I/ Môi trường và chức năng của môi trường
1/ Khái niệm về môi trường:
-Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại
-Theo UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình( tập quán, niềm tin.), ttrong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu cho cuộc sống sinh hoạt của mình. Do vậy môi trường sống của con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con người mà còn là "khung cảnh của cuộc sống, của lao động và vui chơi giải trí của con người".
- Nhìn chung môi trường sống của con người là tất cả các nhân tố môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
49 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 29/10/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài: Giáo dục bảo vệ môi trường - Đoàn Thị Thu Thảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Đoàn Thị Thu Thảo
Lớp: 15B
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I/ Môi trường và chức năng của môi trường
1/ Khái niệm về môi trường:
-Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại
-Theo UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình( tập quán, niềm tin...), ttrong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu cho cuộc sống sinh hoạt của mình. Do vậy môi trường sống của con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con người mà còn là "khung cảnh của cuộc sống, của lao động và vui chơi giải trí của con người".
- Nhìn chung môi trường sống của con người là tất cả các nhân tố môi trường tự nhiên và môi trường xã hội .
Môi trường sống
của con người
2/ Chức năng của môi trường:
Đối với sinh vật nói chung và mỗi con người, cũng như đối với cộng đồng nhiều người nói riêng, môi trường sống có các chức năng quan trọng và chủ yếu sau:
Môi trường
là không
gian sống
của con
người và
sinh vật
Môi trường
là nơi cung
cấp nguồn
tài nguyên cần
thiết cho đời sống
và hoạt động
sản xuất của
con người
Môi trường
là nơi chứa đựng
các chất phế thải
do con người tạo
ra trong cuộc sống
và hoạt động sản
xuất
Môi trường còn
lưu trữ và cung
cấp thông tin cho
con người: ghi chép
và lưu lại lịch sử địa
chất; lịch sử tiến hóa
của vật chất, sinh vật
cùng với lịch sử xuất
hiện và phát triển
của loài người; cung
cấp các dự báo tai
biến của tự nhiên...
II/ Ô nhiễm môi trường, tác hại và biện pháp khắc phục:
1/ Khái niệm ô nhiễm môi trường:
- Ô nhiễm môi trường : là hiện tượng môi trường bị bẩn, làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp tới các đặc tính vật lý, hóa học, sinh học... ở bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định.
- Tác nhân gây ô nhiễm ( chất ô nhiễm): là những chất, những hỗn hợp chất hoặc những nguyên tố hóa học có tác dụng vào môi trường làm cho môi trường từ trong sạch trở nên độc hại. Chất ô nhiễm có thể là chất rắn (rác, phế thải rắn...), chất lỏng (các dung dịch hóa chất, chất thải của dệt nhuộm...), chất khí (SO 2 , CO 2 , N x O Y , CO, CH 4 ...), các kim loại nặng như Pb, Cu, Hg...
3/ Ô nhiễm nước
1/ Ô nhiễm không khí
2/ Ô nhiễm đất
Ô nhiễm
môi trường
Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
NGUỒN GÂY
Ô NHIỄM
Ô NHIỄM ĐẤT
NGUỒN GÂY
Ô NHIỄM
Ô NHIỄM NƯỚC
NGUỒN GÂY
Ô NHIỄM
2/ Tác hại của ô nhiễm môi trường:
- Một số các loại vi khuẩn gây bệnh tồn tại và truyền bệnh theo đường không khí như: các loại trực khuẩn lao, bạch hầu, dịch hạch, tụ cầu vàng,...( tồn tại trong không khí từ 3-70 ngày)
- Hít thở không khí có chứa SO 2 gây co thắt phế quản, nếu nồng độ lớn gây ra hịên tượng tăng tiết ở thành cổ họng.
- CO và CO 2 với nồng độ lớn hơn 100 ppm gây nhiễm độc cấp tính
- Các chất có chứa flo (từ quá trình đốt cháy tự nhiên gây ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
- Các loại thuốc trừ sâu có chứa clo (như DDT) với nồng độ 10 mg/m 3 không khí làm cho hệ thần kinh bị tổn thương.
- Gây ra các thiên tai như lũ lụt, động đất, sóng thần, hiện tượng băng tan...
- Làm mất dần hệ sinh thái, trái đất nóng lên, dịch bệnh, đói khát....
