Câu 1: Ở đây chất dinh dưỡng được tích lũy hoặc loại bỏ, chất độc bị khử?
A. Gan B. Ruột già C. Thận D. Ruột non
Câu 2: Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây ?
A. Sự sắp xếp các bộ phận trên cơ thể. B. Số lượng xương ức.
C. Hướng phát triển của lồng ngực. D. Sự phân chia các khoang thân.
Câu 3: Ngăn tim có thành cơ mỏng nhất là
A. Tâm thất trái B. Tâm nhĩ phải. C. Tâm thất phải. D. Tâm nhĩ trái.
Câu 4: Hoạt động hô hấp của người có sự tham gia tích cực của những loại cơ nào ?
A. Cơ ức đòn chũm và cơ hoành. B. Cơ lưng xô và cơ liên sườn.
C. Cơ liên sườn và cơ hoành. D. Cơ liên sườn và cơ nhị đầu.
3 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 8 - Mã đề 209 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Việt Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
ĐỀ THI MÔN SINH HỌC 8- HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2019- 2020
Thời gian làm bài: 45 phút
Ngày kiểm tra: / 12 / 2019
Mã đề thi: 209
I. TRẮC NGHIỆM (5đ)
Học sinh chọn phương án trả lời bằng cách tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm.
Câu 1: Ở đây chất dinh dưỡng được tích lũy hoặc loại bỏ, chất độc bị khử?
A. Gan B. Ruột già C. Thận D. Ruột non
Câu 2: Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây ?
A. Sự sắp xếp các bộ phận trên cơ thể. B. Số lượng xương ức.
C. Hướng phát triển của lồng ngực. D. Sự phân chia các khoang thân.
Câu 3: Ngăn tim có thành cơ mỏng nhất là
A. Tâm thất trái B. Tâm nhĩ phải. C. Tâm thất phải. D. Tâm nhĩ trái.
Câu 4: Hoạt động hô hấp của người có sự tham gia tích cực của những loại cơ nào ?
A. Cơ ức đòn chũm và cơ hoành. B. Cơ lưng xô và cơ liên sườn.
C. Cơ liên sườn và cơ hoành. D. Cơ liên sườn và cơ nhị đầu.
Câu 5: Các nan xương sắp xếp như thế nào trong mô xương xốp ?
A. Xếp thành từng bó và nằm giữa các bó là tủy đỏ.
B. Xếp theo hình vòng cung và đan xen nhau tạo thành các ô chứa tủy đỏ.
C. Xếp nối tiếp nhau tạo thành các rãnh chứa tủy đỏ.
D. Xếp gối đầu lên nhau tạo ra các khoang xương chứa tủy vàng.
Câu 6: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu ?
A. Khí nitơ. B. Khí cacbônic. C. Khí ôxi. D. Khí hiđrô.
Câu 7: Ở xương dài, màng xương có chức năng gì ?
A. Giúp xương dài ra. B. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng.
C. Giúp xương phát triển to về bề ngang. D. Giúp giảm ma sát khi chuyển động.
Câu 8: Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì:
A. Cấu trúc có sự kết hợp giữa chất hữu cơ và muối khoáng.
B. Xương có chất hữu cơ và có màng xương.
C. Xương có tủy xương và muối khoáng.
D. Xương có mô xương cứng và cấu tạo từ chất hữu cơ.
Câu 9: Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ:
A. Sức đẩy của tim và sự co giãn của động mạch.
B. Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch và sức đẩy của tim.
C. Sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch.
D. Sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức đẩy của tim.
Câu 10: Cơ quan nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hóa
A. Thực quản. B. Tá tràng. C. Dạ dày. D. Tuyến ruột.
Câu 11: Cơ vận động lưỡi của con người phát triển hơn các loài thú là do chúng ta có khả năng
A. nhai. B. viết. C. nuốt. D. nói.
Câu 12: Chọn từ thích hợp để điền vào dấu ba chấm trong câu sau : Mỗi là một tế bào cơ.
A. tơ cơ B. tiết cơ C. sợi cơ D. bó cơ
Câu 13: Dịch mật bao gồm:
A. Muối mật và HCl. B. Muối mật và muối acid.
C. Muối mật và muối trung hòa. D. Muối mật và muối kiềm.
Câu 14: Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây ?
A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động.
B. Sống trên mặt đất và quá trình lao động.
C. Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não.
D. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não.
Câu 15: Các hoạt động tiêu hóa diễn ra ở dạ dày là:
1. Tiết dịch vị. 2. Tiết nước bọt. 3. Tạo viên thức ăn. 5. Nuốt.
4. Biến đổi lí học của thức ăn: sự co bóp của dạ dày.
6. Biến đổi hóa học của thức ăn: nhờ các enzyme. 7. Đẩy thức ăn xuống ruột.
Những hoạt động tiêu hóa ở dạ dày là:
A. 1,2,4,6 B. 1,4,6,7 C. 2,4,5,7 D. 1,4,6,5
Câu 16: Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì ?
A. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ.
B. Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi.
C. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic.
D. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic.
Câu 17: Ruột non dài khoảng bao nhiêu mét?
A. 2,5-3m. B. 2,8- 3m.
C. 28- 30m. D. 25- 30m.
Câu 18: Các hoạt động tiêu hóa ở ruột non là:
A. Chỉ có biến đổi hóa học. B. Có cả biến đổi lí học và hóa học.
C. Không còn diễn ra biến đổi lí học và hóa học. D. Chỉ có biến đổi lí học.
Câu 19: Loại sụn nào có chức năng đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn làm ngăn chặn thức ăn chui vào đường hô hấp?
A. Sụn nhẫn B. Sụn giáp trạng C. Sụn xương D. Sụn thanh thiệt
Câu 20: Vai trò chủ yếu của ruột già là:
A. Hấp thụ nước và thải phân. B. Hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
C. Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân. D. Chỉ hấp thụ nước.
--- II. TỰ LUẬN (5đ)
Học sinh trả lời câu hỏi vào giấy kiểm tra
Câu 1(2,5đ): Đặc điểm cấu tạo nào giúp phổi tăng diện tích bề mặt trao đổi khí ? Chúng ta cần làm gì để có hệ hấp khỏe?
Câu 2(2đ):Trình bày quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non. Tại sao nói ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hoá?
Câu 3(0,5đ):Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “ Nhai kĩ no lâu”.
-----------------------------------------------
----------- HẾT -----------------------------------------------------
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_8_ma_de_209_nam_hoc_2019_20.doc