Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 53: Trả bài kiểm tra văn, bài tập làm văn số 2 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Củng cố lại cách viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm có sử dụng

trình tự kể hợp lí, ngôi kể phù hợp.

- Củng cố một phần kiến thức về truyện kí hiện đại Việt Nam.

2. Kỹ năng:

- Từ bài viết văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm Hs phát hiện và sửa chữa các

lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt,.

- Hs Khá giỏi rút kinh nghiệm để có cách kể chuyện được hấp dẫn, độc đáo.

3. Thái độ:

- Đánh giá đúng bản thân và các bạn. Từ đó có ý thức sửa chữa, rèn luyện

những lỗi cơ bản còn mắc phải.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: Phát hiện lỗi và sửa lỗi, năng lực hợp tác.

b. Năng lực đặc thù: Phát triển ngôn ngữ

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Bài đã chấm điểm, Liệt kê các lỗi cơ bản, điển hình ở học sinh,

bài văn tham khảo.

2. Học sinh: Dàn ý của bài viết số 2, đáp án môn văn.

III. Phương pháp, kĩ thuật

1.Phương pháp:

Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; Thuyết trình, vấn đáp; Dạy học theo

nhóm.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật học tập hợp tác; Kĩ thuật trình bày.

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 40 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 53: Trả bài kiểm tra văn, bài tập làm văn số 2 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/11/2019 Ngày dạy: 08/11/2019-8A3 Tiết 53 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Củng cố lại cách viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm có sử dụng trình tự kể hợp lí, ngôi kể phù hợp. - Củng cố một phần kiến thức về truyện kí hiện đại Việt Nam. 2. Kỹ năng: - Từ bài viết văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm Hs phát hiện và sửa chữa các lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt,... - Hs Khá giỏi rút kinh nghiệm để có cách kể chuyện được hấp dẫn, độc đáo. 3. Thái độ: - Đánh giá đúng bản thân và các bạn. Từ đó có ý thức sửa chữa, rèn luyện những lỗi cơ bản còn mắc phải. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Phát hiện lỗi và sửa lỗi, năng lực hợp tác... b. Năng lực đặc thù: Phát triển ngôn ngữ II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bài đã chấm điểm, Liệt kê các lỗi cơ bản, điển hình ở học sinh, bài văn tham khảo. 2. Học sinh: Dàn ý của bài viết số 2, đáp án môn văn. III. Phương pháp, kĩ thuật 1.Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; Thuyết trình, vấn đáp; Dạy học theo nhóm. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật học tập hợp tác; Kĩ thuật trình bày. IV. Tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của Hs. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Để giúp các em đánh giá được khả năng nắm bắt kiến thức và kĩ năng làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, phần văn học trung đại. Từ đó chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm để làm bài văn sau tốt hơn. Cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiết trả bài. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Hoạt động của GV&HS Nội dung - Hs đọc lại đề bài. HĐ cá nhân A. TRẢ BÀI VIẾT TLV SỐ 2 I. Xác định yêu cầu của đề xây dựng dàn ý. 1. Xác định yêu cầu của đề - Thể loại: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. H: Xác định thể loại, nội dung phạm vi kiến thức? Hs trả lời HS HĐ nhóm đôi Gv: Nhận xét,bổ sung cho nhau. - GV nhận xét chung ưu điểm, tồn tại * Ưu điểm: Đa số hs có ý thức viết bài xác định đúng yêu cầu của đề: (Dơ, Thiết, Thương, Vượng, Xôm) - Biết viết bài tự sự. - Một số bài viết tương đối tốt, truyện kể có cảm xúc, có ý nghĩa, bố cục mạch lạc. (Xôm, Thiết, Học) * Nhược điểm - Nhiều em còn lầm lẫn giữa kể một việc làm tốt với kể một việc kể câu chuyện bình thường chưa nêu bật được ý nghĩa. - Khi kể còn dùng nhiều lời đối thoại, trực tiếp. - Chuyện kể chưa có cảm xúc, văn viết còn lủng củng, sai những lỗi chính tả. - Chưa nắm được yêu cầu của đề. (Giang, Chu, Súa, Thắm, Thênh, Dí, Hồng, Lỳ) - Một số bài bố cục còn lủng củng: (Trưởng,Tủa, Dia, Dở) Gv đưa ra một số lỗi về chính