3/ Biện pháp khắc
phục:
BÃI CHÔN LẤP RÁC
III/ Đánh giá, so sánh tình trạng ô nhiễm ở địa phương so với nơi khác:
Tại địa phương ( Long Hải):
- Long Hải được xem là một trong những địa điểm du lịch lý tưởng ở Việt Nam. Nơi đây có bãi biển dài, đẹp; với di tích lịch sử là núi Minh Đạm và lễ hội Dinh Cô ( diễn ra vào ngày 10,11,12 tháng 2 âm lịch) thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Thế nhưng...
- Những năm gần đây, bãi biển dần mất đi vẻ đẹp tự nhiên của nó cũng bởi vì do chính ý thức con người làm nên. Mỗi ngày khách du lịch đến và đi lại để lại những mẫu rác như vỏ xốp, bao bì, vỏ trái chôm chôm, xác cá, cua, ghẹ...Không những là khách du lịch mà còn ngay chính dân địa phương góp phần làm nên ô nhiễm. Phía trên bãi cát, những người buôn gánh nướng cá, ốc, mực khói lên nghi ngút, nhem nhép bụi tro, những người dân sinh sống ven biển xả rác và nước thải trực tiếp xuống biển. Rồi những ghe, thuyền đánh cá của ngư dân thải xuống biển hàng chục tấn chất thải như cặn dầu, rác, nước thải sinh hoạt, vỏ mì tôm, xác tôm, cá từ việc súc rửa tàu thuyền đánh bắt hải sản. Nước thải từ các quán ăn uống, nhà hàng ven biển cũng góp tay vào làm cho mặt nước biển không còn màu xanh nguyên thủy nữa.
- Đáng quan tâm nhất là bến cá Long Hải (huyện Long Điền) vốn là một bãi ngang với chiều dài hơn 500m do thiên nhiên bồi đắp. Từ trước tới nay, nơi đây là điểm cập cảng của hầu hết ghe thuyền của bà con thị trấn Long Hải (Long Điền) và thị trấn Phước Hải (Đất Đỏ). Gần đây, bến cá này đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Do diện tích bến cá quá hẹp, thiếu chỗ neo đậu nên cảnh chen lấn, xô đẩy giữa các ghe, thuyền mỗi lần cập bến diễn ra thường xuyên. Vào mùa khai thác cao điểm, bến cá Long Hải đón hơn 100 lượt tàu cập bến. Song, sức chứa tối đa của bến chỉ khoảng 15 chiếc/lượt, vì vậy, các tàu phải chờ hàng tiếng đồng hồ mới có thể cập bến. Không những thế, bến cá Long Hải còn có mùi hôi thối nồng nặc do ô nhiễm môi trường. Khi triều cường, nước biển tràn vào tạo thành vùng ngập nước, khi triều rút sẽ trở thành một bãi bồi sình lầy tích tụ chất thải của 28 trại thu mua hải sản tư nhân xây dựng trên bến cá.
Các trại này thu mua hải sản, sau đó phân loại và dùng nước biển để rửa, một số trại còn tiến hành sơ chế tại chỗ trước khi vận chuyển đi tiêu thụ. Trong quá trình hoạt động, nước thải, rác thải của các trại không được thu gom và xử lý mà tống thẳng xuống bãi.
- Theo ông Nguyễn Thành Vân, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Long Hải, trước mắt, thị trấn vẫn chưa có giải pháp nào để tháo gỡ tình trạng xuống cấp và ô nhiễm của bến cá Long Hải. Tuy nhiên, về lâu dài, huyện Long Điền đã có phương án nâng cấp cảng cá Phước Tỉnh, đồng thời xây dựng cảng cá Lò Vôi tại xã Phước Hưng để có thể tiếp nhận toàn bộ ghe thuyền neo đậu tại bến cá Long Hải sang. Xây dựng chợ đầu mối thu mua hải sản tại Long Hải để tránh tình trạng ô nhiễm do các trại thu mua hải sản ở bến Long Hải gây ra. Con đường bị xuống cấp cũng sẽ được cải tạo, sửa chữa hoặc làm mới. Tuy nhiên, tất cả vẫn đang còn trên giấy, nên bà con ngư dân sẽ phải tiếp tục chờ đợi.
Ở nơi khác (Nha Trang):
Non 400 cây số đường bờ biển thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa có đến hàng trăm bãi tắm, cát mịn như nhung, nước trong xanh tận đáy và mặt biển lặng yên như gương trời xanh biếc. Nơi đây cũng đã được chọn làm nơi tổ chức các sự kiện lớn như Festival Biển Nha Trang, hay các cuộc thi sắc đẹp lớn như Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010.
