Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 85+86 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Khái niệm câu đặc biệt.

- Tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết câu đặc biệt.

- Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản

- Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3. Thái độ: Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói hoặc viết cụ thể.

4. Năng lực, phẩm chất cần đạt

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, -

Phát triển năng lực ngôn ngữ

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Bảng phụ ghi vi dụ

2. Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp

- Đàm thoại

- Nêu và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

2. Kĩ thuật

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật chia nhóm

IV. Tổ chức các hoạt động lên lớp

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra đầu giờ: Không

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 86 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 85+86 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 05/5/2020 Tiết 85 CÂU ĐẶC BIỆT I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Khái niệm câu đặc biệt. - Tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản. 2. Kĩ năng: - Nhận biết câu đặc biệt. - Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản - Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. Thái độ: Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói hoặc viết cụ thể. 4. Năng lực, phẩm chất cần đạt - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, - Phát triển năng lực ngôn ngữ II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bảng phụ ghi vi dụ 2. Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp - Đàm thoại - Nêu và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật chia nhóm IV. Tổ chức các hoạt động lên lớp 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: Không 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động: Trong c/s hàng ngày, trong khi nói hoặc viết chúng ta nhiều khi dùng câu đặc biệt nhưng chúng ta không biết. Vậy câu đặc biệt là gì ? dùng câu đặc biệt như thế nào và có tác dụng gì ? * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS: Đọc VD trên bảng phụ H': Câu in đậm có cấu tạo ntn? GV: Câu có cấu tạo như vậy gọi là câu đặc biệt. H': Vậy em hiểu thế nào là câu đặc biệt? I. Thế nào là câu đặc biệt? 1. Ví dụ: - Ôi, Em Thủy ! -> Đó là câu không thể có CN và VN. * Câu đặc biệt: Là loại câu không cấu GV: Cho HS phân biệt giữa câu rút gọn và câu đặc biệt. H': Xác định các câu đặc biệt trong 4 ví dụ và nêu tác dụng của từng câu đặc biệt ? H': Câu đặc biệt thường dùng để làm gì? HS đọc ghi nhớ * Hoạt động 3: Luyện tập HS: Đọc và nêu yêu cầu của 2 bài tập H': Tìm những câu đặc biệt và câu rút gọn có trong các đoạn văn? Nêu tác dụng cảu câu đặc biệt và câu rút gon đó? - HS: Thảo luận nhóm bàn 3 phút -> Trả lời miệng. - GV: Chốt ghi bảng tạo theo mô hình C-V. 2. Ghi nhớ 1: (tr.28) II. Tác dụng của câu đặc biệt: 1. Ví dụ: a. Một đêm mùa xuân. -> Nêu lên thời gian nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn văn. b. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. -> Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng. c. Trời ơi! -> Bộc lộ cảm xúc. d.