1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
- Nghệ thuât miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một đoạn văn tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
b. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức - biểu cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật Tôi - người kể chuyện liên tưởng đến những kỷ niệm tựu trường của bản thân.
c. Thái độ
- Tình cảm tha thiết của tác giả đối với tuổi thơ, bạn bè và mái trường quê hương thân yêu.
2. CHUẨN BỊ
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.
b. Chuẩn bị của của học sinh.
- Soạn bài theo yêu cầu SGK.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (5')
? Nêu cảm nhận của tôi trên đường đến trường.
Đáp án: Yêu học, yêu bạn bè và mái trường quê hương.
* Giới thiệu bài: (1') Ở tiết 1 các em đã tìm hiểu cảm nhận của nhân vật tôi trên đường đến trường. Tiết này các em sẽ tìm hiểu tiếp cảm nhận của tôi lúc ở sân trường và trong lớp học lưu lại trong tâm trí tác giả.
5 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bài :1 tiết 2: văn bản: tôi đi học (tiếp) ( Thanh Tịnh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19. 8. 2013 Ngày giảng: 23. 8. 2013 Lớp 8A
Bài :1
Tiết 2: Văn bản:
TÔI ĐI HỌC (tiếp)
(Thanh Tịnh)
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
- Nghệ thuât miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một đoạn văn tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
b. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức - biểu cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật Tôi - người kể chuyện liên tưởng đến những kỷ niệm tựu trường của bản thân.
c. Thái độ
- Tình cảm tha thiết của tác giả đối với tuổi thơ, bạn bè và mái trường quê hương thân yêu.
2. CHUẨN BỊ
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.
b. Chuẩn bị của của học sinh.
- Soạn bài theo yêu cầu SGK.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (5')
? Nêu cảm nhận của tôi trên đường đến trường.
Đáp án: Yêu học, yêu bạn bè và mái trường quê hương.
* Giới thiệu bài: (1') Ở tiết 1 các em đã tìm hiểu cảm nhận của nhân vật tôi trên đường đến trường. Tiết này các em sẽ tìm hiểu tiếp cảm nhận của tôi lúc ở sân trường và trong lớp học lưu lại trong tâm trí tác giả.
b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy
Tg
Hoạt động của trò
GV
?Kh
?Kh
?TB
?Kh
?Kh
?G
?TB
?TB
?TB
?Kh
?Kh
?TB
GV
?TB
?Kh
?Kh
?TB
?Kh
Yêu HS quan sát văn bản phần tiếp theo.
Cảnh trước sân trường làng Mỹ Lý lưu lại trong tâm trí tác giả là những hình ảnh chi tiết nào ?
Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩa gì ?
Diễn tả tâm trạng tôi khi ở sân trường tác giả đã dùng hình ảnh nghệ thuật gì.?
Em chỉ ra những hình ảnh nghệ thuật so sánh đó và qua hình ảnh so sánh ấy em hiểu thêm gì ?
Hình ảnh ông đốc được nhớ lại ở chi tiết nào, tâm trạng tôi khi nghe ông đốc đọc bản danh sách HS mới như thế nào ?
Em có nhận xét về cách dùng từ của tác giả, qua đó nhà văn diễn tả điều gì về tâm trạng tôi ở đây ?
Theo em vì sao cậu bé lại khóc?
Đến đây em hiểu thêm gì về nhân vật tôi ?
Cảm giác nhân vật tôi trong lớp học được ghi lại ở chi tiết nào ?
Vì sao tôi có cảm giác đó ?
Những cảm giác đó cho thấy tình cảm nào của nhân vật tôi đối với lớp học của mình ?
Hình ảnh nào cần chú ý trong đoạn cuối văn bản ? Theo em kết thúc truyện có ý nghĩa gì ?
Dòng chữ "Tôi đi học" vừa khép lại bài văn vừa mở ra một thế giới mới, giai đoạn mới một tâm trạng tình cảm mới trong cuộc đời đứa trẻ, dòng chữ thể hiện niềm tự hào chính là chủ đề của truyện ngắn.
Em hiểu thêm gì về nhân vật tôi ở đoạn kết văn bản này như thế nào ?