Cùng với đó là những danh thắng nổi tiếng như chùa Long Sơn, chợ Đầm, tháp Bà... thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ chân. Do vậy bãi biển Nha Trang rất được các cơ quan, ngành, đoàn thể quan tâm.
- Tuy nhiên, vịnh đang chịu nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan. Các hoạt động du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư trên bờ, ở các đảo đã và đang tạo nhiều áp lực gay gắt về lượng rác thải hàng ngày đổ trực tiếp xuống vịnh. Chỉ riêng 5.700 chiếc lồng nuôi hải sản thuộc các khu vực: Vũng Ngán, Hòn Một, Bích Đầm và Đầm Bấy với khoảng 600 người trực tiếp trông coi, đã vứt thẳng xuống nước vịnh các loại rác thải, chất thải sinh hoạt, chất thải từ nguồn thức ăn thừa của tôm. khoảng 9 tấn rác/ ngày.
Bên cạnh đó, với khoảng 2.000 dân sinh sống biệt lập trên các đảo, tính sơ sơ mỗi ngày vịnh phải “nạp” thêm một tấn rác. Ngoài ra, vịnh Nha Trang là nơi phải tiếp nhận nước từ hai con sông: sông Cái và sông Tắc, nhất là vào mùa mưa, vô số rác theo sông đổ vào vịnh, trôi nổi khắp nơi. Hàng trăm chiếc tàu, thuyền chở du khách mà hàng ngày rong ruổi trên vịnh, do hầu hết đều không trang bị hệ thống xử lý vệ sinh, nên lượng rác thải từ hoạt động này cũng không phải nhỏ. Chính vì vậy, nguồn nước trong vịnh đã bị ô nhiễm thấy rõ, rác trôi nổi khắp nơi.
Từ tháng 2/ 2008, được sự đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước, BQL KBTBVNT đã thực hiện thí điểm nhiệm vụ này, bắt đầu từ việc đầu tư trang bị các thiết bị thu gom, vận chuyển rác; tổ chức thuê lực lượng thu gom rác trên các đảo, thuê phương tiện (tàu) vận chuyển rác từ các điểm nói trên vào đất liền để xử lý Tại mỗi đảo, đều đặt các thùng chứa rác, xây các hầm chứa xử lý rác; trang bị xe đẩy vận chuyển rác và xây dựng các đường dẫn cho xe đẩy lưu thông; thuê hơn 10 lao động có nhiệm vụ thu gom, bốc xếp rác từ đảo và các khu nuôi trồng thuỷ sản ra tàu chuyên chở rác Chỉ từng ấy việc, nhưng sau một năm triển khai thí điểm phương án này, chi phí thực hiện đã lên đến gần 700 triệu đồng. Tuy nhiên “cái giá” trên đã được cho là quá rẻ khi nó đã gom về tổng số trên 1.200 tấn rác và chuyển vào bờ xử lý. Bình quân mỗi ngày có khoảng 5 tấn rác được thu gom, nhưng đã giảm áp lực ô nhiễm đáng kể trên vùng biển vịnh Nha Trang. Điều quan trọng là ý thức của người dân được nâng cao một bước, khi họ nhận thức ra rằng việc gây ra ô nhiễm nguồn nước bởi chất thải trực tiếp của họ đã ảnh hưởng xấu đến môi trường nuôi trồng thuỷ sản của chính họ.
Thu gom rác dưới
đáy biển
KẾT LUẬN : Qua 2 khu vực ta thấy nơi nào cũng xảy ra tình trạng ô nhiễm. Nhưng về mức độ ô nhiễm thì Long Hải ít hơn so với Nha Trang. Bởi lẽ Nha Trang là nơi du lịch nổi tiếng của cả nước, thu hút rất nhiều du khách, nơi đây có nhiều nhà hàng, resort mọc lên...đây cũng là lợi thế mà cũng là thách thức đối với Nha Trang. Nếu người dân có ý thức trách nhiệm cao thì Long Hải cũng như Nha Trang không còn ô nhiễm nữa.
IV/ Giáo dục môi trường ở nhà trường:
1/ Ý nghĩa, vai trò và vị trí của nhà trường trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường:
Ý nghĩa :
- GDMT trong trường học có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm thực hiện chiến lược toàn cầu về bảo vệ Trái Đất – cái nôi của nhân loại , để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
- Khi con người có những nhận thức đầy đủ về ý nghĩa , tầm quan trọng , nội dung bảo vệ môi trường thì tạo cho con người có những ứng xử , những hành động đúng đắn phù hợp với thực tế khách quan.
