Đề tài Lỗ Tấn cho rằng: Trên con đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên

Con người chúng ta không một ai là hoàn hảo, ai cũng có những tật xấu và một trong những tật xấu đó là lười biếng. Bàn về vấn đề này, Lỗ Tấn có ý kiến: “Trên con đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng”.

 Người lười biếng là người chỉ biết ỉ lại, thụ động, phó mặc trông chờ vào người khác, không chịu tự mình suy nghĩ trong học tập, công việc. Thành công là mục đích, kết quả mà con người phải đổ mồ hôi, công sức, thời gian, tiền bạc, thậm chí là những thất bại mới có được. Với cách nói rất cụ thể, sinh động, nhà văn Lỗ Tấn muốn khẳng định: muốn thành công phải chăm chỉ, siêng năng, cố gắng vượt bậc, nói cách khác, chỉ có những phẩm chất ấy mới là chìa khóa của cánh cửa thành công. Ý kiến của Lỗ Tấn là một quan niệm sống rất đúng đắn, toàn diện và sâu sắc.

 

docx4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lỗ Tấn cho rằng: Trên con đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Lỗ Tấn cho rằng: Trên con đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên. Bài làm: Con người chúng ta không một ai là hoàn hảo, ai cũng có những tật xấu và một trong những tật xấu đó là lười biếng. Bàn về vấn đề này, Lỗ Tấn có ý kiến: “Trên con đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng”. Người lười biếng là người chỉ biết ỉ lại, thụ động, phó mặc trông chờ vào người khác, không chịu tự mình suy nghĩ trong học tập, công việc. Thành công là mục đích, kết quả mà con người phải đổ mồ hôi, công sức, thời gian, tiền bạc, thậm chí là những thất bại mới có được. Với cách nói rất cụ thể, sinh động, nhà văn Lỗ Tấn muốn khẳng định: muốn thành công phải chăm chỉ, siêng năng, cố gắng vượt bậc, nói cách khác, chỉ có những phẩm chất ấy mới là chìa khóa của cánh cửa thành công. Ý kiến của Lỗ Tấn là một quan niệm sống rất đúng đắn, toàn diện và sâu sắc. Con đường dẫn đến thành công không phải được trải bằng nhung lụa, hoa hồng mà là con đường đầy trông gai, khó khan, thử thách, chỉ những người biết siêng năng, chăm chỉ, cần cù, quyết tâm mới có đủ nghị lực để vượt qua các trở ngại đi đến đích cuối cùng. Không có thành quả nào không phải đánh đổi bằng mồ hôi, công sức, thậm chí là máu và nước mắt. Nếu thành công là kết quả của một công thức toán học thì trong phép toán đó, chỉ có 1% là do thiên bẩm còn 99% còn lại là nhờ sự nỗ lực. Vì thế mà thành công đương nhiên không bao giờ thuộc về những kẻ lười biếng, ỉ lại. Bất kể làm công việc gì cũng cần dồn hết tâm sức, nỗ lực và một quyết tâm cao để công việc ấy đạt kết quả tốt nhất. Và đương nhiên rằng không có thành công nào là không vất vả. Người nông dân phải miệt mài, vất vả, chịu thương chịu khó, “một nắng hai sương”, “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” mới làm ra được hạt thóc, hạt gạo, củ sắn, củ khoai. “Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo cơm một hạt, đắng cay muôn phần.” Nhưng nhà khoa học cũng phải miệt mài nghiên cứu ngày đêm, tìm tòi, sáng chế mới đưa ra được những phát minh, những công trình có ý nghĩa toàn nhân loại. Học sinh, sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường lại càng cần đặt đức tính ấy lên hàng đầu. Nếu lười học, ỉ lại vào thầy cô, trông chờ vào bạn bè thì không đạt được kết quả học tập cao, khi đi thi sẽ không đỗ đạt và xa hơn là sẽ không thực hiện được những ước mơ, hòa bão mà đã ấp của bấy lâu của bản thân. Không phải nói đâu xa, bản thân Lỗ Tấn là một minh chứng sáng sống động cho ý kiến của mình. Xuất thân từ một gia đình quan lại sa sút đời Thanh, lại sống xa gia đình lúc còn trẻ, trải qua nhiều ngành nghề, cuối cùng Lỗ Tấn cũng đã gặt hái được thành công khi dùng cây bút chữa bệnh tinh thần cho người dân Trung Hoa. Để đương thời sau này, ông mãi là niềm tự hào của người dân và đất nước Trung Hoa. Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam, Người chính là một tấm gương sáng cho sự siêng năng, chăm chỉ, miệt mài, nỗ lực đạt tới thành công trên đôi chân của mình. Chỉ nhờ sự tự học và những năm tháng bôn ba khắp năm châu bốn bể mà Người đã thông thạo nhiều thứ tiếng trên thế giới: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, Không chỉ thông thạo là nói mà Người còn viết báo bằng những thứ tiếng đó. Có thể nói, Lỗ Tấn và Hồ Chí Minh là những hình mẫu xứng đáng để người đời sau noi gương. Từ xa xưa, cha ông ta đã nhận thức được sự lười biếng là một thói xấu đáng lên án, đáng chê trách. “Há miệng chờ sung” “Ôm cây đợi thỏ” Ngoài những câu tục ngữ, ông cha ta còn quan niệm: “Nhàn cư vi bất thiện”. Nếu quá lười biếng, không có việc gì làm sẽ sinh ra chán nản, xa và các tệ nạn xã hội: uống rượu, nghiện hút,hơn nữa đây chính là mầm mống dẫn đến nhiều thói hư, tật xấu khác. Nói như Víc-to Huy-gô: “Lười biếng là mẹ đẻ của nghề ăn cắp”. Còn Hồ Chí Minh lại khẳng định rằng: “Trong xã hội không có nghề nào thấp kém chỉ có những kẻ ỉ lại mới đáng xấu hổ”. Tuy lười biếng là một thói xấu của con người nhưng bao giờ cũng vậy: tập quán xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn ở chung và cuối cùng thành một ông chủ nhà khó tính. Mỗi chúng ta cần nhận thức rõ được hậu quả trước mắt và xa hơn là những hậu quả nghiêm trọng mà nó mang lại sau này. Để từ đó, không ngừng nỗ lực, cần cù, chăm chỉ, siêng năng, đấu tranh đến cùng để cho ta và “lười biếng” mãi là hai vị khách lạ mặt qua đường. Đối với học sinh chúng ta, học tập là một hành trình không hề đơn giản, mỗi người cần lấy câu nói của Lỗ Tấn làm phương châm sống, làm “kim chỉ nam” cho bản thân, để qua mỗi ngày, con người sẽ được hoàn thiện hơn. Có thể nói rằng, ý kiến của nhà văn Lỗ Tấn là hoàn toàn chính xác, sâu sắc cho thế hệ trẻ sau này. Góp phần làm tăng sức mạnh quyết tâm trong mỗi con người. Câu 2: Có ý kiến cho rằng: “Phú sông Bạch Đằng” đã đạt đến đỉnh ao của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam. Anh/chị hãy phân tích bài phú của Trương Hán Siêu để làm sáng tỏ ý kiến trên. Bài làm: Trương Hán Siêu là một trong những trí thức nho sĩ chân chính, tiêu biểu của thời đại nhà Trần. Sáng tác của ông là một minh chứng cho quy luật văn chương thời trung đại: “quý hổ tinh bất quý hổ đa”. “Phú sông Bạch Đằng” là tác phẩm xuất sắc của văn học yêu nước thời đại Lý –Trần, đồng thời là một đỉnh cao của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam. Phú là một thể văn vần dừng để tả cảnh vật, kể sự việc hay bàn truyện đời. “Phú sông Bạch Đằng” là bài phú về một dòng sông lịch sử ghi dấu nhiều chiến công hào hùng, oanh liệt của dân tộc. Có thể nói viết về đề tài này, bài phú của Trương Hán Siêu đã được coi là một “chiến tích thơ ca” trên dòng thơ Bạch Đằng. Nói cách khác, Trương Hán Siêu đã lựa chọn được một thể loại phù hợp cho tác phẩm và ông thực sư thành công ở thể loại ấy. “Phú sông Bạch Đằng” được viết theo lối phú cổ thể. Đây là loại phú có từ trước thời Đường, có vần nhưng không nhất thiết phải có đối và cuối bài kết lại bằng thơ. Bài phú đã đạt đến trình độ nghệ thuật mẫu mực với cấi tứ đơn giản, mà hấp dẫn; bố cục chặt chẽ; lời văn linh hoạt; hình tượng nghê thuật vừa cụ thể, sống động vừa giàu tính khái quát; ngôn ngữ trang trọng, hào hùng mà lắng đọng, gợi cảm. Sự mẫu mực của “Phú sông Bạch Đằng” trước hết được thể hiện ở cách cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn. Nổi bật trong bài phú là hình tượng nhân vật “khách” và tập thể các bô lão. Theo lời phú của Trương Hán Siêu, chúng ta đã cùng với bước chân phiêu du của “khách” du ngoạn đến các địa danh, qua sử sách của Trung Quốc và dừng chân ngắm cảnh ở sông Bạch Đằng. Tại đây, “khách” đã gặp các bô lão – những chứng nhân lịch sử năm nào và được nghe họ kể lại những chiến tích trên sông Bạch Đằng. Cuối bài phú, không bản dịch chính là hai khúc ca lục bát giữa sự tiếp nói lời ca của các bô lão và “khách”. Cấu tứ như thế là khá đơn giản nhưng vẫn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc và tạo những rung cảm thẩm mỉ qua nhiều thế hệ. Làm nên thành công thành công của bài phú còn phải kể đến bố cục chặt chẽ. Thông thường, một bài phú gồm bốn đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết. Ở “Phú sông Bạch Đằng”, người ta cũng thấy một bố cục tương tự. Đoạn mở đầu (Kháchdấu vết luống còn lưu) là cảm xúc lịch sử của nhân vật “khách” trước cảnh sắc sông Bạch Đằng. Đoạn thứ hai (Bên sông...nghìn xưa ca ngợi) là lời kẻ của các bô lão về chiến

File đính kèm:

  • docxmi chau trong thuy.docx