Đề tài Khắc phục trạng thái tâm lí căng thẳng trong học tập của học sinh trung học cơ sở

Đặc điểm lứa tuổi trung học sơ sở (THCS):

- Hoạt động đa dạng hơn.

- Vai trò, vị trí xã hội được mở rộng.

- Đáp ứng nhiều yêu cầu của cuộc sống đối với lứa tuổi.

- Nhiệm vụ học tập khó khăn hơn, đòi hỏi giải quyết nhiệm vụ tự giác, độc lập.

- Cuối cấp, đáp ứng yêu cầu thi chuyển cấp.

Học sinh chịu áp lực từ nhiều phía, do vậy hiện tượng căng thẳng tâm lí (stress) luôn nảy sinh trong quá trình học tập.

 

ppt12 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 3114 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khắc phục trạng thái tâm lí căng thẳng trong học tập của học sinh trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MODULE 12 KHẮC PHỤC TRẠNG THÁI TÂM LÍ CĂNG THẲNG TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN: Đặc điểm lứa tuổi trung học sơ sở (THCS): - Hoạt động đa dạng hơn. - Vai trò, vị trí xã hội được mở rộng. - Đáp ứng nhiều yêu cầu của cuộc sống đối với lứa tuổi. - Nhiệm vụ học tập khó khăn hơn, đòi hỏi giải quyết nhiệm vụ tự giác, độc lập. - Cuối cấp, đáp ứng yêu cầu thi chuyển cấp. Học sinh chịu áp lực từ nhiều phía, do vậy hiện tượng căng thẳng tâm lí (stress) luôn nảy sinh trong quá trình học tập. I. Khái quát chung về stress: 1. Khái niệm stress: - Stress là hiện tượng rất phức tạp và rất khó định nghĩa chính xác. Trong cuộc sống thường nhật khái niệm này thường được dùng để mô tả trạng thái bực bội hoặc tâm lí bất an.  - Stress xuất hiện khi áp lực vượt quá khả năng thông thường để ứng phó. - Stress là tình trạng căng thẳng thể hiện mối tương tác giữa tác nhân công kích và phản ứng của cơ thể. - Stress là phản ứng của con người đối với một tác nhân được coi là có hại cho cơ thể và tâm lí con người. 2. Nguyên nhân gây ra stress: Có các nguyên nhân cơ bản sau: - Môi trường bên ngoài: Thiên tai, thời tiết, tiếng ồn, giao thông, ô nhiễm môi trường… - Từ xã hội và gia đình: Thời hạn của công việc phải hoàn thành, các vấn đề tài chính, áp lực công việc, môi trường làm việc không thuận lợi, thay đổi về thời gian làm việc,…hay do sự mất mát của người thân, mâu thuẫn trong gia đình, quan hệ bạn bè không tốt, … - Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, không đủ chất dinh dưỡng, ốm đau, bệnh tật…Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng. - Có tới 68% người bị stress là do công việc. - 75% dân số đã từng trải qua ít nhất bị stress 2 tuần/1 lần. II. Khái niệm về stress trong học tập: 1. Đặc điểm tâm sinh lí cơ bản: Học sinh THCS có độ tuổi ứng với tuổi thiếu niên, do vậy các em còn có tên gọi khác là thiếu niên, từ 11 đến 15 tuổi. - Đây là thời kì phức tạp và quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân. - Thời kì này có một số tên gọi: quá độ, tuổi khủng hoảng, tuổi già trẻ con non người lớn… Một số đặc điểm tâm lí cơ bản sau: - Phát triển không cân đối giữa chiều cao và cân nặng. - Sự phát triển về mặt sinh lí. - Điều kiện sống có nhiều thay đổi theo hướng mở rộng. - Xu hướng muốn vươn lên làm người lớn. - Đời sống tình cảm sâu sắc và phức tạp. 2. Khái niệm về stress trong học tập: Trong học tập, học sinh chịu nhiều áp lực, không chỉ ở yêu cầu, nội dung tri thức môn học mà còn ở phương pháp, thái độ giảng dạy của giáo viên. Những điều đó tạo nên stress ở các em. Đó là những biến đổi tâm lí khi các em giải quyết những vấn đề trong học tập; là những biến đổi trong quá trình nhận thức của học sinh. Nếu