- Sơn! Sơn ơi! Em Sơn ơi! - Chị An ơi! -> Gọi đáp. 2. Ghi nhớ: Sgk tr.29 III. Luyện tập 1. Bài tập 1, 2: a. có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong Giương, trong hòm. Nghĩa là phải ra sức .kháng chiến -> Câu rút gọn. -> Tác dụng: làm câu gọn hơn, tránh lặp từ b. Ba giây Bốn giây Năm giây Lâu quá! -> Câu đặc biệt. -> Tác dụng: thông báo thời gian c. Một hồi còi. -> Câu đặc biệt -> Tác dụng: Thong báo sự xuất hiện của hiện tượng * Hoạt động 4: Vận dụng HS: Viết đoạn văn khoảng 4 dòng với chủ đề quê hương có sử dụng 1 câu đặc biệt. (5 phút) HS: Trình bày. GV: Hướng dẫn HS nhận xét -> kết luận d. Lá ơi! -> câu đặc biệt: Tác dụng : gọi đáp - Hãy kể chuyện đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. -> Câu rút gọn -> TD: làm câu gọn hơn, tránh lặp từ, thông tin nhanh hơn. 2. Bài tập 3: - VD: Đêm ở xóm em thật hoàn toàn yên tĩnh. Mọi gia đình thường tập trung tại căn nhà của mình, dưới ánh đèn rực sáng và trong bầu không khí thân mật, ấm cúng. Ngoài đường rất ít người đi lại. Thỉnh thoảng mới thấy 1 chiếc xe hai bánh rồ máy chạy. Gâu! Gâu! Đầu làng vang lên vài tiếng chó sủa. Mới chín giờ tối mà tưởng đã khuya rồi. Gió. Những bụi cây trong vườn như đang rì rầm điều gì bí mật. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà) - Tìm thêm các câu đặc biệt trong các văn bản đã học ở học kì 2 V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau: - Nắm vững đặc điểm, tác dụng của câu đặc biệt - Soạn bài: Thêm trạng ngữ cho câu + Đặc điểm của trạng ngữ + Công dụng của trạng ngữ -------------------------------------------------- Ngày dạy: 06/05/2020 Tiết 86 THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu. Biết phân loại trạng ngữ theo nội dung mà nó biểu thị. - Ôn lại các trạng ngữ đã học ở bậc tiểu học. 2. Kĩ năng: Thêm thành phần trạng ngữ cho câu vào các vị trí khác nhau.Rèn luyện kĩ năng sống: giao tiếp, ra quyết định. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng trạng ngữ trong những tình huống cụ thể. 4. Năng lực, phẩm chất cần đạt - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, - Phát triển năng lực ngôn ngữ II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Máy chiếu. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới: Soạn bài SGK/39. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp - Đàm thoại - Nêu và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật chia nhóm IV. Tổ chức các hoạt động lên lớp 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: H': Thế nào là câu đặc biệt? Sử dụng câu đặc biệt có tác dụng gì? Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn sau: "Khuya. Màn đêm dày đặc, im lìm. Gâu! Gâu! Gâu! Bỗng tiếng chó sủa vang lên như xé toạc màn đêm yên tĩnh. Tất cả choàng tỉnh giấc. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động: Ngày mai, nhà trường tổ chức cho học sinh đi tham quan. H': Tìm các thành phần chính của câu trên. - CN: nhà trường - VN: tổ chức cho học sinh đi tham quan. GV: Vậy còn cụm từ "Ngày mai" thuộc thành phần nào? Được thêm vào trong câu để làm gì? Nó có thể đứng ở những vị trí nào trong câu? * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV yêu cầu HS đọc VD trên máy chiếu H': Em hãy xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên? I. Đặc điểm của trạng ngữ. 1. Ví dụ *Các trạng ngữ: H': Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì? Đứng ở vị trí nào trong câu? H': Hãy quan sát ví dụ sau trên bảng phụ, xác định trạng ngữ và tác dụng của trạng ngữ đó trong mỗi ví dụ? a, Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều mảnh. b, Để được lên lớp, các em cần phải ra sức học tập c, Bằng chiếc xe đẹp, tôi đi đến trường d, Mỏi mệt, con trâu dừng bước H': Qua phân tích ví dụ em hãy cho biết trạng ngữ được thêm vào câu những ý nghĩa gì ? H': Cho biết trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu? H': Bằng dấu hiệu nào để nhận biết? - HS đọc ghi nhớ. H': Cho chúng ta có thể chuyển trạng ngữ trong các câu trên sang vị trí khác được không? Ví dụ: a. Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người. b. Người dân Việt Nam, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời , dựng nhà, dựng - Dưới bóng tre xanh -> thông tin về địa điểm -> đứng ở đầu câu. - Đã từ lâu đời -> thời gian -> đứng ở đầu câu. - Đời đời, kiếp kiếp -> thời gian -> đứng ở cuối câu. - từ nghìn đời nay -> thời gian -> đứng ở giữa câu. a, Trạng ngữ: Vì muốn thật lâu -> chỉ nguyên nhân -> đứng đầu câu b, Trạng ngữ: Để được lên lớp -> chỉ mục đích -> đứng đầu câu c, Trạng ngữ: Bằng chiếc xe đạp -> chỉ phương tiện -> đứng đầu câu d, Trạng ngữ: Mỏi mệt -> chỉ trạng thái -> đứng đầu câu - Về ý nghĩa: TN thêm vào trong câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, phương diện, cách thức, mục đích...diễn ra sự việc nêu trong câu. - Về hình thức: Trạng ngữ đứng ở đầu câu, cuối câu, giữa câu. - Giữa trạng ngữ với nòng cốt của câu có khi có một quãng nghỉ khi nói, dùng dấu phẩy khi viết. 2. Ghi nhớ: SGK/ 39 cửa, vỡ ruộng khai hoang. H': Xác định và gọi tên trạng ngữ trong 2 VD a, b H': Có nên lược bỏ trạng ngữ trong câu trên không ? Vì sao? ( Không nên lược bỏ vì các trạng ngữ 1,2,4,6, bổ sung ý nghĩa về thời gian giúp cho nội dung miêu tả của câu chính xác hơn. Các trạng ngữ 1,2,3,4,5,có tác dụng tạo liên kết câu ) H': Như vậy, trạng ngữ có những công dụng gì trong câu? HS: Đọc ghi nhớ * Hoạt động 3: Luyện tập - GV yêu cầu HS xác định kĩ yêu cầu của từng bài tập trước khi làm bài. H': Trong câu nào cụm từ mùa xuân làm trạng ngữ? H': Các câu còn lại cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì? HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 2, 3 H': Tìm trạng ngữ và phân loại TN GV: Chia lớp 4 nhóm: N1,3- bài 1 N 3,4- bài 2 HS: HĐ (nhóm - 3 phút) Đại diện các nhóm trả lời -> nhận xét GV kết luận II. Công dụng của trạng ngữ 1. Ví dụ Ví dụ a - Thường thường, vào khoảng đó => Thời gian - Sáng dậy => Thời gian - Trên giàn thiên lí => Chỉ địa điểm - Chỉ độ tám chín giờ => Chỉ thời gian - Trên nền trời trong xanh => Địa điểm Ví dụ b - Về mùa đông => Thời gian => Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác. - Nối kết các câu, các đoạn với nhau, làm cho câu văn, bài văn mạch lạc. 2. Ghi nhớ: Sgk/46 III. Luyện tập Bài tập 1 SGK/ 39 + 40 a. Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của HN-/ là ... -> chủ ngữ . b. Mùa xuân / cây gạo/ gọi đến bao... -> trạng ngữ chỉ thời gian. c. Tự nhiên... : Ai cũng chuộng mùa xuân. -> Phụ ngữ. d. Mùa xuân ! -> Câu đặc biệt. Bài 2 + 3 – SGK/40 Tìm trạng ngữ và phân loại trạng ngữ. a. Như báo trước...tinh khiết -> TN cách thức. H': Bài tập 3 yêu cầu điều gì? HS: Thảo luận nhóm bàn -> báo cáo GV: Chữa bài ghi lên bảng * Hoạt động 4: Vận dụng HS: Đặt câu có sử dụng trạng ngữ-> Trình bày miệng. GV: Kiểm tra, sửa sai (nếu có) - Câu 2: Khi đi qua...xanh, mà hạt thóc... tươi -> TN nơi chốn, thời gian. - Câu 3: Trong cái vỏ xanh kia -> TN nơi chốn. - Câu 4: Dưới ánh nắng -> TN nơi chốn. b. Với khả năng thích ứng... trên đây -> TN cách thức. Bài tập 3: Công dụng của trạng ngữ trong đoạn trích. a. Ở loại bài thứ nhất; ở loại bài thứ 2 b. Đã bao lần; Lần đầu tiên chập chững bước đi; lần đầu tiên tập bơi; lần đầu tiên chơi bóng bàn; lúc còn học phổ thông -> Trong 2 đoạn trích trên, trạng ngữ vừa có tác dụng bổ sung những thông tin tình huống, vừa có tác dụng liên kết luận cứ trong mạch lập luận của bài văn, giúp cho bài văn trở nên rõ ràng dễ hiểu * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà) - Tìm thêm 5 câu văn có sử dụng trạng ngữ, phân loại các trạng ngữ vừa tìm được. V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau: - Soạn bài: “ Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh ” + Đọc kĩ các ngữ liệu và trả lời câu hỏi + So sánh sự giống nhau và khác nhau của lập luận trong đời sống hàng ngày và lập luận trong văn nghị luận ? ----------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_8586_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf
Giáo án liên quan