Kiểm định giáo dục 2013

II. Tổng quan chung:

 1/ Vị trí địa lí :

- Đông giáp biển Đông

- Tây giáp Xã Bình Thắng, Thạnh Phước

- Nam giáp xã Thới Thuận

- Bắc giáp Sông Cửa Đại

 

doc74 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 08/11/2022 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kiểm định giáo dục 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Mục lục 1 Danh mục các chữ viết tắt (nếu có) 3 Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá 4 Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU 6 Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ 10 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 10 II. TỔNG QUAN 10 III. TỰ ĐÁNH GIÁ 14 Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường 14 Tiêu chí 1 14 Tiêu chí 2 16 Tiêu chí 3 17 Tiêu chí 4 19 Tiêu chí 5 20 Tiêu chí 6 21 Tiêu chí 7 22 Tiêu chí 8 27 Tiêu chí 9 29 Tiêu chí 10 30 Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh 32 Tiêu chí 1 32 Tiêu chí 2 34 Tiêu chí 3 35 Tiêu chí 4 37 Tiêu chí 5 38 Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học 40 Tiêu chí 1 40 Tiêu chí 2 41 Tiêu chí 3 43 Tiêu chí 4 44 Tiêu chí 5 45 Tiêu chí 6 47 Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 49 Tiêu chí 1 49 Tiêu chí 2 51 Tiêu chí 3 52 Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục 54 Tiêu chí 1 55 Tiêu chí 2 56 Tiêu chí 3 57 Tiêu chí 4 58 Tiêu chí 5 60 Tiêu chí 6 61 Tiêu chí 7 63 Tiêu chí 8 64 Tiêu chí 9 66 Tiêu chí 10 67 Tiêu chí 11 69 Tiêu chí 12 71 III. KẾT LUẬN CHUNG 73 Phần III. PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TT NỘI DUNG VIẾT TẮT VIẾT TẮT 1 Ban đại diện cha mẹ học sinh BĐDCMHS 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo BGD&ĐT 3 Cán bộ - Giáo viên CBGV 4 Cơ sở vật chất CSVC 5 Đồ dùng dạy học ĐDDH 6 Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Đội TNTPHCM 7 Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT 8 Hiệu trưởng HT 9 Hội đồng nhân dân HĐND 10 Hội đồng giáo dục HĐGD 11 Hội Khuyến học HKH 12 Phòng Giáo dục và Đào tạo PGD&ĐT 13 Phó Hiệu trưởng PHT 14 Sở Giáo dục và Đào tạo SGD&ĐT 15 Tốt nghiệp trung học cơ sở TNTHCS 16 Trung học cơ sở THCS 17 Trung học phổ thông THPT BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt 1 X 6 X 2 X 7 X 3 X 8 X 4 X 9 X 5 X 10 X Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt 1 X 4 X 2 X 5 X 3 X Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt 1 X 4 X 2 X 5 X 3 X 6 X Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt 1 X 3 X 2 X Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt 1 X 7 X 2 X 8 X 3 X 9 X 4 X 10 X 5 X 11 X 6 X 12 X Tổng số các chỉ số đạt: 99/108 tỷ lệ 91.7% Tổng số các tiêu chí đạt: 30/36 đạt tỷ lệ 83.3% Ghi chú: Đánh dấu X vào ô tương ứng. Phần I CƠ SỞ DỮ LIỆU Tên trường: Trường trung học cơ sở Thừa Đức Tên trước đây (nếu có): Trường phổ thông cơ sở Thừa Đức Cơ quan chủ quản: Phòng Giáo dục và Đào tạo Bình Đại Tỉnh/thành phố Họ và tên hiệu trưởng Nguyễn Thanh Nhu Huyện/quận/thị xã/thành phố Bình Đại Điện thoại 0753.883.120 Xã/phường/thị trấn Thừa Đức FAX Đạt chuẩn quốc gia Website thcsthuaduc.edu.vn Năm thành lập 2000 Số điểm trường Công lập X Có học sinh khuyết tật 0 Tư thục 0 Có học sinh bán trú 0 Thuộc vùng đặc biệt khó khăn X Có học sinh nội trú 0 Trường liên kết với nước ngoài 0 Loại hình khác 0 Trường phổ thông DTNT 0 1. Số lớp Số lớp Năm học 2009-2010 Năm học 2010 -2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Khối lớp 6 3 3 3 4 Khối lớp 7 3 3 3 3 Khối lớp 8 3 3 3 3 Khối lớp 9 3 3 3 3 Cộng 12 12 12 13 2. Số phòng học Năm học 2009-2010 Năm học 2010 -2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Tổng số 6 6 6 6 Phòng học kiên cố 6 6 6 6 Phòng học bán kiên cố 0 0 0 0 Phòng học tạm 0 0 0 0 Cộng 6 6 6 6 3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên a) Số liệu tại thời điểm tự đánh giá: Tổng số Nữ Dân tộc Trình độ đào tạo Ghi chú Đạt chuẩn Trên chuẩn Chưa đạt chuẩn Hiệu trưởng (giám đốc) 1 0 0 0 1 0 Phó hiệu trưởng (phó giám đốc) 1 1 0 0 1 0 Giáo viên 26 16 0 12 14 0 Nhân viên 7 5 0 3 4 0 Cộng 35 22 0 15 