Giáo án Bài dạy : Qua đèo ngang- Bà Huyện Thanh Quan

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : Giúp học sinh

- Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.

- Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang.

- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.

- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.

- Tích hợp bảo vệ môi trường: Vẻ đẹp hoang sơ ở đèo Ngang, tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.

2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng năng

- Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.

3. Thái độ : Giáo dục tình yêu quê hương, chia sẻ nỗi niềm với người khác.

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 3054 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bài dạy : Qua đèo ngang- Bà Huyện Thanh Quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10. 10. 2013 Tiết : 29 Bài dạy : - Bà Huyện Thanh Quan - I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Giúp học sinh - Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan. - Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang. - Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ. - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản. - Tích hợp bảo vệ môi trường: Vẻ đẹp hoang sơ ở đèo Ngang, tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng năng - Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ. 3. Thái độ : Giáo dục tình yêu quê hương, chia sẻ nỗi niềm với người khác. II. CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc sách GK, sách GV, tài liệu liên quan - Thiết kế giáo án - Chuẩn bị bảng phụ, chân dung tác giả, tranh minh họa, phiếu học tập. - Phương án tổ chức lớp học: Học tại lớp, học sinh tham gia xây dựng bài, hoạt động cá nhân, nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 2. Chuẩn bị của học sinh : - Học bài cũ, làm bài tập - Đọc kĩ văn bản trong sgk - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi - Tìm đọc các thơ khác có cùng đề tài III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tình hình lớp :(1ph) - Sĩ số : 7A3: 7A6: - Học sinh vắng : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ :(4ph) Hỏi: Đọc thuộc bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Cho biết bài thơ có những lớp nghĩa nào? Theo em, lớp nghĩa nào là chính? Dự kiến trả lời: - HS đọc thuộc bài thơ như sgk - Bài thơ có hai lớp nghĩa, lớp nghĩa thứ hai là chính: + Nghĩa thứ nhất: Tả thực bánh trôi nước (Hình dáng, kĩ thuật làm, chất lượng) + Nghĩa thứ hai: Hình ảnh người phụ nữ (Hình thể, thân phận, phẩm chất) 3. Giảng bài mới : Giới thiệu bài : (1ph) Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, phân cách địa giới 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ vịnh Đèo Ngang như: Cao Bá Quát có bài Đăng Hoành Sơn (Lên núi Hoành Sơn), Nguyễn Khuyến có bài Quá Hoành Sơn (Qua núi Hoành Sơn), Nguyễn Thượng Hiền có bài Hoành Sơn xuân vọng (Mùa xuân trông núi Hoành Sơn) … Nhưng tựu trung, được nhiều người biết và yêu thích nhất vẫn là bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TG Hoạt động của GV Hoạt động của hS Nội dung 4’ * HĐ1:Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm * HĐ1:Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm I. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM : - Yêu cầu HS đọc chú thích (*) sgk - Treo tranh minh họa chan dung bà Huyện Thanh Quan - Đọc - Quan sát 1. Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan (H) Cho biết một vài nét về tác giả Bà Huyện Thanh Quan? - GV bổ sung: Thế kỉ XIX thời kì cuối triều Lê đầu triều Nguyễn, điều đặc biệt lúc này là thực dân Pháp đã đặt cuộc đô hộ chia nước ta thành Đàng ngoài, Đàng trong. - Bà Huyện Thanh Quan: + Tên thật Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, chưa rõ năm sinh năm mất. Quê ở làng Nghi Tàm- Tây Hồ - Hà Nội. Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Ninh, tỉnh Thái Bình), nên có tên gọi là Bà Huyện Thanh Quan. + Có thể nói bà là một trong những nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa. - Tên thật Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX. Quê ở làng Nghi Tàm - Tây Hồ - Hà Nội. - Là một trong những nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa. (H) Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ? - GV nhận xét, chốt - Bài thơ được sáng tác khi Bà Huyện Thanh Quan trên đường từ Thăng Long về kinh đô Huế để nhận chức Cung trung giáo tập. - Nghe 2. Tác phẩm: Bài thơ “Qua đèo Ngang” ra đời khi Bà Huyện Thanh Quan trên đường từ Thăng Long về kinh đô Huế để nhận chức Cung trung giáo tập. 6 * HĐ2:Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung - GV hướng dẫn đọc: Đọc giọng chầm chậm, buồn buồn. Chú ý cách ngắt nhịp 4/3, 2/2/3. Càng về cuối, giọng đọc càng ai hoài, khắc khoải, chậm, nhỏ hơn. Đến 3 tiếng: trời, non, nước đọc tách ra từng tiếng, đọc thầm thì như nói với chính mình. - GV đọc mẫu, gọi HS đọc - Nhận xét (H) Em biết gì về Đèo Ngang? - Gọi HS đọc các chú thích từ ở sgk (H) Bài thơ được làm theo thể thơ nào? (H) Hãy trình bày hiểu biết của em về thể thơ này? (H) Bố cục thơ Thất ngôn bát cú như thế nào ? (H) Theo em nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Và nhân vật đã bộc lộ tình cảm gì qua bài thơ? (H) Từ đó em hãy xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ? * HĐ2: Đọc và tìm hiểu chung - Nghe - Theo dõi sgk, đọc - Nghe, rút kinh nghiệm - Đèo Ngang: thuộc dãy núi Hoành Sơn, một nhánh của dãy núi Trường Sơn, chạy thẳng ra biển, phân chia địa giới hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. - Đọc - Thất ngôn bát cú Đường luật. - “Qua Đèo Ngang” là một bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật nổi tiếng. Bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ, có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8, . Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6. Có luật bằng trắc, tùy vào tiếng thứ 2. Đây là thể thơ có luật thơ chặt chẽ, gò bó nhất trong lịch sử thơ ca nhân loại. - Bố cục của một bài thơ Thất ngôn bát cú: + Hai câu đề: câu 1 – phá đề (mở ý đầu bài), câu 2 – thừa đề (tiếp ý câu 1 và chuyển tiếp vào hai câu thực). + Hai câu thực: câu 3, 4 còn gọi là câu trạng (giải thích rõ ý đầu bài). + Hai câu luận: câu 5, 6 (phát triển rộng ý đầu bài). + Hai câu kết: câu 7, 8 (kết ý toàn bài). - Nhân vật trữ tình là “ta”, cũng chính là nhà thơ, bộc lộ niềm tâm sự hoài cổ, nỗi nhớ về một thời vàng son của nước nhà. - Phương thức biểu đạt: biểu cảm. II. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG 1. Đọc: 2. Chú thích: (Sgk) 3. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật 4. Bố cục: 4 phần - Phần đề: câu 1, 2 - Phần thực: câu 3, 4 - Phần luận: câu 5, 6 - Phần kết: câu 7, 8 21’ * HĐ3:Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết - Gọi HS đọc 2 câu đề - GV giới thiệu bức tranh cảnh Đèo Ngang (H) Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả trong thời gian và không gian nghệ thuật nào? * HĐ3:Tìm hiểu chi tiết - “Bước tới … … chen hoa” - Quan sát - Bóng xế tà: buổi chiều tàn, nắng nhạt và sắp tắt. III. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN: 1. Hai câu đề: - Thời gian: buổi chiều tàn, nắng đã nhạt và sắp tắt - Không gian: Đèo Ngang (H) Thời điểm này có liên quan gì đến việc bộc lộ tâm trạng của tác giả? - GV bổ sung: Trong một số tác phẩm khác của bà, bà cũng rất hay nói tới khoảng thời gian này. Đó là bóng tịch dương trong bài “Thăng Long thành hoài cổ”, đó là bóng hoàng hôn trong bài “Chiều hôm nhớ nhà” … Liên hệ trong ca dao, ta thấy người xưa cũng thường nói đến buổi chiều khi diễn tả tâm trạng buồn: “Chiều chiều ra đứng ngõ sau – Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”, hay một buổi chiều đầy tâm trạng trong “Thiên Trường vãn vọng”: “Trước xóm sau thôn tựa khói lồng – Bóng chiều man mác có dường không”. - Cái khoảnh khắc chuyển giao giữa ngày và đêm ấy thường gieo vào lòng người cảm giác buồn man mác, nhất là đối với người phụ nữ đang trong hoàn cảnh xa nhà, dừng chân nơi đất khách quê người như Bà Huyện Thanh Quan. - Nghe, ghi vở (H) Dưới góc nhìn đầy tâm trạng đó, cảnh Đèo Ngang được phác họa như thế nào trong hai câu đề? - Cỏ cây chen lá đá chen hoa. - Cảnh vật: cỏ cây, lá, hoa chen chúc nhau rậm rạp giữa núi non. (H) Biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng khi miêu tả cảnh Đèo Ngang ? (H) Sử dụng điệp từ “Chen” ở đây có tác dụng gì ? - Biện pháp nghệ thuật : + Điệp từ: chen + Điệp âm: tà, lá, đá, hoa. - Động từ “Chen” được điệp lại 2 lần gợi lên sức sống của cỏ cây ở một nơi chật hẹp, cằn cỗi như Đèo Ngang. Ngoài ra từ “chen” còn gợi vẻ hoang dã, vô trật tự của thế giới vô tri. * Nghệ thuật: + Điệp từ: chen + Điệp âm: tà, lá, đá, hoa. (H) Qua sự phân tích trên, hãy nêu cảm nhận của em về cảnh Đèo Ngang từ hai câu đề? - GV giảng: Sự hoang vu, buồn vắng đó của cảnh có thể là do chính từ bản thân cảnh vật hay cũng có thể là do cảnh bị nhuộm trong bóng chiều tà, và còn một lí do khác được cho là phù hợp nhất đó là do chính tâm hồn của người đã phả vào trong cảnh vật làm cho cảnh nhuốm đạm màu buồn vắng. - Đó là một nơi hoang vu, buồn vắng và mênh mông. à Cảnh hoang vu, buồn vắng, mênh mông Gợi tâm trạng buồn, cô đơn - Chuyển: Và trong hoang vu đó, nơi đây vẫn mang một vẻ gì đó không hoàn toàn xa cách với cuộc sống con người. Điều đó các em sẽ nhìn thấy rõ ở hai câu thực. - Chú ý - Yêu cầu học sinh đọc hai câu thực. - GV gọi HS đọc chú thích (3) “Lom khom … … mấy nhà” - Đọc 2. Hai câu thực: (H) Aán tượng về cảnh trong hai câu thơ này có gì nổi bật hơn hai câu thơ trước? (H) Từ “tiều” ở đây được dùng theo nghĩa nào? - Hai câu thơ tả cụ thể thêm cảnh vật Đèo Ngang ở dưới núi và bên sông. Cùng với cảnh thiên nhiên, lúc này đã có sự xuất hiện của con người và cảnh sinh hoạt của con người. - Từ “tiều” ở đây không có nghĩa là “tiều tụy” mà nó nằm trong danh từ “tiều phu”, dùng để chỉ người đốn củi. * Cảnh vật: - “Dưới núi”, “bên sông” à mở rộng không gian của cảnh - “Tiều vài chú”, “chợ mấy nhà” à đã có sự xuất hiện của con người vớiø cảnh sinh hoạt của họ (H) Nghệ thuật nào đã được sử dụng ở hai câu thực? - Nghệ thuật: + Tác giả sử dụng nghệ thuật đối xứng, đối xứng từ ngữ của câu trên với câu dưới, đường nét đối xứng với đường nét, hình ảnh cuộc sống của con người đối xứng với nhau tạo nên kết cấu độc đáo cho hai câu thơ. + Ngôn từ: Sử dụng từ láy tượng hình “Lom khom”, “Lác đác” + Đảo ngữ: “Vài chú … bên sông” * Nghệ thuật: - Đối xứng: từ ngữ, đường nét, hình ảnh cuộc sống con người => Kết cấu độc đáo - Từ láy tượng hình: lom