Câu 1: (2,0 điểm):
Em đã được học một văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 9, văn bản đó có hai câu thơ:
“ Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
a. Hãy cho biết hai câu thơ đó trích từ văn bản nào? Trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả của tác phẩm đó?
b. Em hiểu nghĩa của hai câu thơ trên như thế nào?
Câu 2: (3,0 điểm):
Trong loạt bài trên báo “Tuổi trẻ Chủ nhật” bàn về “Thế hệ gấu bông”, có đề cập đến hiện tượng sau:
Cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp, còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.
Em có suy nghĩ gì về hiện tượng nêu trên.
Câu 3 (5.0 điểm):
4 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào thpt năm học 2013 – 2014 môn thi: ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD- CẨM GIÀNG
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
ĐỀ 2
ĐỀ THI THỬ VÀO THPT NĂM HỌC 2013 – 2014
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
Ngày thi: 11/06/2013
Câu 1: (2,0 điểm):
Em đã được học một văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 9, văn bản đó có hai câu thơ:
“ Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
a. Hãy cho biết hai câu thơ đó trích từ văn bản nào? Trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả của tác phẩm đó?
b. Em hiểu nghĩa của hai câu thơ trên như thế nào?
Câu 2: (3,0 điểm):
Trong loạt bài trên báo “Tuổi trẻ Chủ nhật” bàn về “Thế hệ gấu bông”, có đề cập đến hiện tượng sau:
Cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp, còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.
Em có suy nghĩ gì về hiện tượng nêu trên.
Câu 3 (5.0 điểm):
Phân tích đoạn thơ sau:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưaMấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớmNhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi, Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui, Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
( Trích “ Bếp lửa” – Bằng Việt)
------------------------------Hết-----------------------------------
Số báo danh của thí sinh : ………………………………………………
Chữ kí của giám thị coi thi : …………………………………………….
PHÒNG GD – ĐT CẨM GIÀNG
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
ĐỀ 2
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ VÀO THPT NĂM HỌC 2013 – 2014
MÔN THI: NGỮ VĂN
Ngày thi:11/06/2013
Câu 1:( 2,0 điểm)
a. - Hai câu thơ trong văn bản “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. (0,25 điểm)
- Trích trong tác phẩm “ Truyện Lục Vân Tiên”. (0,25 điểm)
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Đình Chiểu. (0,75 điểm): Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888). Sinh ra tại quê mẹ - tỉnh Gia Định. Năm 1843, ông đỗ tú tài. Năm 1849 ông bị mù. Không chịu đầu hàng số phận, ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân tại Gia Định. Khi giặc Pháp chiếm đánh thành Gia Định, ông cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc và sáng tác những vần thơ cháy bỏng căm hờn, sôi sục ý chí chiến đấu. Thực dân Pháp tìm mọi cách mua chuộc nhưng ông khảng khái khước từ, giữ trọn tấm lòng thủy chung son sắt với dân với nước đến hơi thở cuối cùng. Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đề lại nhiều áng văn chương có giá trị như: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ-Hà Mậu, Chạy giặc, Ngư Tiều y thuật vấn đáp...
b.* Về hình thức:
- Viết được một đoạn văn hoặc bài văn ngắn có bố cục rõ ràng, mạch lạc. Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi diễn đạt. (0,25 điểm)
* Về nội dung : Cần trình bày được các ý cơ bản sau:
- Hai câu thơ có nghĩa là thấy việc hợp với lẽ phải (việc nghĩa) mà không làm thì không phải là người anh hùng. (0,25 điểm) - Qua hai câu thơ, tác giả muốn thể hiện một quan niệm đạo lí: người anh hùng là người sẵn sàng làm việc nghĩa một cách vô tư, không tính toán. Làm việc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán. (0,25 điểm) Câu 2: (3,0 điểm):
1. Yêu cầu
a. Về kĩ năng
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội: Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống.