20 0 b) Số liệu của 4 năm gần đây: Năm học 2009-2010 Năm học 2010 -2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Tổng số giáo viên 24 26 27 26 Tỷ lệ giáo viên/lớp 2.0 2.16 2.25 2.0 Tỷ lệ giáo viên/học sinh 0.053 0.062 0.062 0.055 Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện và tương đương 5 8 4 7 Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trở lên 0 0 0 0 4. Học sinh Năm học 2009-2010 Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Tổng số 448 416 430 465 - Khối lớp6 118 114 125 162 - Khối lớp7 125 114 118 106 - Khối lớp8 96 103 96 108 - Khối lớp9 109 85 91 89 Nữ 240 227 237 256 Dân tộc 0 0 0 0 Đối tượng chính sách 448 416 430 465 Khuyết tật 2 2 1 1 Tuyển mới 115 112 120 155 Lưu ban 3 11 7 Bỏ học 11 8 7 2 Học 2 buổi/ngày 0 0 0 0 Bán trú 0 0 0 0 Nội trú 0 0 0 0 Tỷ lệ bình quân học sinh (học viên)/lớp 37.33 34.66 35.83 35.76 Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi 91.3% 93.7% 91.6% 94.2% - Nữ 223 217 221 249 - Dân tộc 0 0 0 0 Tổng số học sinh/học viên hoàn thành chương trình cấp học/tốt nghiệp 105 83 85 - Nữ 58 41 54 - Dân tộc Tổng số học sinh/học viên giỏi cấp tỉnh 00 01 00 Tổng số học sinh/học viên giỏi quốc gia 00 00 00 00 Tỷ lệ chuyển cấp (hoặc thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng) PHẦN II: TỰ ĐÁNH GIÁ I. Đặt vấn đề: Trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, giáo dục giữ một vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào việc xây dựng một nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới, nhất là tình trạng chất lượng giáo dục chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện Luật Giáo dục năm 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ- CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất, và đẩy mạnh công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo nhằm nhanh chóng tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục. Công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục được triển khai trong vài năm gần đây đã có những tác động tích cực đến chất lượng giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Để tiếp tục đẩy mạnh công tác này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị các cấp quản lý giáo dục, các đơn vị và cơ sở giáo dục thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây: Tự đánh giá là một khâu đầu tiên trong tổng thể các hoạt động kiểm định chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục. Trước hết, tự đánh giá là thể hiện cụ thể tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong toàn bộ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ xã hội theo chức năng nhiệm vụ được giao và phù hợp với tôn chỉ mục đích và sứ mạng của cơ sở giáo dục, tạo cơ sở cho bước tiếp theo là đánh giá từ ngoài. II. Tổng quan chung: 1/ Vị trí địa lí : - Đông giáp biển Đông - Tây giáp Xã Bình Thắng, Thạnh Phước - Nam giáp xã Thới Thuận - Bắc giáp Sông Cửa Đại Xã Thừa Đức thuộc tiểu vùng IV của huyện Bình Đại có tổng dân số trên toàn xã là 7877 người – gồm 1.905 hộ. Đa số người dân của xã sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản, số còn lại sống bằng nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chăn nuôi và trồng hoa màu. Thừa Đức còn là xã Bãy ngang được Chính phủ hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng hàng năm. Địa bàn của xã có 5 ấp là Thừa Long, Thừa Trung, Thừa Tiên, Thừa Thạnh, Thừa Lợi. Toàn xã có 6 bà mẹ Việt Nam anh hùng. Cơ sở hạ tầng như: cầu, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng kịp thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trong nhân dân, tạo điều kiện tốt cho con em được đến trường. 