khom, lác đác - Đảo ngữ: (H) Sự xuất hiện của con người có làm cho cảnh trở nên sinh động, náo nhiệt không? (H) Tâm trạng con người như thế nào trước cảnh vật đó? (H) Em có nhận xét gì về bút pháp tả cảnh của nhà thơ qua 4 câu thơ đầu của bài thơ? - GV nhấn mạnh: Cũng chính cảnh vật đó đã gieo vào lòng người xa xứ một nỗi nhớ nhà sâu sắc. - Những từ láy gợi hình làm hiện lên bóng dáng con người nhưng nó lại được đảo ra đầu câu cho nên con người vẫn bị chìm lấp vào bên trong, làm cho quang cảnh miền sơn cước càng thêm vắng vẻ và mênh mông, lặng lẽ và hoang tịch, heo hút và xác xơ. - Làm cho tâm trạng cô đơn, buồn nhớ của nhà thơ tăng lên gấp bội - Tả rất đường nét, đầy màu sắc, các chi tiết của cảnh thưa thoáng, nhẹ nhàng, thanh đạm. Nét tả như nét vẽ, từ gần đến xa, có sức gợi một cảnh thiên nhiên đặc trưng của Đèo Ngang. - Nghe, ghi à Cảnh vắng vẻ, heo hút, đìu hiu Càng làm cho tâm trạng cô đơn, buồn nhớ của nhà thơ tăng lên gấp bội Chuyển: Nỗi nhớ đó được nhà thơ phát triển như thế nào trong hai câu thơ luận… - Gọi HS đọc hai câu luận - “Nhớ nước … … cái gia gia” 3. Hai câu luận: (H) Ở hai câu thơ này xuất hiện yếu tố nào điểm thêm cho cảnh ? - GV trình chiếu ảnh chim quốc và chim đa đa (H) Tại sao tác giả lại nhắc đến chim quốc và chim đa đa với tiếng kêu buồn và khắc khoải đến như thế ? (H) Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng ở hai câu thơ này? (H) Sự góp mặt của các thủ pháp nghệ thuật trên đã góp phần làm bật lên nỗi niềm gì của nhà thơ? GV giảng: Tâm sự ấy ta bắt gặp rất nhiều trong các tác phẩm của bà như: “Thăng Long thành hoài cổ”, “Chơi chùa Trấn Bắc” … Chuyển: Ở sáu câu thơ trên tác giả đã rất thành công trong việc mượn cảnh để bộc lộ tâm sự của mình đến hai câu kết của bài thơ tác giả mới thật sự đối diện với chính mình. - Xuất hiện âm thanh tiếng chim quốc quốc và chim đa đa buồn, khắc khoải và thê lương. - Thực ra đó chỉ là những tưởng tượng của tác giả – một tâm hồn nghệ sĩ đang nặng lòng hoài cổ, nhớ tiếc về một triều đại vàng son đã qua như một tiếng thở dài (Nhà Lê). Tác giả đã rất tài tình trong việc mượn hình ảnh chim quốc và chim đa để giải bày nỗi niềm trắc ẩn sâu kín của mình. - Nghệ thuật : + Chơi chữ đồng âm (quốc = nước; gia = nhà; quốc gia = nước nhà) + Aån dụ, tượng trưng (dùng chuyện con chim quốc kêu nhỏ máu vì nhớ nước, chim đa kêu thảm vì nhớ nhà là những điển tích không mấy xa lạ với các nhà thơ trung đại) + Sử dụng phép đối rất chuẩn mực và tài hoa (Nhớ nước/ thương nhà; đau lòng con quốc quốc/ mỏi miệng cái gia gia) - Tác dụng: Bộc lộ nỗi đau vì sự biến thiên của xã hội, nỗi nhớ nước, thương nhà, tâm trạng hoài cổ, nhớ tiếc một thời vàng son và cũng qua đó bà muốn nói rằng: Quốc gia đang cất lên tiếng kêu, tiếng gọi tha thiết khiến lòng người không thể thờ ơ. - Nghe, ghi vở - Nghe - Aâm thanh: tiếng kêu khắc khoải của chim quốc và chim đa đa * Nghệ thuật: - Chơi chữ đồng âm: quốc, gia. - Ẩn dụ tượng trưng: mượn tiếng chim để bày tỏ nỗi nhớ - Phép đối à Tiếc nuối về một quá khứ vàng son, nỗi niềm thương- nhớ- buồn - đau. - Yêu cầu HS đọc hai câu kết. (H) Không gian đèo Ngang ở hai câu kết được thâu gọn trong cái nhìn bao quát của nhà thơ. Em hãy tìm những từ ngữ trong câu thơ thể hiện rõ điều đó? (H) Những từ ngữ đó gợi một không gian như thế nào? (H) Đại từ “ta” trong cụm từ “ta với ta” là chỉ ai ? (H) Từ đó em hãy cho biết cách biểu cảm ở hai câu thơ này có gì khác so với các câu trên? “Dừng chân … … ta với ta” - Từ ngữ: trời, non, nước - Cảnh Đèo Ngang trở nên mênh mang, bao