tả và diễn đạt .Yêu cầu học sinh sửa. Gv đưa ra một số lỗi diễn đạt của học sinh. Gv đọc các bài mẫu của học sinh : HS: Xôm Gv thống kê kết quả: 33/33 ( 02 HS hòa nhập) Trong đó: Điểm trên TB: 18/33 Điểm dưới TB: 15/33 Gv yêu cầu học sinh đọc lại đề bài. - Nội dung: Kể lại một lần mắc lỗi khiến thầy (cô) giáo buồn. 2. Dàn ý (Đã xây dựng tiết viết bài) II. TRẢ BÀI - CHỮA LỖI 1. Trả bài: * Ưu điểm: - Đa số xác định được bố cục yêu cầu đề bài. - Xác định đúng ngôi kể, bố cục bài viết rõ ràng. - Xác định được trình tự kể. - Trong bài viết có xen kẽ yếu tố biểu cảm và miêu tả. - Lời văn chân thực thể hiện cảm xúc của mình. * Nhược điểm: - Chưa xác định được phạm vi yêu cầu của đề bài. - Bố cục chưa rõ ràng, chưa đúng yêu cầu. - Trình tự kể lộn xộn, trùng lặp. - Chưa kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố tự sự và miêu tả. - Chưa thể hiện được cảm xúc. - Còn mắc lỗi diễn đạt. 2. Chữa lỗi: * Chính tả: - l/đ - v/đ - r/gi - s/đ - b/v - n/l. * Lỗi diễn đạt, dùng từ. 3. Đọc bài mẫu B. TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN I. Xác định yêu cầu của đề, xây dựng đáp án. 1. Xác định yêu cầu của đề 2. Đáp án: Hs: Nêu yêu cầu của đề. Gv hd cho học sinh đưa ra đáp án. - Gv tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm/phiếu học tập-xây dựng đáp án, - Các nhóm trao đổi phiếu nhận xét bổ sung cho nhau. - Gv chốt đáp án Gv: Trả bài, nhận xét ưu nhược điểm của hs * Ưu điểm: Đa số các em hiểu kiến thức, làm bài tương đối tốt, trình bày khoa học. Bài: Dơ, Thiết, Hương, Vượng, Xôm. Câu 1 a.- Đoạn văn trích trong văn bản “ Lão Hạc”. - Tác giả: Nam Cao. b. Đồng ý với ý kiến trên, vì: + Lão Hạc khóc vì bán “cậu vàng” là mất đi chỗ dựa của tình thân- niềm an ủi tuổi già cô độc. + Vì ân hận trước một việc làm mà ông thấy mình không nên làm, “bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó” Câu 2: * Nghệ thuật: - Tạo tình huống truyện có tính kịch tức nước vỡ bờ. - Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả ngoại hình, tâm lí nhân vật chân thực, sinh động. * Ý nghĩa: Với cảm quan nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành nhân hậu. Câu 3: * Học sinh trình bày được suy nghĩ của bản thân, cách trình bày có thể khác nhau nhưng phải hướng đến những suy nghĩ tích cực, có giá trị nhân văn: - Cảm thông với hoàn cảnh hoàn cảnh bất hạnh của bé Hồng: cha mất, mẹ bỏ đi tha hương cầu thực, sống với bà cô cay độc; khao khát tình mẫu tử. - Xúc động, cảm phục trước tình cảm yêu thương mẹ tha thiết của bé Hồng. - Căm ghét những hủ tục lạc hậu trong xã hội cũ. (HS viết thành đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, lưu loát các ý trên) II. TRẢ BÀI CHỮA LỖI 1. Trả bài: * Ưu điểm: Học sinh nắm kiến thức khá tốt, hiểu yêu cầu câu hỏi. * Nhược điểm: Một số bài còn chưa nắm * Nhược điểm: Một số bạn chưa nắm vững kiến thức, trình bày còn mắc lỗi chính tả, câu 3 còn kể nhiều hơn nêu cảm nhận về nhân vật. Gv: Đưa ra một số lỗi cơ bản để học sinh sửa và rút kinh nghiệm Gv: Đọc một số bài làm tốt Gv thống kê kết quả: Tổng số HS 33/33 Trong đó: Điểm trên TB: 25/33 Điểm dưới TB: 08/33 vững yêu cầu câu hỏi, xác định kiến thức chưa đúng, bài viết còn lan man chưa rõ yêu cầu câu hỏi. 2. Chữa lỗi a. Lỗi chính tả: - l/đ - v/đ - r/gi - s/đ - b/v - n/l. b. Lỗi diễn đạt - Trình bày lủng củng, chưa cẩn thận, rõ ràng. - Chưa biết trình bày một đoạn văn (câu 3) * Hoạt động 3: Luyện tập GV yêu cầu những HS bài làm điểm dưới trung bình (Bài TLV) hoàn thiện lại bài vào vở dựa theo dàn ý đã xây dựng ở trên. Ôn lại kiến thức phần Văn * Hoạt động 4: Vận dụng - HS về nhà ôn lại kiểu bài tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Đọclại và nắm chắc nội dung các văn bản truyện kí Việt Nam. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Viết bài văn ngắn cảm nhận một trong các nhân vạt trong các tác phẩm truyện kí Việt Nam. - Sưu tầm, đọc bài văn tự sự có kết hợp yếu tố tả và biểu cảm. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Chuẩn bị bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm: -Yêu cầu: Học sinh nghiên cứu các ví dụ trong sgk. + Tìm hiểu: Công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_53_tra_bai_kiem_tra_van_bai_tap_l.pdf