- BVMT là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại , không của riêng ai. Trong nhiệm vụ chung của nhân loại, nghành sư phạm có trách nhiệm đặc thù là đào tạo các thầy cô giáo các cấp có đủ tri thức về lý luận và thực hành GDMT để phục vụ cho giáo dục phổ thông và giáo dục cộng đồng.
Vai trò:
- Nhà trường phổ thông từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông với mạng lưới phân bố rộng khắp đến từng thôn ấp ở mọi miền đất nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác GDMT và BVMT cho thế hệ trẻ chủ nhân tương lai của đất nước.
- Hệ thống giáo dục nước ta được tổ chức chặt chẽ, liên tục gồm các bậc học với mạng lưới 24.670 trường phổ thông và 17,8 tr HS [ 2000-2001] việc tổ chức công tác GDMT trong nhà trường 1 cách có kế hoạch, có mục tiêu, nội dung và phương pháp phù hợp sẽ góp phần tạo nên 1 lực lượng xã hội hùng hậu tham gia trực tiếp BVMT trên phạm vi toàn quốc.
Vị trí:
Hình thức GDMT ở nhà trường phổ thông chiếm vị trí rất quan trọng vì đó là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân của đất nước sẽ biết sử dụng các nguồn tài nguyên 1 cách hiệu quả và khoa học, đồng thời biết giữ gìn và BVMT. Bởi vậy GDMT cho thế hệ trẻ là việc làm có tác dụng rộng lớn nhất, sâu sắc và lâu bền nhất.
2/ Tình hình GDBVMT trong hệ thống giáo dục quốc dân trên thế giới và ở Việt Nam:
2.1/Một số kinh nghiệm về GDBVMT trong hệ thống giáo dục ở các nước trong khu vực và trên thế giới:
Tình hình chung:
- Năm 1972 tại Stockholm, Hội nghị Liên hợp quốc về “Môi trường con người” đã nêu “việc GDMT cho thế hệ trẻ cũng như người lớn làm sao để họ có được đạo đức, trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường”
- Tháng 10/1975 tại Nam Tư hội thảo quốc tế về GDMT tại Nam Tư do IEEP tổ chức đã đưa ra 1 nghị định khung và tuyên bố về những mục tiêu và những nguyên tắc hướng dẫn GDMT.
- Tại hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất vấn đề GDMT lại được khẳng định và đưa vào chương trình nghị sự 21 về GD-ĐT và nhận thức của công chúng với yêu cầu: “đưa khái niệm môi trường và phát triển, kể cả khái niệm dân số vào tất cả các chương trình GD. Lôi cuốn trẻ em vào các công trình nghiên cứu về sức khỏe và môi trường. Xây dựng các chương trình đào tạo cho HS-SV”
- Kinh nghiệm nghiên cứu của nhiều nước cho thấy: Gia đình, cộng đồng, và nhà trường là 3 phạm vi cơ bản của GDMT.GDMT phải bắt đầu từ gia đình đứa trẻ và hàng xóm xung quanh.
- Kinh nghiệm quốc tế cho thấy vai trò của cô giáo,thầy giáo là hết sức quan trọng trong việc GDBVMT ở tất cả các bậc học. Vì vậy việc trang bị kiến thức về GDBVMT cho GV ở các cấp học được các quốc gia quan tâm đặc biệt.
Một số kinh nghiệm GDMT ở các nước trên thế giới:
- Các nước trên thế giới đều coi GD là công cụ để thay đổi xã hội và GDMT đã sử dụng chung các nguyên lý
+Tiếp cận với thực tế.
+Tăng cường tri thức và hiểu biết.
+Kiểm nghiệm cách ứng xử và các giá trị.
+Hình thành trách nhiệm.
+Cung cấp những kĩ năng và kinh nghiệm.
+Khuyến khích các hoạt động.
Kinh nghiệm GDMT ở các nước trong khu vực:
- Tháng 11/1976 ở Châu Á, cuộc hội thảo GDMT cũng được tiến hành tại Bangkok tập trung vào 4 lĩnh vực:
Chương trình cho GDMT.
Đào tạo nhân lực cho GDMT.
GDMT không chính quy.
