
hộp bị phồng.
1,0
3
3,0 điểm
- Để thực phẩm chín mềm, dễ tiêu hóa, thay đổi hương vị
cũng như đảm bảo an toàn khi ăn, nên thực phẩm cần phải
được chế biến.
1,0
- Quy trình thực hiện món luộc:
+ Làm sạch thực phẩm.
0,25
+ Luộc chín thực phẩm. 0,25
+ Bày món ăn vào đĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị
thích hợp.
0,25
- Yêu cầu kĩ thuật:
+ Nước luộc trong.
0,25
+ Thực phẩm động vật: chín mềm, không dai, không nhừ. 0,5
+ Thực phẩm thực vật: lá rau chín tới có màu xanh; rau củ
có bột chín bở hoặc chín dẻo.
0,5
Tổng điểm toàn bài 10,0
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU.
- Đọc trước bài 22 Quy trình tổ chức bữa ăn.
- Tìm hiểu các mốn ăn hàng ngày của gia đình.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_45_den_47_nam_hoc_2019_2020_tru.pdf