Qua văn bản này em thấy thái độ cử chỉ của nguời lớn đối với trẻ thơ trong ngày đầu tiên đi học như thế nào ?
Nét đặc đặc sắc của về bố cục của tác phẩm? Tác giả dùng những phương thức biểu đạt nào?
Bằng nét nghệ thuật đó, tác giả muốn gửi gắm tới chúng ta điều gì ?
Em có suy nghĩ gì về dòng cảm xúc của nhân vật “Tôi” trong truyện ?
15’
15’
5’
4’
I. Tìm hiểu chung:
II. Phân tích:
1. Cảm nhận của tôi trên đường đến trường:
2. Cảm nhận của tôi lúc ở sân trường:
… sân trường … dày đặc cả người … áo quần sạch sẽ … gương mặt … vui tươi sáng sủa … trường … xinh xắn … oai nghiêm … lòng tôi … vẩn vơ …
-> HS: Phản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường thường gặp ở nước ta, thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân ta, bộc lộ tình cảm sâu lắng của tác giả đối với mái trường tuổi thơ.
- Nghệ thuật so sánh
… họ như con chim non đứng bên bờ tổ … nhưng còn ngập ngừng e sợ … họ thèm như những người học trò cũ …
-> HS: Diễn tả xúc cảm trang nghiêm vì mái trường miêu tả sinh động hình ảnh tâm trạng các em nhỏ lần đầu tiên tới trường học.
… lời nói … nhìn … hiền từ … tươi cười … giật mình … lúng túng … càng lúng túng … nức nở khóc …
-> HS: Sử dụng từ láy "lúng túng" điệp tới 4 lần miêu tả nhiều tâm trạng, miêu tả chân thực, cử chỉ, ánh mắt, ý nghĩa, cảm giác của cậu học trò trong buổi tựu trường đầu tiên.
-> HS: - Lo sợ một phần tách rời người thân.
- Sung sướng lần đầu được tự mình học tập -> đó là giọt nước mắt của sự trưởng thành.
* Giàu xúc cảm với trường, lớp, người thân, trưởng thành trong nhận thức và tình cảm ngay từ ngày đầu tiên đi học.
3. Cảm nhận của tôi trong lớp học
… mùi hương lạ … hình gì … thấy lạ … nhìn bàn ghế … người bạn … chưa hề quen biết nhưng lòng vẫn không thấy xa lạ …
-> H: Lần đầu tiên vào lớp, một môi trường sạch sẽ ngay ngắn, ý thức được những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình bây giờ và mãi mãi.
- H: Tình cảm trong sáng, tha thiết.
- H: Gợi nhớ tiếc những ngày tuổi thơ chơi bời tự do đã chấm dứt, dụng ý nghệ thuật ý nghĩa tượng trưng -> giai đoạn mới.
… một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ … cánh chim …
… những tiếng phấn của thầy … lẩm nhẩm đánh vần đọc.
* Yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ, yêu cả sự học hành để trưởng thành.
-> HS: Chuẩn bị chu đáo, trân trọng tham dự buổi lễ dịu dàng đón chào, động viên quan tâm và có trách nhiệm.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
=> Bố cục theo dòng hồi tưởng cảm nghĩ của nhân vật theo trình tự thời gian của buổi tựu đường. Kết hợp hài hòa giũa kể, miêu tả và biểu cảm (bộc lộ tâm trạng cảm xúc )
2. Nội dung
=> Qua tác truyện ngắn tác giả muốn nói với chúng ta: Trong cuộc đời mỗi con người , kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được nhớ mãi.
IV. Luyện tập
-> HS: Muốn kể chuyện hay cần có nhiều kỷ niệm đẹp và giàu cảm xúc, xúc cảm.
c. Củng cố: (1')
Các em vừa tìm hiểu xong văn bản "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh. Các em cần nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
d. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: (1')
- Hệ thống biện pháp tu từ so sánh trong truyện "Tôi đi học" và phân tích để thấy được cái hay trong hình ảnh so sánh đó.
- Phân tích để làm sáng tỏ chất thơ trong truyện ngắn.
- Chuẩn bị bài "Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ".
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- tiết 2- Tôi đi học( Tiếp).doc