2/ Văn hoá: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền như: các ngày lễ, tết, công tác bầu cử, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, kỷ niệm ngày cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời đưa tin người tốt việc tốt, mô hình sản xuất đạt hiệu quả. Thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Tình làng nghĩa xóm được phát huy, tệ nạn xã hội được đẩy lùi. Về thể dục thể thao trên 1000 người tập luyện thường xuyên. Tháng 11 năm 2012 xã được Tỉnh công nhận là xã văn hóa. 3/ Giáo dục: Các năm gần đây chất lượng hiệu quả giáo dục các bậc học được giữ vững, tỉ lệ trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo và 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, xét tốt nghiệp THCS đạt 100%, hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100%. Trường THCS tiếp tục giữ vững phổ cập giáo dục THCS, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Phong trào xã hội hoá giáo dục được xã hội quan tâm, Trung tâm học tập cộng đồng được củng cố đi vào nề nếp có hiệu quả bước đầu. Chương trình kiên cố hoá trường lớp từng bước đầu tư xây dựng. * Thuận lợi và khó khăn: Trường được sự chỉ đạo, quan tâm, giúp đỡ kịp thời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Đảng ủy, chính quyền địa phương; sự phối hợp với tinh thần trách nhiệm cao của các ban ngành đoàn thể, cha mẹ học sinh, hội Khuyến học và các mạnh thường quân. Tập thể cán bộ giáo viên đoàn kết thân ái và đồng tâm trong công việc, nhiệt tình luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, yêu nghề, thân thiện và hết lòng vì học sinh. Hệ thống văn bản pháp lý luôn được trang bị kịp thời, cơ sở vật chất thiết bị trường học từng bước được ngành đầu tư thỏa đáng đã góp phần thực hiện tốt đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục đại trà chưa đạt hiệu quả tốt, tỷ lệ học sinh yếu kém còn nhiều do các em chưa ham học, thiếu quan tâm chăm sóc của gia đình, còn đua đòi và thực dụng trong lối sống. Chất lượng đầu vào còn thấp, môi trường giáo dục còn nhiều phức tạp như các trò chơi trực tuyến, an toàn giao thông, bạo lực học đường đã ảnh hưởng đến công tác quản lý và giáo dục học sinh. Mục đích, lý do của tự đánh giá: nhà trường tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí; xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành. Nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của nhà trường; thông báo công khai với các cơ quan quản lý và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, từ đó không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường nhằm biết mình đang ở cấp độ nào? Uy tín của nhà trường với cha mẹ học sinh, địa phương, nhân dân với ngành đến đâu? Từ đó biết rõ thực trạng chất lượng giáo dục của trường để giải trình với các cơ quan chức năng, cơ quan cấp trên và đăng ký kiểm định chất lượng để được công nhận theo quy định. Về phạm vi tự đánh giá cơ sở giáo dục: Trường bao quát toàn bộ các hoạt động của nhà trường theo 36 tiêu chí được quy định tại Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT. Về phương pháp và công cụ đánh giá: Để tiến hành tự đánh giá, nhà trường đã căn cứ vào Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS làm công cụ đánh giá. Từ đó mô tả hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng và tự đánh giá theo từng tiêu chí của các tiêu chuẩn. Tất cả các bước trên đều được thực hiện đúng hướng dẫn và đảm bảo tính dân chủ, công khai, khoa học. Để báo cáo tự đánh giá đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan, Hội đồng tự đánh giá đã tiến hành đánh giá bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó chủ yếu là bằng phương pháp khảo sát thực tế tất cả các mặt hoạt động của nhà trường liên quan đến nội dung bộ tiêu chí; thu thập thông tin, minh chứng, so sánh, đối chiếu và phân tích các dữ liệu có liên quan... Trong quá trình tự đánh giá, nhà trường đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau như: bộ tiêu chí quản lí chất lượng giáo dục của trường THCS để làm cơ sở cho việc tiến hành tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường, sử dụng máy vi tính, máy in, máy photocopy, mạng Internet, ... để thu thập thông tin, minh chứng và viết báo cáo tự đánh giá. Về quy trình tự đánh giá: Ban lãnh đạo nhà trường nhận thức đúng đắn mục đích ý nghĩa của việc kiểm định chất lượng giáo dục, đã phổ biến Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá trường Trung học cơ sở và các văn bản liên quan khác đến cán bộ giáo viên, phụ huynh, học sinh toàn trường. Qua đó cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh nhà trường đã có nhận thức đúng đắn về mục đích của việc tự đánh giá. Trên cơ sở thông suốt về mặt nhận thức, nhà trường đã triển khai việc tự đánh giá chất lượng trong toàn trường. Để thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục đạt hiệu quả, nhà trường đã thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục gồm 12 thành viên với đầy đủ các thành phần: cấp uỷ chi bộ, Ban lãnh đạo, tổ chuyên môn, phụ trách các tổ chức đoàn thể trong trường. Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên theo chức năng, năng lực mỗi người để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Để công tác tự đánh giá được tiến hành thuận lợi và có hiệu quả, Hội đồng tự đánh giá của trường đã xác định rõ các nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, nguồn tài chính cần huy động. Kế hoạch tự đánh giá của trường còn thể hiện từng hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục và thời gian cần được tiến hành. Công việc dự kiến các thông tin minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí được Hội đồng xác định và phân công một cách cụ thể khoa học. Để chủ động về thời gian hoàn thành báo cáo, nhà trường đã lập thời gian biểu để hoàn thành quá trình tự đánh giá. Nhờ đó mà tiến độ và chất lượng được đảm bảo và đạt hiệu quả nhất định. Sau khi hoàn thành các phiếu đánh giá tiêu chí, Hội đồng tự đánh giá đã tiến hành viết báo cáo và công bố báo cáo tự đánh giá. Kết quả của quá trình tự đánh giá: Trong suốt thời gian tiến hành công tác tự đánh giá, Ban lãnh đạo đã huy động sự vào cuộc của toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, sự tham gia của Ban đại diện cha mẹ học sinh mà nòng cốt là các thành viên của Hội đồng tự đánh giá. Mặc dù các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá đều phải đảm nhiệm và hoàn thành những công việc được giao trong năm nhưng tất cả đều nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa của công tác tự đánh giá nên đều dành thời gian ngoài giờ làm việc của mình để hoàn thành nhiệm vụ mà Hội đồng tự đánh giá giao cho. Qua so sánh đối chiếu giữa các tiêu chí, tiêu chuẩn với kết quả thực tế đạt được khi thực hiện quá trình tự đánh giá trong thời gian qua, nhà trường đã nhận thấy rõ những điểm mạnh, những điểm còn hạn chế, hướng khắc phục sửa chữa và cải tiến chất lượng trong thời gian tới. Đó là những kinh nghiệm quý trong lộ trình không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường theo hướng khoa học, đổi mới, sáng tạo và hiện đại. III. Phần tự đánh giá từng tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn 1: Cơ cấu tổ chức và quản lý nhà trường Là một trường THCS mới được tách ra từ trường PTCS Thừa Đức vào năm 2000, nhưng trường có đủ cơ cấu tổ chức theo quy định của Điều lệ trường trung học. Nhà trường có khá đủ giáo viên dạy các môn học cơ bản . Các tổ chuyên môn được thành lập và đi vào hoạt động có nề nếp, các tổ trưởng chuyên môn đều là những giáo viên có năng lực, kinh nghiệm trong việc điều hành công tác nên hoạt động của tổ chuyên môn là nền tảng thúc đẩy và góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường. Tiêu chí 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường THCS và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. a) Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và các hội đồng (Hội đồng trường, Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn khác). b) Có các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội. c) Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng theo quy định. 1. Mô tả thực trạng: - Trường có 01 Hiệu trưởng [H1-1-01-01] và 01 Phó hiệu trưởng [H1-1-01-02], Hội đồng trường gồm 11 thành viên [H1-1-01-03], có Hội đồng thi đua khen thưởng [H1-1-01-04], Hội đồng kỷ luật [H1-1-01-05], Hội đồng tư vấn học sinh [H1-1-01-06]. Hội đồng tư vấn học sinh có xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể [H1-1-01-07]. - Trường có chi bộ Đảng độc lập với 17 đảng viên [H1-1-01-08]. Tổ chức Công đoàn có 37 công đoàn viên [H1-1-01-09]. Có Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh [H1-1-01-10]. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh với 416 em đội viên chia làm 13 chi đội [H1-1-01-11]. Có Ban đại diện cha mẹ học sinh [H1-1-01-12]. - Trường có 5 tổ chuyên môn (Tổ Toán – Tin học: có 6 thành viên, Tổ Ngữ văn – Giáo dục công dân: có 7 thành viên, Tổ Tiếng anh – Thể dục – Mỹ thuật: có 6 thành viên, Tổ Sử - Địa – Nhạc: có 6 thành viên, Tổ Sinh – Lý – Hóa – Công nghệ: có 7 thành viên) mỗi tổ có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó đúng theo quy định. [H1-1-01-13]; [H1-1-01-14]. Hàng năm có quyết định phân công nhiệm vụ từng giáo viên [H1-1-01-15]. Hàng năm có thực hiện việc báo cáo đầy đủ [H1-1-01-16]. Các tổ chuyên môn thực hiện chế độ hội họp đúng theo quy định [H1-1-01-17]. 2. Điểm mạnh: - Có đủ Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng, các Hội đồng theo quy định của Điều lệ nhà trường. Các Hội đồng thực hiện khá tốt chức năng nhiệm vụ. Tổ trưởng và các bộ phận phụ trách là lực lượng nòng cốt trong nhà trường. - Có đủ cơ cấu tổ chức chính trị theo đúng Điều lệ nhà trường, các tổ chức này hằng năm đều đạt vững mạnh. - Có các tổ chuyên môn đáp ứng tốt cho công tác quản lý của nhà trường. 3. Điểm yếu: Các tổ chưa đủ số lượng phải ghép nhiều môn thành tổ chuyên môn và nhiều bộ phận thành tổ văn phòng. Một số tổ chức, hội đồng trong nhà trường hoạt động chưa hiệu quả. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Nâng cao chất lượng hoạt động của các hội đồng, tổ và các bộ phận. Điều chỉnh các thành viên trong tổ phù hợp hơn. - Tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt của các tổ chức chính trị trong nhà trường . 5. Tự đánh giá: 5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt Tiêu chí 2. Lớp học, số học sinh theo quy định của Điều lệ trường Trung học. a) Lớp học được tổ chức theo đúng quy định. b) Số học sinh trong một lớp theo quy định. c) Địa điểm của trường theo quy định 1. Mô tả hiện trạng: - Trường có 13 lớp học [H1-1-02-01]. Mỗi lớp có 01 lớp trưởng, 02 lớp phó. Lớp được chia làm 4 tổ, mỗi tổ có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó [H1-1-02-02]. - Tổng số học sinh của trường là 465em/13 lớp, tỷ lệ học sinh trên lớp 35.8 [H1-1-02-03]; [H1-1-02-04]. - Trường THCS Thừa Đức tọa lạc tại ấp Thừa Long – Xã Thừa Đức cách trung tâm xã khoảng 700m đường nhựa cấp 4 đồng bằng. Trường có hàng rào bao quanh đảm bảo tốt tình hình an ninh trật tự cho công tác dạy và học [H1-1-02-05]. Khuôn viên nhà trường rộng 4600m2 được Ủy ban nhân dân Tỉnh Bến Tre cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: AG 081393 [H1-1-02-06]. 2. Điểm mạnh: - Trường có đầy đủ các khối lớp cho cấp Trung học cơ sở. Số học sinh trên lớp đúng theo quy định. Trường nằm ở trung tâm xã nên thuận lợi cho việc đi lại của học sinh. - Trường đã được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, có trường rào bao quanh. - An ninh trật tự của trường được đảm bảo. 3. Điểm yếu: - Diện tích đất chưa đảm bảo cho đạt chuẩn Quốc gia 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Tiếp tục tham mưu với lãnh đạo các cấp mở rộng diện tích đất để đảm bảo đạt chuẩn Quốc gia. 5. Tự đánh giá: 5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt những yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt Tiêu chí 3. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội khác và các Hội đồng hoạt động theo quy định của Điều lệ trường Trung học và quy định của pháp luật.. a) Hoạt động đúng quy định; b) Lãnh đạo, tư vấn cho Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình; c) Thực hiện rà soát, đánh giá các hoạt động sau mỗi học kỳ. 1. Mô tả hiện trạng: - Hoạt động của Chi bộ Đảng, Công đoàn, Chi đoàn, Liên đội theo đúng quy định hàng năm được cấp có thẩm quyền đánh giá là vững mạnh [H1-1-03-01]; [H1-1-03-02]; [H1-1-03-03]; [H1-1-03-04]; hàng năm các tổ chức này đều có xây dựng Nghị quyết hoạt động [H1-1-03-05]; [H1-1-03-06]; [H1-1-03-07]; [H1-1-03-08]. Hội đồng trường hoạt động theo quy định của Điều lệ trường Trung học, có