- Bố cục bài viết hoàn chỉnh, luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.
- Văn viết trong sáng, diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục.
- Không mắc lỗi chính tả; lỗi dùng từ, đặt câu.
b. Về kiến thức
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cơ bản nêu được các ý sau:
+ Khái quát về hiện tượng:
- Hiện tượng được bàn tới trong tình huống liên quan đến bệnh vô cảm trong thanh thiếu niên hiện nay. Với những biểu hiện: Cô bé mười lăm tuổi thờ ơ đứng nhìn người đi đường cùng mẹ gom nhặt đồ đạc bị rơi. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.
- Thói vô cảm là một lối sống chỉ nhằm phục vụ cho chính bản thân mình. Biểu hiện vô cảm thường xuất hiện ở những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình, thậm chí vô cảm, thờ ơ với cả mẹ của mình.
+ Nguyên nhân, hậu quả:
- Những người vô cảm là những người sống thiếu tình yêu thương. Chính vì không cảm nhận được tình yêu thương mà người ta ngày càng lạnh giá. Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn khiến nhiều người bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc.
- Vô cảm sẽ gây nên hậu quả thật khủng khiếp cho xã hội, cộng đồng, đất nước. Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Bệnh vô cảm đang làm vẩn đục và xói mòn dần truyền thống đạo lý đẹp nhất của con người Việt Nam: "Thương người như thể thương thân"
+ Cách khắc phục:
- Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp...
- Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.
- Bài học nhận thức và hành động: cần thấy sự nguy hại của thói vô cảm của con cái trong gia đình; cần tu dưỡng, rèn luyện bản thân để sống vị tha “mình vì mọi người”. 2. Tiêu chuẩn cho điểm
- Điểm 3: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 2: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung. Còn một số lỗi về diễn đạt
- Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức .
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
Câu 3: (5,0 điểm)
1.Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài hoàn chỉnh, mạch lạc. Hệ thống các luận điểm, luận cứ rõ ràng, chặt chẽ.
- Biết vận dụng linh hoạt các phép lập luận đã học.
- Diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.
- Không mắc lỗi về câu, từ, chính tả.
2.Yêu cầu về kiến thức:
Bài làm có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Khái quát về bài thơ và đoạn trích: Đoạn thơ trích trong bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt. Tác giả sáng tác bài thơ "Bếp lửa" khi đang còn là một sinh viên du học tại Liên Xô. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng yêu kính, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Đoạn thơ cuối bài với những hình ảnh thơ đẹp và gợi cảm đã thể hiện sâu sắc nhất những suy ngẫm của nhà thơ về bà và bếp lửa.
- Phân tích nội dung, nghệ thuật của các khổ thơ, câu thơ:
+ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen/ Một ngọn lửa lòng bà ủ sẵn / Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng ... Với các từ ngữ chỉ thời gian "sớm chiều", "lại"…, Bằng Việt cho ta cảm nhận về một công việc thường nhật của bà để thấy sự cần cù, chịu thương, chịu khó của người bà. Điệp ngữ " Một ngọn lửa " đã được nhắc đi nhắc lại hai lần mang ý nghĩa khẳng định và trở thành một ẩn dụ mang tính biểu tượng. Đó là ngọn lửa của tình yêu thương, chở che, đùm bọc mà bà dành cho cháu, là ngọn lửa niềm tin của bà vào sự sống, vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Từ đó, khẳng định bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người giữ lửa và truyền lửa cho thế hệ sau.
+ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa/Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ/ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm. Từ láy "lận đận" và cách sử dụng các từ ngữ hình ảnh gợi nhiều liên tưởng đoạn thơ đã cho ta cảm nhận về cuộc đời bà thật vất vả, gian truân, luôn chịu cảnh một nắng hai sương, dãi dầu mưa gió. Mấy chục năm là quãng thời gian rất dài nhưng việc dậy sớm đã trở thành thói quen của bà. Bà quả là người phụ nữ giàu đức hi sinh.
+ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm /Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi /Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui / Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Tác giả sử dụng điệp ngữ "nhóm" và những hình ảnh ẩn dụ để gợi nhiều suy ngẫm về bà và bếp lửa. Bà gửi vào mỗi lần nhóm lửa những tình cảm lớn lao, bà muốn truyền cho đứa cháu tình yêu thương, niềm vui trong cuộc sống và khơi dậy trong người cháu những ước mơ tuổi thơ để bây giờ người cháu đã có thể vững bước trên đường đời. Nhờ bà mà người cháu còn hiểu thêm về dân tộc , yêu đất nước và con người Việt Nam.
+ Kết thúc đoạn thơ là một câu cảm thán thể hiện lòng biết ơn, tôn kính vô hạn và niềm xúc động chân thành, sâu sắc của tác giả đối với bà và bếp lửa của bà: " Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”. Bếp lửa kì lạ bởi gắn với bếp lửa là tình bà cháu đẹp như truyện cổ tích. Bà là người nhóm lửa và thắp sáng lên những ước mơ tuổi thơ của cháu. Bếp lửa thiêng liêng bởi bên bếp lửa là tình bà cháu, là tình cảm gia đình. Với người cháu đi xa quê hương, bếp lửa trở thành một mảnh tâm hồn, một phần kí ức không thể thiếu được.
+ Khổ thơ cuối:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
+ Khổ thơ cuối của bài với cách nói liệt kê: có ngọn khói trăm tàu, có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả giống như một sự so sánh giữa cuộc sống hiện tại của người cháu hôm nay với cuộc sống khốn khó của bà cháu ngày xưa để một lần nữa khẳng định dù cháu có ở đâu và sống đầy đủ, tiện nghi hơn gấp trăm nghìn lần cuộc sống ngày xưa với bà nhưng tấm lòng người cháu vẫn luôn hướng về Tổ quốc nơi ấy có bà và có quê hương.
+ Câu thơ cuối là một câu hỏi tu từ như một lời nhắc nhở người cháu về cội nguồn, về tình cảm bà cháu và lớn hơn là tình yêu quê hương đất nước.
Đánh giá khái quát:
+ Đoạn thơ góp phần thể hiện chủ đề của bài thơ: Tình bà cháu, lòng biết ơn, kính trọng của người cháu với bà. Đoạn thơ cũng giúp chúng ta nhận rõ hơn giá trị lớn lao, thiêng liêng của hạnh phúc gia đình và vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của các thế hệ người Việt Nam.
+ Viết về bà với hình ảnh bếp lửa giản dị là một trong những nét sáng tạo của bằng Việt. Việc sử dụng sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, điệp ngữ...gợi nhiều suy nghĩ, liên tưởng về những tình cảm lớn lao: Tình cảm gia đình, làng xóm, tình yêu quê hương đất nước, vai trò của gia đình trong đời sống mỗi người một lần nữa khẳng định tài năng nghệ thuật của Bằng Việt.
3. Tiêu chuẩn cho điểm
- Điểm 5: Bài làm đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên về cả nội dung và hình thức. Diễn đạt linh hoạt, chặt chẽ, sáng tạo. Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, hệ thống dẫn chứng phong phú, chính xác, thuyết phục.
- Điểm 4: Bài làm cơ bản đầy đủ các yêu cầu trên, tuy nhiên còn mắc một vài lỗi nhỏ về hình thức trình bày.
- Điểm 3: Bài làm đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cơ bản trên, còn nghèo nàn về cảm xúc, còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 2: Bài làm còn thiếu ý, còn nghèo nàn về cảm xúc, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Bài làm lạc đề, lạc kiểu bài, diễn đạt yếu.
*Tuỳ bài làm cụ thể của thí sinh, giám khảo cho các thang điểm lẻ thích hợp
.................. Hết...........
File đính kèm:
- DE THI THU THPT DE SO 2 11.6.doc