la, bát ngát - Chính tác giả. - Tâm trạng Bà Huyện Thanh Quan được bộc bạch một cách trực tiếp. Tác giả đang quay về với chính mình, một mình đối diện với mình, với nỗi niềm tâm sự hoài cổ đang chất chứa sâu kín trong lòng. “Một mảnh tình riêng ta với ta” 4. Hai câu kết: - Hình ảnh: trời, non, nước à Không gian cao rộng, bát ngát - Tâm trạng: mảnh tình riêng ta với ta à Nhà thơ đối diện với chính mình, cô đơn, trống vắng. (H) Nghệ thuật gì đã được sử dụng trong hai câu thơ kết? - Phép đối : Trời, non, nước >< mảnh tình riêng * Nghệ thuật: Phép đối Trời, non, nước >< mảnh tình riêng (H) Em hãy phân tích để thấy rõ tác dụng của phép đối trong hai câu thơ? - GV nhấn mạnh: Như vậy cụm từ “ta với ta” bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối, nhưng các em cũng cần hiểu rằng đó không phải là nỗi cô đơn tiêu cực, bi lụy. - Phân tích: Đối mặt trước cảnh “Trời, non, nước” bao la, hùng vĩ, nhà thơ cảm thấy mình như nhỏ bé hẳn lại. Nỗi nhớ nhà, thương nước càng thêm da diết, sâu thẳm. Vậy mà không có ai, không tìm được ai để san sẻ, để tâm tình, cho nên đành “ta với ta”, “Một mình mình biết, một mình mình hay”. Ở đây có sự đối lập rất rõ nét. Cảnh “Trời, non, nước” rộng lớn đối lập với “một mảnh tình riêng” nhỏ hẹp. Cảnh càng rộng lớn, hùng vĩ bao nhiêu thì “mảnh tình riêng” càng nặng nề, khép kín bấy nhiêu. - Nghe, ghi vở (H) Vậy theo em ta nên hiểu “Mảnh tình riêng” của nhà thơ ở đây là gì ? - Đó là cả một thế giới nội tâm: nỗi nhớ nước, tình thương nhà da diết, âm thầm, lặng lẽ và không có ai chia sẻ cùng. - GV bình: Rõ ràng ta thấy con người trong bài thơ đứng giữa đất trời, đường hoàng, trang trọng giữ trong mình một mảnh tình riêng thật cô đơn nhưng cũng thật kiêu hãnh. - Nghe, ghi vở è Nhà thơ đã ý thức được về bản thể nhỏ nhoi của mình trước thiên nhiên rộng lớn. 3 * HĐ4: Hướng dẫn tổng kết (H) Nêu nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? - Gọi HS đọc “Ghi nhớ” sgk * HĐ4: Tổng kết - Trả lời - Đọc IV . Tổng kết: 1. Nghệ thuật: Dùng các từ láy, từ tượng thanh, cách chơi chữ, phép đối, lời thơ trang nhã, tinh tế 2. Nội dung: Bức tranh Đèo Ngang hoang sơ, hùng vĩ và tâm sự nhớ nước, thương nhà, cô đơn, buồn vắng của tác giả. 3 * HĐ5: Hướng dẫn luyện tập (h) Cái hay của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong bài thơ “Qua Đèo Ngang”? - GV cho HS quan sát cảnh Đèo Ngang ngày này * HĐ5: Luyện tập - Bài thơ tả cảnh nhằm để ngụ tình. Tình lồng trong cảnh. Cảnh đậm hồn người. Cảnh – tình quyện trong kết cấu một bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật thể trắc rất nghiêm chỉnh, mực thước đến mức cổ điển. Lời chữ trau chuốt, đăng đối. Càng về cuối, cảnh càng mờ nhưng tình càng đậm. Cuối cùng chỉ còn thăm thẳm nỗi u hoài, niềm cô đơn chẳng biết chia sẻ cùng ai giữa mây cao, biển biếc, trời xanh. V. LUYỆN TẬP: * Cái hay của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng trong bài thơ. 2 * Củng cố: - Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ - Gọi HS đọc”Ghi nhớ” sgk - Phát phiếu học tập “KWL” cho HS điền vào và GV thu - Đọc bài thơ - Đọc “Ghi nhớ” - Nhận phiếu và điền vào 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo :(1ph) - Học thuộc lòng bài thơ, bài giảng - Nắm được phong cách thơ, cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả. - Chuẩn bị cho bài : “Bạn đến chơi nhà”. + Đọc bài thơ; trả lời câu hỏi sgk. + Tìm hiểu cách lập ý và tình bạn của tác giả. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT 29 - QUA DEO NGANG.doc
Giáo án liên quan