những vấn đề, những mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh không được giải quyết, sẽ dẫn đến mất cân bằng tâm sinh lí của học sinh. Stress trong học tập của học sinh THCS nảy sinh. - Thống kê trong một công trình nghiên cứu cho thấy, 86.63% do bố mẹ đặt ra yêu cầu kết quả học tập khi năm học bắt đầu. Trong số đó, 11.18% xuất sắc, 46.82% giỏi, 39.11% khá và chỉ 2.89% bố mẹ đưa ra ở mức trung bình. - Bên cạnh đó 45.06% cho rằng chương trình học ở mức độ nặng, khó và quá khó, có 33.05% cho rằng căng thẳng trong học tập. - Ngoài ra, về việc học tập ở trường, 28.47% lo lắng về chuyện học tập ở trường, 4.92% sợ bị điểm kém, 32.71% sợ thầy cô mắng, trách phạt, 20.34% cho biết mệt mỏi, căng thẳng, 15.08% không tập trung được vào việc học; nhiều học sinh cảm thấy mệt mỏi và căng với thời gian học tập. 3. Nguyên nhân dẫn đến stress trong học tập: B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS, CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ TÂM LÍ CHO HỌC SINH 1. Quản lí được căng thẳng của bản thân: Việc đầu tiên là học sinh phải biết nhận ra các dấu hiệu của stress: những bất thường về thể chất, thần kinh và các mối quan hệ xã hội. Ứng phó với stress là khả năng giữ thăng bằng khi xảy ra những tình huống những sự việc đòi hỏi quá sức. Một số cách đối phó vời stress: - Hãy xem xung quanh có điều gì có thể thay đổi để xoay chuyển tình hình khó khăn. - Đừng để tâm đến những việc lặt vặt, việc nào thật quan trọng thì làm làm trước, tạm gạt bỏ những việc không thật sự quan trọng sang một bên. - Tránh những phản ứng thái quá. - Không được trốn tránh bằng những trò vô bổ. - Đặt những mục tiêu cụ thể cho bản thân, cắt bớt khối lượng công việc. - Thay đổi cách nhìn nhận mọi việc. - Chữa stress bằng các hoạt động thể chất. 2. Phương pháp trợ giúp học sinh ứng phó với stress trong học tập: - Chăm sóc sức khỏe và tránh những nguy hiểm có thể có. - Can thiệp sớm một cách trực tiếp, chủ động và bình tĩnh. - Tập trung vào những vấn đề của hiện tại. - Cung cấp những thông tin chính xác vè những gì đã xảy ra. - Không nói những điều không có khả năng thực thi. - Cung cấp và đảm bảo về những trợ giúp tâm lí. - Tập trung vào những lợi thế, khả năng phục hồi của học sinh. - Khuyến khích ý chí tự lực. - Quan tam đến cảm xúc của những người xung quanh. *Một số biện pháp giúp giảm bớt căng thẳng tâm lí: - Thể dục, thể thao hay vận động. - Cười thoải mái, thư giãn: nghe nhạc, đọc sách, xem phim… - Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí. - Ngủ đủ giấc,ngủ sâu, ngủ đúng giờ. - Sự chia sẻ, hỗ trợ từ người thân, bạn bè. - Sắp xếp thời gian hợp lí, có kĩ năng lập kế hoạch. - Rèn luyện tư duy tích cực… - Để giảm stress cho học sinh, nhà trường nên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, tổ chức thảo luận dân chủ để hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và nội dung của các phong trào thi đua, sau đó sẽ lựa chọn các hoạt đông cụ thể phù hợp với sở thích hứng thú, năng lực, nhu cầu tâm lí của học sinh. - Các hoạt động kích thích cho học sinh cơ hội tìm kiếm, phát hiện tri thức, hình thành những kĩ năng phù hợp, những cảm xúa tích cực, kĩ năng sống cần thiết. - Nhà trường cần sáng tạo nhiều hình thức tuyên truyền, vận động các phong trào thi đua, đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học. tham gia các phong trào sẽ giúp các em hình thành tự tin, giảm stress đáng kể.

File đính kèm:

  • pptBDTX NOI DUNG 3 MODULE 12 THCS.ppt