Nhớ
Nhớ và nhắc lại chính xác những kiến thức đã học .
Nhớ là cần thiết cho tất các mức độ tư duy.
Nhớ ở đây được hiểu là nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy móc và nhắc lại.
Những hoạt động tương ứng với mức độ biết có thể là xác định, đặt tên, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên.
Một ví dụ cho mức tư duy nhớ này là khi giáo viên yêu cầu học viên kể tên các ngày trong tuần.
15 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 28/10/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân loại của bloom định hướng vào kỹ năng tư duy mức độ cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN LOẠI CỦA BLOOM
ĐỊNH HƯỚNG VÀO
KỸ NĂNG TƯ DUY MỨC ĐỘ CAO
Đánh giá
Tổng hợp
Phân tích
Vận dụng
Hiểu
Nhớ
Các kỹ năng tư duy ở mức độ cao
Nhớ
Nhớ và nhắc lại chính xác những kiến thức đã học .
Nhớ là cần thiết cho tất các mức độ tư duy .
Nhớ ở đây được hiểu là nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy móc và nhắc lại .
Những hoạt động tương ứng với mức độ biết có thể là xác định , đặt tên , liệt kê , đối chiếu hoặc gọi tên .
Một ví dụ cho mức tư duy nhớ này là khi giáo viên yêu cầu học viên kể tên các ngày trong tuần .
Hiểu
Hiểu là mức độ khá gần với nhớ nhưng ở đây học viên phải có khả năng hiểu thấu đáo ý nghĩa của kiến thức .
Hiểu không đơn thuần là nhắc lại cái gì đó . Học viên phải có khả năng diễn đạt khái niệm theo ý hiểu của họ .
Những hoạt động tương ứng với mức độ hiểu có thể là diễn giải , tổng kết , kể lại , viết lại theo cách hiểu của mình .
Một ví dụ của mức độ hiểu đó là khi giáo viên yêu cầu học viên kể lại truyện “ Tấm Cám ”.
Là khả năng hiểu , diễn dịch , diễn giải , giải thích sự kiện hiện tượng bằng ngôn ngữ của chính mình .
Vận dụng
Vận dụng là bắt đầu của mức tư duy sáng tạo . Tức là vận dụng những gì đã học vào đời sống hoặc một tình huống mới .
Vận dụng có thể được hiểu là khả năng sử dụng kiến thức đã học trong những tình huống cụ thể hay tình huống mới .
Những hoạt động tương ứng với mức tư duy vận dụng có thể là chuẩn bị , sản xuất , giải quyết , vận hành hoặc theo một công thức nấu ăn .
Một ví dụ về hoạt động vận dụng đó là khi giáo viên đưa cho học viên các bản hướng dẫn viết và yêu cầu “Dựa trên kiến thức đã học, biện pháp nào là phù hợp trong trường hợp này?”
Năng lực sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác ( Sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới ).
Phân tích
Ở mức độ này đòi hỏi khả năng phân loại .
Phân tích là khả năng phân nhỏ đối tượng thành các hợp phần cấu thành để hiểu rõ hơn cấu trúc của nó .
Các hoạt động liên quan đến mức độ phân tích có thể là vẽ biểu đồ , lập dàn ý, phân biệt hoặc chia nhỏ các thành phần .
Một ví dụ của mức độ phân tích là khi giáo viên hỏi học sinh “ Nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ II và ảnh hưởng của nó đến đời sống của người dân Việt Nam? ”.
Là khả năng nhận biết chi tiết , phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thông tin hay tình huống, giải thích mối quan hệ giữa các thành phần đó.
Tổng hợp
Ở mức độ này học viên phải sử dụng những gì đã học để tạo ra hoặc sáng tạo một cái gì đó hoàn toàn mới .
Tổng hợp liên quan đến khả năng kết hợp các phần cùng nhau để tạo một dạng mới .
Các hoạt động liên quan đến mức độ tổng hợp có thể gồm : thiết kế , đặt kế hoạch , tạo hoặc sáng tác .
Một ví dụ hoạt động ở mức độ tổng hợp đó là khi giáo viên yêu cầu học sinh “ Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không có vi sinh vật? ”
Là khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể/sự vật mới .
Đánh giá
Đánh giá là khả năng phán xét giá trị của đối tượng .
Để sử dụng đúng mức độ này , học viên phải có khả năng giải thích tại sao sử dụng những lập luận giá trị để bảo vệ quan điểm .
Những hoạt động liên quan đến mức độ đánh giá có thể là : biện minh , phê bình hoặc rút ra kết luận .
Một ví dụ liên quan đến mức độ đánh giá là khi giáo viên hỏi học sinh tại sao nên hay không nên huỷ bỏ hình phạt tử hình?
Là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp . ( Sử dụng một bộ tiêu chí do người học tự đặt ra để đưa ra những nhận xét hợp lý . Hỗ trợ đánh giá bằng lý do/ lập luận ).
Lang Liêu là ai ?
Nhà vua đã yêu cầu các hoàng tử làm gì ?
Lang Liêu đã làm những bánh gì ? từ những nguyên liệu nào ?
Truyện " Bánh trưng bánh dày ” có thể sử dụng để kích thích tư duy học sinh theo những
mức độ khác nhau
Nhớ
Hiểu
Các nàng tiên đã dạy Lang Liêu làm bánh như thế nào?
Hãy kể lại theo trình tự những sự kiện chính của câu chuyện.
Vận dụng
Theo hướng dẫn trong chuyện có thể làm bánh trưng/bánh dày như thế nào ?
Phân tích
Hãy so sánh bánh của Lang Liêu với lễ vật của các hoàng tử khác .
Những dạng bánh nào em biết có thành phần tương tự như bánh trưng , bánh dày ?
Tổng hợp
Viết hoặc vẽ một câu chuyện về một loại bánh có ý nghĩa tượng trưng khác ( bánh trôi , bánh phu thê ).
Viết tiếp câu chuyện khi Lang Liêu hướng dẫn người dân cách cấy trồng lúa nước .
Đánh giá
Tại sao Nhà vua lại ưng ý với lễ vật của Lang Liêu ?
Nếu trong trường hợp của Lang Liêu , em sẽ chọn lễ vật gì ? Tại sao ?
Tại sao Lang Liêu lại nhận được sự giúp đỡ của các nàng tiên trong khi các hoàng tử khác thì không ?
CẢM ƠN!
File đính kèm:
- de_tai_phan_loai_cua_bloom_dinh_huong_vao_ky_nang_tu_duy_muc.ppt