Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 39+40 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết các chất dinh dưỡng, vai trò của chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng

ngày.

- Nắm được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩn

trong cùng nhóm, để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng.

- Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

2. Kĩ năng:

- Giáo dục HS biết được các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.

- Biết cách thay đổi các món ăn có đủ chất dinh dưỡng.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS biết cách bảo vệ cơ thể bằng cách ăn uống đủ chất dinh dưỡng

phù hợp với kinh tế gia đình.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát

hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.

b. Năng lực đặc thù: Năng lực công nghệ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Phiếu học tập, giấy Ao, bút dạ.

2. Học sinh:

- Đọc trước bài 15

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp dạy học:

Đặt và giải quyết vấn đề, pp giảng giải; Dạy học nhóm.

2. Kĩ thuật dạy học:

Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận nhóm; Trò

chơi; Kĩ thuật trình bày 1 phút

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 39+40 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/01/2020 Ngày giảng: 6A1: 13/01/2020; 6A3: 15/01/2020; 6A2: 16/01/2020 Tiết 39 Bài 15 CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ (T.3) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết các chất dinh dưỡng, vai trò của chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. - Nắm được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩn trong cùng nhóm, để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng. - Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. 2. Kĩ năng: - Giáo dục HS biết được các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. - Biết cách thay đổi các món ăn có đủ chất dinh dưỡng. 3. Thái độ: - Giáo dục HS biết cách bảo vệ cơ thể bằng cách ăn uống đủ chất dinh dưỡng phù hợp với kinh tế gia đình. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin. b. Năng lực đặc thù: Năng lực công nghệ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Phiếu học tập, giấy Ao, bút dạ. 2. Học sinh: - Đọc trước bài 15 III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề, pp giảng giải; Dạy học nhóm. 2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận nhóm; Trò chơi; Kĩ thuật trình bày 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: H: Trình bày cách thay thế thức ăn để có bữa ăn hợp lý ? => Để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi cần thay thế thức ăn trong cùng một nhóm. H: Thức ăn được phân làm mấy nhóm ? Kể tên các nhóm đó ? => 4 nhóm gồm: Nhóm giàu chất đạm, chất đường bột, chất béo, chất khoáng và vitamin. 3. Bài giảng: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể, nhưng theo các em có nên ăn quá nhiều không ? Tại sao ? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể - GV cho học sinh quan sát số hình ảnh con người suy dinh dưỡng, béo phì, bình thường.. phát phiếu học tập, yêu cầu HS quan sát sau đó hoạt động nhóm 7 phút hoàn thành nội dung yêu cầu trong phiếu học tập vào bảng A0 - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt. - Em có nhận xét gì về thể trạng của cậu bé. Em bé mắc bệnh gì và do nguyên nhân nào gây nên? - HS quan sát nhận xét. - Thiếu chất đạm trầm trọng ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ em? - Nếu ăn thừa chất đạm sẽ có tác hại như thế nào ? - HS trả lời. - GV hướng dẫn HS xem hình 3-12 trang 73 SGK nhận xét. - Em sẽ khuyên cậu bé đó như thế nào để gầy bớt đi? - HS quan sát nhận xét. - Ăn thiếu chất đường bột như thế nào? - Em hãy cho biết thức ăn nào có thể làm răng dễ bị sâu ? đường - Ăn quá nhiều chất béo thì cơ thể như thế nào ? sẽ bị hiện tượng gì ? - Ăn thiếu chất béo cơ thể như thế nào? * GV hướng dẫn HS quan sát hình 3-13a trang 73 và 3-13b trang 74 SGK phân tích và hiểu thêm về lượng dinh dưỡng cần thiết cho HS mỗi ngày và tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người trong một tháng. III. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể 1. Chất đạm: a. Thiếu chất đạm trầm trọng. - Trẻ em bị suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển. Ngoài ra trẻ em còn dễ bị mắc bệnh nhiễmkhuẩn và trí tuệ kém phát triển. b.Thừa chất đạm. - Cơ thể gây nên bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch,. . . 2. Chất đường bột: -Ăn quá nhiều chất đường bột sẽ làm tăng trọng lượng cơ thể và gây béo phì. - Thiếu chất đường bột sẽ bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu. 3. Chất béo: - Thừa chất béo làm cơ thể béo phệ, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. - Thiếu chất béo sẽ thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu dễ bị mệt, đói KL: Cơ thể luôn đòi hỏi phải có đủ chất dinh dưỡng để nuôi sống và phát triển. Mọi sự thừa hoặc thiếu đều có hại cho sức khoẻ. - Muốn đầy đủ chất dinh dưỡng, cần phải kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau trong bữa ăn hàng ngày. - Cần lưu ý chọn đủ thức ăn của các nhóm để kết hợp thành một bữa ăn hoàn chỉnh, yếu tố này gọi là cân bằng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. - Yêu cầu Hs trả lời một số câu hỏi và hoàn thiện một số bài tập : Câu 1:Những dấu hiệu nào sau đây cho biết cơ thể em đang thiếu chất đạm. A. dễ bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu. B. thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu, dễ bị mệt, đói. C. Trẻ em sẽ bị bệnh suy dinh dưỡng, mắc bệnh nhiễm khuẩn và trí tuệ kém phát triển. Câu 2:Những dấu hiệu nào sau đây cho biết cơ thể em đang thiếu chất béo. A. Trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh nhiễm khuẩn và trí tuệ kém phát triển. B. thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu, dễ bị mệt, đói. C. dễ bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. - Em hãy xem lại cách ăn uống của mình và ghi ra những điều cần thực hiện để đảm bảo ăn uống hợp lí. - Em nên nhắc nhở người thân trong gia đình và bạn bè điều gì để cùng thực hiện ăn uống cho hợp lí? Ghi lại những điều đó và cùng gia đình thực hiện. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng Cách tính chiều cao, cân nặng của trẻ em theo chuẩn của tổ chức y tế thế giới WHO: * Với trẻ từ 2 – 12 tuổi: Cân nặng lý tưởng (kg) = 8 + (số năm tuổi x 2). Ví dụ: Một em tròn 12 tuổi, số cân nặng cần có là: 8 + (12 x 2) = 32 (kg). V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU. * Về nhà học thuộc bài, học thuộc phần ghi nhớ. - Chuẩn bị bài mới vệ sinh an toàn thực phẩm. - Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm. - Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn. - Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà. Ngày soạn: 13/01/2020 Ngày giảng: 6A1: 15/01/2020; 6A2,3: 18/01/2020 Tiết 40 Bài 16 VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm. Biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm. 2. Kĩ năng: Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 3. Thái độ: - Có ý thức giữ vệ sinh và an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin. b. Năng lực đặc thù: Năng lực công nghệ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Phiếu học tập, giấy Ao, bút dạ. 2. Học sinh: - Sách vở và đồ dùng học tập III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề, pp giảng giải; Dạy học nhóm. 2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật thảo luận nhóm; Trò chơi; Kĩ thuật trình bày 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thiếu chất đường bột cơ thể sẽ như thế nào? => Sẽ bị đói mệt, cơ thể ốm yếu. - Thừa chất đạm cơ thể sẽ như thế nào? => Có thể gây nên bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Sức khoẻ và hiệu quả làm việc của con người phần lớn phụ thuộc vào loại và lượng thực phẩm ăn vào mỗi ngày. Hệ thống tiêu hoá sẽ làm việc biến thức ăn thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể khoẻ mạnh, phát triển tốt. Tuy nhiên vấn đề này phụ thuộc vào một yếu tố quan trọng đó là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.Vậy vệ sinh thực phẩm là gì? Tại sao phải giữ vệ sinh thức phẩm? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Tìm hiểu về vệ sinh thực phẩm. I. Vệ sinh thực phẩm - GV nhắc lại vai trò của thực phẩm đối với đời sống con người. - Nếu thiếu vệ sinh hoặc thực phẩm bị nhiễm trùng như thế nào? Cũng có thể là nguồn gây bệnh dẫn đến tử vong. - HS trả lời. GV giới thiệu bài mới cần có sự quan tâm theo dõi kiểm soát giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh gây ngộ độc thức ăn. - Vệ sinh thực phẩm là gì ? - HS trả lời. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi Mục a và mục b 2 phút rút ra kết luận thế nào là nhiễm trùng thực phẩm? - Đọc SGK - liên hệ thực tế-> thảo luận và trả lời theo ý hiểu. - Đại diện cặp đôi trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, chốt. - Em hãy nêu vài loại thực phẩm dể bị hư hỏng. Tại sao? - HS cho ví dụ. Ví dụ: Cơm, thức ăn để lâu ngày. Ví dụ: Hoa màu phun thuốc hoá học thu hoạch liền. - Khi ăn phải một món ăn bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc như thế nào ? Có thể dẫn đến ngộ độc thức ăn và bị rối loạn tiêu hoá sẽ gây ra những tác hại rất nguy hiểm cho người sử dụng. - Cho HS quan sát hình 3-14 trang 77 SGK hoạt động nhóm 4 phút cho biết sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn - HS quan sát, hoạt động nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt. - Giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc gây ngộ độc thức ăn. 1. Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm? a. Sù nhiÔm trïng thùc phÈm - Sù x©m nhËp cña vi khuÈn cã h¹i vµo TP ®c gäi lµ sù nhiÔm trïng TP. b. Sù nhiÔm ®éc thùc phÈm. - Sù x©m nhËp cña chÊt ®éc vµo TP - > gäi lµ sù nhiÔm ®éc TP. KL : - Sù x©m nhËp cña vi khuÈn cã h¹i vµo TP -> gäi lµ sù nhiÔm trïng TP. - Sù x©m nhËp cña chÊt ®éc vµo TP ®îc gäi lµ sù nhiÔm ®éc TP. - Thực phẩm nếu không được bảo quản tốt thì sau thời gian ngắn chúng sẽ bị nhiễm trùng và phân hủy. 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn. - Từ 100o C đến 115o C nhiệt độ an toàn trong nấu nướng, vi khuẩn bị tiêu diệt. - Từ 50o C đến 100o C vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết hoàn toàn. - Trên 0o C đến dưới 50o C độ khoảng nhiệt độ nguy hiểm vì vi khuẩn có thể sinh nở mau chóng - Dưới 0o C đến dưới - 20o C nhiệt độ này vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết. 3. Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà. - Cho HS quan sát hình 3-15 trang 77 SGK. - HS quan sát - Nêu những biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà. - Rửa tay sạch trước khi ăn, vệ sinh nhà bếp. - Rửa kỹ thực phẩm, nấu chín thực phẩm. - Đậy thức ăn cẩn thận, bảo quản thực phẩm chu đáo. KL: Ăn chín uống sôi là rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ, cho nên khi nấu TP phải nấu chín khi đó VK gây hại mới bị tiêu diệt. TP chỉ nên ăn gọn trong ngày và không để TP, TĂ quá lâu vì như thế VK sẽ sinh nở làm TP bị nhiễm trùng HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập. - Em hãy cho biết tại sao phải giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. - Hãy chia sẻ với người thân trong gia đình và bạn bè những kiến thức về nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm và những ảnh hưởng của nhiệt độ tới vi khuẩn để có những biện pháp phòng tránh kịp thời. Bảo vệ sức khỏe cộng đồng một cách tốt nhất. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng - Quan sát nhà minh xem có thực hiện đúng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm không? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU. * Về nhà học thuộc bài. - Làm bài tập 1 trang 80 SGK. - Chuẩn bị bài mới vệ sinh an toàn thực phẩm (Tiếp theo) - An toàn thực phẩm. - Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_3940_nam_hoc_2019_2020_truong_p.pdf