Các tài liệu cho GDMT.
- Tháng 11/1986 hội thảo UNEP lại tổ chức hội thảo Bangkok với sự tham gia của nhiều chuyên gia về “phát triển chương trình hành động cho GD-ĐT môi trường ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
- Trong các nước ASEAN một số nước đã đưa 1 cách hệ thống GDMT vào bậc THPT, các nước còn lại chủ yếu là lồng ghép GDMT vào các môn học truyền thống về tự nhiên và xã hội.
.
2.2/Tình hình GDBVMT trong hệ thống GD quốc dân ở Việt Nam:
Các chủ trương của Đảng và nhà nước:
- Triển khai đào tạo chính quy về môi trường với những đề mục:
+Chương trình giảng dạy giáo trình và SGK.
+Đào tạo sau Đại học.
+Đào tạo GV.
- Đào tạo kĩ thuật bao gồm:
+Đào tạo chuyên nghiệp.
+Đào tạo và các học bổng đi học nước ngoài.
+Trao đổi kiến thức quốc tế.
Ngày 27/12/1993, luật BVMT đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua.
Chủ trương hoạt động của Bộ GD-ĐT:
-Về chủ trương: Bộ GD&ĐT đã có văn bản và chính sách liên quan đến GDBVMT.
- Về tổ chức: Bộ đã thành lập đơn vị đào tạo và nghiên cứu về môi trường trên toàn quốc bao gồm các viện, khoa và trung tâm môi trường để thực hiện các công tác giáo dục, đào tạo cán bộ và nghiên cứu về BVMT.
Đánh giá tình hình GDBVMT trong hệ thống giáo dục quốc dân ở việt nam trong các năm qua:
- Những công việc đã làm: Giáo dục môi trường trong hệ thống các nhà trường chủ yếu theo phương thức tích hợp, lồng ghép, liên hệ.
- Các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng đã được triển khai ở nhiều Bộ, Nghành và hầu hết các tỉnh trong cả nước: chiến dịch làm sạch thế giới, tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường.
-Những hạn chế cần khắc phục:
+Chưa có sự chỉ đạo thống nhất của các cơ quan nhà nước có liên quan về việc cần thiết phải đưa GDMT vào các bậc học, chưa có khung chương trình đào tạo thống nhất cho các trường đào tạo chuyên ngành Môi trường và cho các khối ngành khác.
+Thiếu đội ngũ thầy giáo cán bộ quản lý được đào tạo về môi trường, có trình độ và năng lực để giảng dạy và ngiên cứu khoa học về môi trường.
+Thiếu tài liệu, giáo trình và thư viên, với những đầu sách tạp chí, thông tin cập nhật về môi trường trong các cơ sở đào tạo, trong các viện nghiên cứu.
+Thiếu cơ sở vật chất, các phương tiện giảng dạy, các phòng thí nghiệm, vườn trường,địa bàn thực tập để đáp ứng được yêu cầu về giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học ở các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu khoa học .
BẠN CÓ BIẾT?
Tiết giảm
Tái sử dụng
Tái chế
CHUNG TAY THỰC HIỆN 3T
GÓP PHẦN XÂY DỰNG
XÃ HỘI BỀN VỮNG
SẢN PHẨM LÀM TỪ RÁC TÁI CHẾ
1 chai thủy tinh
mãi mãi
1 túi ni- lông
1 ly nhựa cứng
1 lon nhôm
1 đoạn tre
1 hộp thiếc
500-100 năm
450 năm
100 năm
1 khúc gỗ
13 năm
3- 14 tháng
200-500 năm
1-3 năm
1 đoạn dây thừng hay 1 chiếc vớ
1 mảnh vải cotton
1- 5 tháng
1 tấm vé số
1 tháng
CHỈ CẦN TRỒNG 3 CÂY XANH QUANH NHÀ ĐÃ CÓ THỂ GIẢM ĐƯỢC ĐẾN 25% NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TIÊU THỤ ( THEO NGHIÊN CỨU CỦA BỘ NĂNG LƯỢNG MỸ)
NHIỀU QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI CẤM SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG TÚI NI LÔNG MÀNG MỎNG NHƯ ẤN ĐỘ(0.02mm), TRUNG QUỐC (0.025 mm), NAM PHI (0.03mm)
CẢM ƠN
File đính kèm:
- de_tai_giao_duc_bao_ve_moi_truong_doan_thi_thu_thao.ppt