Câu 1
Nhập vào một dãy các chữ số của một số nhị phân n (n<100). Hãy in ra số dư khi chia số đó cho 3.
VD: n=3 dãy số nhập vào là: 1 0 1 (Tương ứng số 5).
Kết quả đưa ra số dư là 2.
Câu 2
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học 2006 - 2007 môn: tin học thời gian: 150 phút ( không kể thời gan giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi HSG lớp 9 cấp huyện năm học 2006 - 2007
Môn: Tin Học
Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gan giao đề)
Câu 1
Nhập vào một dãy các chữ số của một số nhị phân n (n<100). Hãy in ra số dư khi chia số đó cho 3.
VD: n=3 dãy số nhập vào là: 1 0 1 (Tương ứng số 5).
Kết quả đưa ra số dư là 2.
Câu 2
Nhập vào một số nguyên dương n. Hãy in ra số nguyên tố nhỏ nhất lớn hơn n.
VD: Nhập n = 10
Kết quả in ra số 11.
Câu 3
Nhập vào từ bàn phím số tự nhiên n (n<1000).
a/ Hãy phân tích n thành tích các thừa số nguyên tố.
b/ Tìm các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng n mà sau khi làm phép phân tích ở phần a/ có nhiều nhân tử nhất.
VD: Nhập vào n = 9.
a/ 9 = 3.3
b/ Các số có nhiều nhân tử nhất sau khi làm phép phân tích là:
8 = 2.2.2
Câu 4
Nhập vào một mảng gồm n (n<20) số dương. Hãy đếm xem trong mảng có bao nhiêu số bậc thang. Biết một số được gọi là số bậc thang nếu biểu diễn thập phân của nó có nhiều hơn một chữ số đồng thời theo chiều từ trái qua phải, chữ số đứng sau không nhỏ hơn chữ số đứng trước.
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9
năm học 2007 - 2008
Môn thi: Tin Học
Thời gian làm bài 150 phút ( Không kể thời gan giao đề)
Bài 1.
Nhập vào một dãy số nguyên (A): A1, A2, ... , AN.
a/ Có bao nhiêu dãy con lớn hơn một phần tử đơn điệu tăng (a[i]<=a[i+1], i=1,2,3...,N)
b/ Đọc ra mà hình dãy con lớn nhất, trong trường hợp có nhiều dãy con lớn nhất. Hãy đọc ra màn hình mỗi dãy con trên một dòng.
Ví dụ: (A) = (1 2 4 6 0 1 2 1)
Thông báo:
CO 2 DAY CON LON HON MOT PHAN TU
DAY CON LON NHAT LA:
1 2 4 6
Bài 2.
Nhập vào một dãy số nguyên (A): A1, A2, ... , AN. Đọc ra màn hình số hạng xuất hiện nhiều nhất trong dãy và vị trí của nó trong dãy (A).
Ví dụ: (A) = (1 2 3 3 6 3 1)
Thông báo:
SO HANG XUAT HIEN NHIEU NHAT LA SO: 3
VI TRI TUONG UNG TRONG DAY LA: 3 4 6
Bài 3.
Một số được gọi là số bậc thang nếu biểu diễn thập phân của nó có nhiều hơn một chữ số đồng thời theo chiều từ trái qua phải, chữ số đứng sau không nhỏ hơn chữ số đứng trước. Cho hai số nguyên dương a, b có bao nhiêu số bậc thang trong đoạn từ a đến b.
Ví dụ: Với a = 10; b = 30
Thông báo ra màn hình: CO 17 SO BAC THANG TRONG DOAN [10; 30]
Với a = 100; b = 110
Thông báo: KHONG CO SO BAC THANG NAO TRONG DOAN [100; 110]
Bài 4.
Trường THCS ABC tổ chức cho học sinh đi thăm quan. Trường có N lớp (2<N<100), mỗi lớp thăm quan một địa điểm khác nhau, có N xe ca để trở học sinh đi, mỗi xe cần lượng xăng tiêu thụ là V1, V2, ...,VN. Khoảng cách từ trường đến các điểm thăm quan là: d1, d2, ... ,dN. Tìm cách bố trí các xe đi các tuyến khác nhau để tổng lượng xăng tiêu thụ là ít nhất.
Ví dụ: N=3; V=(3, 10, 7); d=(5, 4, 20)
KET QUA BO TRI LA:
XE 1 DI TUYEN 3
XE 2 DI TUYEN 2
XE 3 DI TUYEN 1
TONG LUONG XANG TIEU THU LA: 135
File đính kèm:
- DE_THI_HSG_TIN9-HUYEN.doc