Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

1/ Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai ?

2/ Văn bản em vừa xác định ở trên thuộc thể loại nào? Nội dung chính mà văn bản muốn đề cập là gì ?

3/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán ”. Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó?

 4/ Tìm cụm chủ – vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong câu văn sau và cho biết cụm C – V đó làm thành phần gì ?

 “ Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước trai hiền gái lịch”.

5/ Ca Huế được công nhận là di sản văn hoá cấp Quốc gia. Từ văn bản trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, em thấy thế hệ trẻ ngày nay cần làm gì để giữ gìn và phát huy di sản văn hoá của dân tộc. (Trình bày bằng đoạn văn 6 -> 8 câu)

 

docx9 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học: 2018 - 2019 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 7/5/2019 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: * Phần Văn bản: - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Ca Huế trên sông Hương * Phần Tiếng Việt: Dùng cụm C-V để mở rộng câu, Liệt kê. * Phần Tập làm văn: Văn nghị luận giải thích kết hợp chứng minh. Kĩ năng : + Kĩ năng xác định cụm chủ- vị làm thành phần câu. + Kĩ năng cảm thụ hiệu quả của phép tu từ. + Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận (Liên hệ trách nhiệm từ văn bản ) + Kĩ năng viết bài văn hoàn chỉnh. 3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực khi làm bài. II. MA TRẬN ĐỀ PHẦN CÁC MỨC ĐỘ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG TỔNG ĐIỂM Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL Văn bản Tác giả, tác phẩm thể loại 2. 1.0đ ( 10 % ) Nội dung văn bản 1. 0,5đ ( 5 %) Liên hệ trách nhiệm của HS từ VB 1. 1,5đ ( 15 %) 3.0đ Tiếng Việt -Tìm cụm C-V làm thành phần câu 1 1.0đ (10%) -Xác định biện pháp tu từ và nêu ngắn gọn tác dụng. 1. 1,0đ (10 %) 2.0đ Tạo lập văn bản -Viết bài văn nghị luận giải thích kết hợp chứng minh 1. 5,0đ ( 50%) 5.0đ TỔNG ĐIỂM 1,0đ 2,5 đ 5,0 đ 1,5đ 10đ UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Đề số 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học: 2018 -2019 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I: (5,0 điểm) : Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. () Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.” (Theo SGK Ngữ văn 7- tập II) 1/ Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai ? 2/ Văn bản em vừa xác định ở trên thuộc thể loại nào? Nội dung chính mà văn bản muốn đề cập là gì ? 3/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”. Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó? 4/ Tìm cụm chủ – vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong câu văn sau và cho biết cụm C – V đó làm thành phần gì ? “ Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước trai hiền gái lịch”. 5/ Ca Huế được công nhận là di sản văn hoá cấp Quốc gia. Từ văn bản trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, em thấy thế hệ trẻ ngày nay cần làm gì để giữ gìn và phát huy di sản văn hoá của dân tộc. (Trình bày bằng đoạn văn 6 -> 8 câu) PHẦN II: Tập làm văn (5,0 điểm) Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Em hiểu câu ca dao trên như thế nào? Bằng hiểu biết thực tế cuộc sống, hãy làm sáng tỏ tính đúng đắn của lời khuyên được gửi gắm trong câu ca dao. __________________ Chúc các em làm bài tốt!___________________ UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Đề số 1 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7 – HKII Năm học 2018 – 2019 PHẦN I: Trả lời câu hỏi (5 điểm) *Câu 1. (0.5đ) - Văn bản : Ca Huế trên sông Hương. 0.25đ - Tác giả : Hà Ánh Minh 0.25đ * Câu 2. (1.0đ) - Thể loại: Bút kí 0.5đ - Nội dung : Sự phong phú của các làn điệu dân ca. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã. 0.5đ * Câu 3. (1.0đ) - Phép tu từ: Liệt kê (học sinh gọi tên và chỉ rõ từ ngữ) 0.5đ - Tác dụng: Phép liệt kê đã cho người đọc thấy được sự phong phú của thể điệu ca Huế với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, góp phần thể hiện sự độc đáo của ca Huế 0.5đ * Câu 4. (1.0đ) - Cụm C- V: Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng 0.5đ - Làm chủ ngữ 0.5đ *Câu 5. (1,5đ) Đảm bảo các yêu cầu sau: * Hình thức (0.5đ) - Là đoạn văn đủ số câu, không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ - Các câu có sự liên kết. * Nội dung (1.0đ): Học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau song cần đảm bảo các ý: - Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ của tất cả mọi người. - Nêu những việc đã làm - Nêu những việc sẽ làm PHẦN II: ( 5 điểm) 1. Yêu cầu chung : * Hình thức: - Đúng thể loại văn nghị luân (giải thích kết hợp chứng minh). - Bố cục rõ các phần, cân đối các ý, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục. - Diễn đạt gọn, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu thông thường. * Nội dung: Giải thích và chứng minh về nội dung câu ca dao : Tình yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. 2. Yêu cầu cụ thể: A. Mở bài ( 0.5 điểm): Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận . B. Thân bài ( 4.0 điểm) : a) Giải thích ý nghĩa câu ca dao (1 điểm): - Nghĩa đen: Bầu, bí là loại cây leo khác nhau về hình dáng, màu sắc nhưng cùng là loại thân mềm, tuy khác nhau về giống nhưng cùng chung điều kiện sống, cùng chung một số phận (cùng trên một giàn). - Nghĩa bóng: Sống ở trên đời không ai giống ai, mỗi người một số phận, nhưng không nên vì vậy mà chia rẽ, mọi người hãy biết đùm bọc, nhường nhịn, chia sẻ, yêu thương nhau. b/ Tại sao lại phải sống đùm bọc, yêu thương lẫn nhau ( 1.5 điểm): * Học sinh dùng lý lẽ làm sáng tỏ các ý: - Đây cũng là một trong những phẩm chất quý báu của người dân Việt Nam. - Trong cuộc sống, mỗi người không sống cô lập một mình mà sống trong một tập thể, một cộng đồng, vì vậy, sự sẻ chia, đoàn kết là vô cùng cần thiết. - Thực tiễn chứng minh nếu yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn + Xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh. + Góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống. + Tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển. c) HS đưa dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.(1đ) - Các phong trào nhân đạo, tình nguyện ( mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, trại trẻ mồ côi, nhà tình thương...) - Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên. (Lấy dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc) d) Liên hệ - Mở rộng ( 0.5 điểm) - Phê phán những người thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn của người khác, lợi dụng tình thương để ỉ lại, không vươn lên(0,25đ) - Những điều em rút ra từ lời khuyên (0,25đ) C. Kết bài: (0.5đ) - Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ: (0.25đ) - Suy nghĩ của bản thân, nâng cao vấn đề (0.25đ) 3. Biểu điểm * Điểm 4 – 5: HS đạt được các yêu cầu trên về nội dung và thể loại, lập luận khá chặt chẽ, luận điểm rõ ràng có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể. * Điểm 2,5 – 3,5 : HS đạt được khoảng một nửa các yêu cầu trên, luận điểm đầy đủ song bài viết còn sơ sài, có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt, trình bày. * Điểm 1- 2 : HS làm bài quá sơ sài, diễn đạt lan man, hoặc nhầm lẫn sang thể loại khác, mắc quá nhiều loại lỗi. * Điểm 0 : HS lạc đề hoàn toàn hoặc không làm được gì . Lưu ý: Căn cứ vào bài làm của học sinh, giáo viên cho mức điểm còn lại. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Đề số 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học: 2018 -2019 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I: (5,0 điểm) : Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” (Theo SGK Ngữ văn 7- tập II) 1/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? 2/ Văn bản em vừa xác định ở trên thuộc thể loại nào? Ghi lại câu văn nêu luận điểm chính của đoạn văn trên. 3/ Xác định phép tu từ và nêu ngắn gọn tác dụng của phép tu từ đó được sử dụng trong câu văn: “ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” 4/Tìm cụm chủ – vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong câu văn sau và cho biết cụm C – V đó làm thành phần gì ? “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.” 5/Từ văn bản trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em thấy thế hệ trẻ ngày nay cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. (Trình bày bằng đoạn văn 6 -> 8 câu) PHẦN II: Tập làm văn (5,0 điểm) Tục ngữ có câu : Lá lành đùm lá rách. Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? Bằng hiểu biết thực tế cuộc sống, hãy làm sáng tỏ tính đúng đắn của lời khuyên được gửi gắm trong câu tục ngữ. __________________ Chúc các em làm bài tốt!___________________ BGH duyệt Tổ trưởng duyệt Người ra đề Lê Thị Hồng Thái Dương Thị Ngạn Đỗ Thị Chiên UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Đề số 2 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7 - HKII Năm học 2018 – 2019 PHẦN I: Trả lời câu hỏi (5 điểm) * Câu 1: (0.5đ) - Văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta . 0.25đ - Tác giả : Hồ Chí Minh 0.25đ * Câu 2: (1.0đ) - Thể loại: Nghị luận 0.5đ - Câu văn : Bổn phận của chúng ta đưa ra trưng bày 0.5đ * Câu 3: (1.0đ) - Phép tu từ: Liệt kê (Học sinh gọi tên và chỉ rõ từ ngữ ) 0.5đ - Tác dụng: Phép liệt kê đã cho người đọc thấy được những nhiệm vụ khác nhau mà toàn Đảng, toàn dân phải làm để phát huy lòng yêu nước. 0.5đ * Câu 4: (1.0đ) - Cụm C- V: Những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. 0.5đ - Làm phụ ngữ cho cụm động từ 0.5đ * Câu 5; (1,5đ) Đảm bảo các yêu cầu sau: - Hình thức (0.5đ) + Là đoạn văn đủ số câu, không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ + Các câu có sự liên kết - Nội dung (1.0đ): Học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau song cần đảm bảo các ý: + Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc là nhiệm vụ của tất cả mọi người. + Nêu những việc đã làm + Nêu những việc sẽ làm PHẦN II: Tập làm văn ( 5 điểm) 1. Yêu cầu chung : * Hình thức: - Đúng thể loại văn nghị luân (giải thích kết hợp chứng minh). - Bố cục rõ các phần, cân đối các ý, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu thuyết phục. - Diễn đạt gọn, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu thông thường. * Nội dung: Giải thích và chứng minh nội dung câu tục ngữ : Tình yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. 2. Yêu cầu cụ thể: A. Mở bài ( 0.5 điểm): Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận . B. Thân bài ( 4 điểm) : a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ (1 điểm): - Nghĩa đen: Lá lành che chở, bao bọc lá rách khỏi những tác động xấu. - Nghĩa bóng:     + Lá lành: Chỉ những người có cuộc sống đầy đủ, khỏe mạnh trong xã hội     + Lá rách: Chỉ những người có cuộc sống thiếu thốn, khiếm khuyến về cả vật chất, tinh thần, sức khỏe     + đùm: bao bọc, giúp đỡ, cưu mang, chia sẻ ⇒Nghĩa bóng: Những người có cuộc sống đầy đủ cần biết đùm bọc, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Trong cuộc sống, con người phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. b/ Tại sao lại phải sống đùm bọc, yêu thương lẫn nhau (1.5 điểm): * Học sinh dùng lý lẽ làm sáng tỏ các ý: - Đây cũng là một trong những phẩm chất quý báu của người dân Việt Nam. -Trong cuộc sống, mỗi người không sống cô lập một mình mà sống trong một tập thể, một cộng đồng, vì vậy, sự sẻ chia, đoàn kết là vô cùng cần thiết. - Xã hội mới trở nên văn minh và ngày càng phát triển. - Giúp đỡ, yêu thương người khác giúp ta cảm thấy hạnh phúc và được mọi người quý trọng. c) HS dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.(1đ) (Lấy dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc) d) Liên hệ - Mở rộng ( 0.5 điểm) - Phê phán những người thiếu thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn của người khác, lợi dụng tình thương để ỉ lại, không vươn lên(0,25đ) - Những điều em rút ra từ lời khuyên (0,25đ) C. Kết bài: (0.5đ) - Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ: (0.25đ) - Suy nghĩ của bản thân, nâng cao vấn đề (0.25đ) 3. Biểu điểm * Điểm 4 – 5: HS đạt được các yêu cầu trên về nội dung và thể loại, lập luận khá chặt chẽ, luận điểm rõ ràng có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể. * Điểm 2,5 – 3,5 : HS đạt được khoảng một nửa các yêu cầu trên, luận điểm đầy đủ song bài viết còn sơ sài, có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt, trình bày. * Điểm 1- 2 : HS làm bài quá sơ sài, diễn đạt lan man, hoặc nhầm lẫn sang thể loại khác, mắc quá nhiều loại lỗi. * Điểm 0 : HS lạc đề hoàn toàn hoặc không làm được gì . Lưu ý: Căn cứ vào bài làm của học sinh, giáo viên cho mức điểm còn lại.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2018_2019_tr.docx
Giáo án liên quan