Bài giảng tiết 37- Tỏ lòng ( thuật hoài ) - Phạm Ngũ Lão

Là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

 

Văn võ toàn tài, là võ tướng nhưng thích đọc sách, ngâm thơ.

 

- Có vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam.

 

ppt25 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng tiết 37- Tỏ lòng ( thuật hoài ) - Phạm Ngũ Lão, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỎ LÒNG ( THUẬT HOÀI ) - PHẠM NGŨ LÃO - NGỮ VĂN 10 – TIẾT 37 GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ NGON I. TÌM HIỂU CHUNG Dựa vào phần Tiểu dẫn, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Phạm Ngũ Lão ? Là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Văn võ toàn tài, là võ tướng nhưng thích đọc sách, ngâm thơ. - Có vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam. Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) Câu chuyện về chàng trai đan sọt Đền Ủng (Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên) - nơi thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão. II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN Đọc Thuật hoài Hoành sóc giang san kháp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn ngưu Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN Đọc * Bố cục: 2 phần 2 câu đầu: Hình tượng con người và quân đội nhà Trần. 2 câu cuối: “Nỗi lòng” của tác giả. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN * Câu 1: Hoành sóc giang san kháp kỉ thu ( Múa giáo non sông trải mấy thâu) 2. Tìm hiểu chi tiết Hình tượng con người và quân đội nhà Trần (2 câu đầu) Chỉ ra điểm khác nhau giữa câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán với câu thơ dịch? Bản dịch thơ đã dịch sát nghĩa chưa? Vì sao? Hoành sóc: cắp ngang ngọn giáo  thế tĩnh  tư thế chủ động hiên ngang, lẫm liệt. Múa giáo: thế động  có sự điêu luyện nhưng thiếu sự cứng rắn, mạnh mẽ.  Bản dịch thơ chưa sát nghĩa với phiên âm. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Hình tượng con người và quân đội nhà Trần (2 câu đầu) - Thời gian: kháp kỉ thu (mấy thu, mấy năm)  Sức bền bỉ, trường tồn. - Không gian: giang san  mở ra theo chiều rộng của non sông. Không gian, thời gian kì vĩ càng làm nổi bật tầm vóc lớn lao của con người. a) Hình tượng con người và quân đội nhà Trần (2 câu đầu) * Câu 2: Tam quân tì hổ khí thôn ngưu ( Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu ) Em cảm nhận như thế nào về sức mạnh của quân đội nhà Trần qua câu thơ thứ hai ? - Ba quân: hình ảnh quân đội nhà Trần (tiền quân – trung quân – hậu quân)  sức mạnh dân tộc. So sánh, phóng đại: Tam quân tì hổ  Cụ thể hóa sức mạnh vật chất của ba quân.  Khái quát hóa sức mạnh, khí thế của quân đội nhà Trần mang hào khí Đông A. Lưu ý: Cách hiểu câu thơ thứ hai Tam quân tì hổ khí thôn ngưu Cách 1: Ba quân như hổ báo, khí thế nuốt trôi trâu. Cách 2: (Khí thế) ba quân như hổ, át cả sao Ngưu.  Cách hiểu đúng: Cách 1(Theo bản dịch) Tiểu kết (câu 1, 2): Hình ảnh tráng sĩ mang tư thế hiên ngang, lẫm liệt, tầm vóc vũ trụ và sức mạnh của quân đội nhà Trần.  Hào khí Đông A. - Nghệ thuật so sánh, phóng đại, giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ. b) “Nỗi lòng” của tác giả (2 câu cuối) * Câu 3: Nam nhi vị liễu công danh trái (Công danh nam tử còn vương nợ) Câu thơ thứ ba thể hiện những suy nghĩ, trăn trở hay tâm sự gì của bậc trượng phu ?  Niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về chí làm trai. Ý thức trách nhiệm to lớn của Phạm Ngũ Lão với giang sơn, xã tắc.  Cái “chí” của người anh hùng. b) “Nỗi lòng” của tác giả (2 câu cuối) * Câu 4: Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. (Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu). Phân tích ý nghĩa của nỗi “thẹn” trong câu thơ cuối ? Thẹn Chưa có tài mưu lược, chưa lập được công trạng to lớn như Gia Cát Lượng. Vừa có giá trị nhân cách vừa cao cả, lớn lao.  Cái “tâm” của người anh hùng. Vũ hầu Gia Cát Lượng: Đời Hán, bên Trung Quốc Tài trí, mưu lược, trung thành. Có công lớn giúp Lưu Bị. Liên hệ: Nỗi “thẹn” của Nguyễn Khuyến. Nhân hứng cũng vừa toan cất bút Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào (Thu vịnh) Tiểu kết ( 2 câu cuối):  Niềm trăn trở về chí làm trai và nỗi “thẹn” của tác giả  Cái “chí”, cái “tâm” lớn lao, cao đẹp của người anh hùng. Âm điệu trầm lắng, suy tư. Câu hỏi thảo luận: 1- Theo em, chí làm trai của Phạm Ngũ Lão còn phù hợp lí tưởng của thanh niên trong xã hội ngày nay không? 2 - Để hoài bão, ước mơ của mình thành hiện thực, tuổi trẻ hôm nay và ngay mai cần phải làm gì ? III. TỔNG KẾT Bài thơ đã khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, có nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại Đông A. 1. Nội dung Ngôn từ ngắn gọn, súc tích. Thủ pháp gợi thiên về ấn tượng khái quát, hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ. - So sánh,phóng đại. 2. Nghệthuật PHIẾU BÀI TẬP Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng và đầy đủ nhất. Câu 1: Dòng nào không gắn với nội dung bài thơ Tỏ lòng? Tầm vóc, tư thế, hành động của con người thời Trần B. Chí lớn lập công danh của con người thời Trần C. Vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người thời Trần D. Khí thế hào hùng mang tinh thần quyết chiến, quyết thắng thời Trần PHIẾU BÀI TẬP Câu 2: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong câu thơ thứ hai là gì? A. Nhân hóa C. So sánh B. Ẩn dụ D. Liệt kê PHIẾU BÀI TẬP Câu 3: Cách nào hiểu đúng nghĩa của từ “ba quân” ? Hình ảnh quân đội nhà Trần B. Hình ảnh dân tộc C. Hình ảnh quân đội nhà Trần và nhà Nguyên D. Hình ảnh quân đội nhà Nguyên PHIẾU BÀI TẬP Câu 4: Dòng nào nêu đúng nhất lí do “thẹn” của nhà thơ ? Chưa đạt được danh vọng gì nên xấu hổ với vợ con, tổ tiên B. Chưa lập công, lập danh và chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với đất nước C. Chưa tài giỏi và giàu sang như Vũ hầu D. Chưa có địa vị và quyền cao chức trọng như Vũ hầu PHIẾU BÀI TẬP Câu 4: Dòng nào không phải là thành công nghệ thuật của bài thơ ? A. Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát B. Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi C. Ngôn ngữ trong sáng, đậm đà bản sắc dân tộc D. Hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ, súc tích Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài Học thuộc lòng bài thơ Thuật hoài cả phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ Nắm được tiểu sử tác giả, cảm nhận được giá trị bài thơ, phát huy lý tưởng sống cao đẹp Soạn bài: Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Quốc âm thi tập.

File đính kèm:

  • pptTiet 33 Ngu van 10 To long.ppt