xây dựng kế hoạch, Quy chế hoạt động [H1-1-03-09]; [H1-1-03-10] và Nghị quyết làm việc hằng năm [H1-1-03-11]. Hội đồng thi đua khen thưởng có xây dựng kế hoạch hoạt động [H1-1-03-12] và thực hiện đúng quy trình xét thi đua hàng năm [H1-1-03-13]. Thực hiện xét kỷ luật học sinh theo đúng quy trình [H1-1-03-14]. - Các tổ chức và hội đồng trong nhà trường tham mưu tốt cho Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình [H1-1-03-15]. Từng tổ chức trong nhà trường như Chi bộ Đảng, Công đoàn, Chi đoàn, Liên đội đều có xây dựng và thực hiện theo Nghị quyết. - Sau mỗi năm học, các tổ chức trong nhà trường như Hội đồng trường, Công đoàn, Chi đoàn, Liên đội có thực hiện rà soát và đánh giá hoạt động [H1-1-03-16]; [H1-1-03-17]; [H1-1-03-18]; [H1-1-03-19]. 2. Điểm mạnh: - Các tổ chức Đảng, Đoàn thể trong nhà trường hoạt động có hiệu quả hàng năm đều được công nhận vững mạnh. - Hội đồng thi đua khen thưởng có đầy đủ các thành phần nên làm việc có hiệu quả, đặc biệt luôn khen thưởng kịp thời cho các tập thể và cá nhân có đóng góp thành tích trong giảng dạy, học tập, các phong trào thể dục thể thao, hội khỏe Phù đổng các cấp. 3. Điểm yếu: Còn học sinh vi phạm phải đưa ra Hội đồng kỷ luật. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Phối hợp tốt hơn các đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh. 5. Tự đánh giá: 5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt Tiêu chí 4. Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường trung học của các tổ Chuyên môn, tổ Văn phòng a) Cơ cấu tổ chức theo quy định. b. Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm học và sinh hoạt tổ theo quy định. c. Thực hiện nhiệm vụ của tổ theo đúng quy định. 1. Mô tả hiện trạng: - Trường có 5 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng hoạt động tương đối đồng đều và đúng theo quy định [H1-1-04-01]; [H1-1-04-02]. - Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng đều có xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động tuần, tháng, năm; thực hiện tốt chế độ hội họp theo đúng quy định của Điều lệ trường phổ thông [H1-1-04-03]. - Đầu mỗi năm học các tổ có tổ chức cuộc họp giới thiệu tổ trưởng và tổ phó đúng theo quy định [H1-1-04-04], cuối mỗi năm học có tổ chức đánh giá cán bộ giáo viên đúng theo quy định [H1-1-04-05]. Thực hiện tốt việc quản lý các thành viên trong tổ theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình đúng quy định. [H1-1-04-06]. 2. Điểm mạnh: Các tổ trưởng chuyên môn nhiệt tình công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ giao. Thực hiện chế độ hội họp đúng quy định. 3. Điểm yếu: Chất lượng hoạt động của từng tổ chuyên môn không đồng đều. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Cải tiến hoạt động của từng tổ chuyên môn. Tổ chức họp rút kinh nghiệm các tổ chuyên môn hàng năm. Giao lưu học hỏi kinh nghiệm của trường bạn. 5. Tự đánh giá: 5.1 Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt Tiêu chí 5. Xây dựng kế hoạch chiến lược a. Chiến lược được xác định rõ bằng văn bản, được cấp quản lý trực tiếp phê duyệt, được công bố công khai dưới hình thức niêm yết tại nhà trường và đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên website cuả Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT hoặc trên website của trường.. b. Chiến lược phù hợp mục tiêu giáo dục của cấp học được quy định tại Luật giáo dục, với các nguồn lực của nhà trường và định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.. c. Rà soát, bổ sung và điều chỉnh chiến lược của nhà trường phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương theo từng giai đoạn. 1. Mô tả hiện trạng: - Có xây dụng kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường được thông qua hội đồng trường và cấp có thẩm quyền phê duyệt [H1-1-05-01], có công khai bằng cách niêm yết tại nhà trường và đưa lên website của trường [H1-1-05-02]. - Nội dung của kế hoạch chiến lược phù hợp với mục tiêu giáo dục cấp Trung học cơ sở được quy định trong Luật giáo dục và thực tế của nhà tr

File đính kèm:

  • dockiem_dinh_giao_duc_2013.doc