Giáo án Bài 5 bài ca côn sơn ( côn sơn ca )

1/ Tác giả : Nguyễn Trãi ( 1380-1442 ), hiệu là Ức Trai, quê ở Hải Dương, sau dời về Hà Tây. Ông là nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có và được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới ( 1980 )

 

ppt45 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Bài 5 bài ca côn sơn ( côn sơn ca ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO VIÊN : LÊ HỒNG MAI PHƯƠNG LỚP 7A1 Đọc thuộc lòng và nêu nội dung, nghệ thuật của hai bài thơ Sông núi nước Nam & Phò giá về kinh. KIỂM TRA BÀI CŨ BÀI 5 BÀI CA CÔN SƠN ( CÔN SƠN CA ) NGUYỄN TRÃI I/ Giới thiệu : 1/ Tác giả : Nguyễn Trãi ( 1380-1442 ), hiệu là Ức Trai, quê ở Hải Dương, sau dời về Hà Tây. Ông là nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có và được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới ( 1980 ) 2/ Hoàn cảnh sáng tác : Bài này sáng tác lúc ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn ( 1437-1442 ) 3/ Thể thơ : Thơ lục bát Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Côn Sơn có đá rêu phơi, Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm. Trong ghềnh thông mọc như nêm, Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm. Trong rừng có bóng trúc râm, Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn. II/ Đọc – hiểu văn bản : Trong đoạn trích, từ ta được lặp đi lặp lại mấy lần ? Nhân vật ta ở đây là ai ? Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta được thể hiện như thế nào ? 1/ Nhân vật ta là nhà thơ Nguyễn Trãi. Qua đoạn thơ trích, ta thấy hiện lên hình ảnh một Nguyễn Trãi đang sống trong những giây phút thảnh thơi, ung dung nhàn nhã, không vướng bận chuyện đời ; một Nguyễn Trãi rất mực là thi sĩ. Em có nhận xét gì về cảnh tượng ở Côn Sơn ? 2/ Cảnh tượng Côn sơn trong hồn thơ Nguyễn Trãi : Côn Sơn là một khung cảnh thiên nhiên thanh tĩnh, nên thơ. Ở đây có suối chảy rì rầm, có bàn đá rêu phơi, có ghềnh thông, có rừng trúc xanh mát tạo điều kiện cho tác giả vừa giải trí, vừa ngâm thơ một cách thú vị. Qua đoạn thơ, ta thấy tác giả là con người như thế nào ? 3/ Qua đoạn thơ, ta thấy tác giả là con người có tâm hồn yêu thích thiên nhiên. Nêu ý nghĩa văn bản. 4/ Ý nghĩa văn bản : Sự giao hoà trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi. III/ Tổng kết : GN/ 81 IV/ Luyện tập : Theo SGK So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong bài này và của Hồ Chí Minh trong bài Cảnh khuya có gì giống và khác nhau ? So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi và của Hồ Chí Minh : - Giống nhau : Cả hai đều so sánh tiếng suối như âm nhạc. - Khác nhau : + Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối như tiếng đàn. + Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối như tiếng hát. … Về đi sao chẳng sớm toan, Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi. Muôn chung chín vạc làm gì, Cơm rau nước lã nên tuỳ phận thôi. Đồng, Nguyên để tiếng trên đời, Hồ tiêu ăm ắp, vàng mười chứa chan. Lại kia trên núi Thú San, Di, Tề nhịn đói chẳng màng thóc Chu. Hai đàng khó sánh hiền ngu, Đều làm cho thoả được như ý mình. Trăm năm trong cuộc nhân sinh, Người như cây cỏ thân hình nát tan. Hết ưu lạc đến bi hoan, Tốt tươi khô héo tuần hoàn đổi thay, Núi gò đài các đó đây, Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh. Sào, Do bằng có tái sinh, Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn. DẶN DÒ - Học thuộc lòng – đọc diễn cảm văn bản dịch thơ. - Trình bày nhận xét về hình ảnh nhân vật ta trong bài thơ. - Học tiếp bài Thiên Trường vãn vọng THIÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG ( BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA ) TRẦN NHÂN TÔNG I/ Giới thiệu : 1/ Tác giả : Trần Nhân Tông ( 1258-1308 ) tên thật Trần Khâm, là vị vua yêu nước, anh hùng, nhân ái, có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống giặc Mông-Nguyên ; là vị tổ thứ nhất của phái Trúc lâm Yên Tử, một nhà thơ tiêu biểu đời Trần. 2/ Hoàn cảnh sáng tác : Xem SGK/76 3/ Thể thơ : Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt PHIÊN ÂM Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lí ngưu quy tận Bạch lộ song song phi hạ điền DỊCH THƠ Trước xóm sau thôn tựa khói lồng Bóng chiều man mác có dường không Mục đồng sáo vẳng trâu về hết Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng. II/ Đọc – hiểu văn bản : Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết gì ? 1/ Bài thơ miêu tả cảnh thôn xóm lúc chiều tà, sắp tối, xóm trước thôn sau bắt đầu chìm dần vào sương khói mờ ảo. mục đồng vừa thổi sáo, vừa dắt trâu về, từng đôi cò trắng sà xuống cánh đồng đã vắng bóng người. Em có cảm nhận gì về cảnh tượng này và tâm trạng của nhà thơ trước cảnh tượng đó ? 2/ Đây là một cảnh buổi chiều ở thôn quê được phác họa rất đơn sơ nhưng vẫn đậm đà sắc quê, hồn quê. Điều đó chứng tỏ tác giả tuy là một vì vua nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã của mình. Từ sự gắn bó sâu nặng với làng quê của vua Trần Nhân Tông như thế, em hiểu gì về thời đại nhà Trần trong lịch sử nước ta ? Một vị vua có tâm hồn cao đẹp như thế chứng tỏ thời đại nhà Trần, nhân dân ta sống rất cao đẹp như sử sách đã từng ca ngợi. Nêu ý nghĩa văn bản. 3/ Ý nghĩa văn bản : Bài thơ thể hiện hồn thơ thắm thiết tình quê của vị vua anh minh tài đức Trần Nhân Tông. III/ Tổng kết : GN/ 77 IV/ Luyện tập : Theo SGK DẶN DÒ Học thuộc lòng – đọc diễn cảm một trong hai văn bản. - Nhớ được 8 yếu tố Hán Việt trong văn bản. - Soạn bài : Từ Hán Việt ( tt ) Xem, trả lời các câu hỏi SGK/ 81 84 XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN

File đính kèm:

  • pptBai 5 Bai ca Con Son Con Son Ca Thien Truong van vong.ppt