Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 7 - Mã đề 701 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng

Câu 1. Thế kỉ XVIII, trong triều đình Phú Xuân, ai nắm hết quyền hành, tự xưng “Quốc phó”, khét tiếng tham nhũng?

 A. Trương Phúc Loan. C. Nguyễn Phúc Nguyên.

 B. Nguyễn Hữu Cầu. D. Lê Duy Mật.

Câu 2. Trận Rạch Gầm- Xoài Mút xảy ra trên sông nào?

 A. Sông Đà. B. Sông Tiền. C. Sông Vàm Cỏ. D. Sông Hậu.

Câu 3. Tại sao Nguyễn Nhạc phải hòa với quân Trịnh?

A. Vì quân Trịnh mạnh hơn, nên Tây Sơn muốn hợp tác để diệt họ Nguyễn.

B. Vì Tây Sơn đang ở thế bất lợi, phía Bắc có Trịnh, phía Nam có Nguyễn mà quân Trịnh lại đang mạnh hơn.

C. Vì Tây Sơn muốn hòa cùng họ Trịnh để cùng nhau cai quản đất nước.

D. Vì quân Nguyễn ngày càng kiêu căng, sách nhiễu nhân dân.

Câu 4. Để phát triển nông nghiệp, Quang Trung đã cho ban bố

A. Chiếu lập học. C. Chiếu dời đô.

B. Chiếu chiêu binh. D. Chiếu khuyến nông.

 

docx3 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 7 - Mã đề 701 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG MÃ ĐỀ 701 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Lịch sử 7 (Tiết 70 ) (Thời gian làm bài: 45 phút) Năm học: 2018 - 2019 I. Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước phương án đúng nhất. Câu 1. Thế kỉ XVIII, trong triều đình Phú Xuân, ai nắm hết quyền hành, tự xưng “Quốc phó”, khét tiếng tham nhũng? A. Trương Phúc Loan. C. Nguyễn Phúc Nguyên. B. Nguyễn Hữu Cầu. D. Lê Duy Mật. Câu 2. Trận Rạch Gầm- Xoài Mút xảy ra trên sông nào? A. Sông Đà. B. Sông Tiền. C. Sông Vàm Cỏ. D. Sông Hậu. Câu 3. Tại sao Nguyễn Nhạc phải hòa với quân Trịnh? A. Vì quân Trịnh mạnh hơn, nên Tây Sơn muốn hợp tác để diệt họ Nguyễn. B. Vì Tây Sơn đang ở thế bất lợi, phía Bắc có Trịnh, phía Nam có Nguyễn mà quân Trịnh lại đang mạnh hơn. C. Vì Tây Sơn muốn hòa cùng họ Trịnh để cùng nhau cai quản đất nước. D. Vì quân Nguyễn ngày càng kiêu căng, sách nhiễu nhân dân. Câu 4. Để phát triển nông nghiệp, Quang Trung đã cho ban bố A. Chiếu lập học. C. Chiếu dời đô. B. Chiếu chiêu binh. D. Chiếu khuyến nông. Câu 5. Để phát triển công- thương nghiệp, Quang Trung đã yêu cầu nhà Thanh A. phục hồi nghề thủ công. B. bế quan tỏa cảng. C. mở của ải, thông chợ búa. D. giao lưu buôn bán với phương Tây. Câu 6. Ai là người đã viết câu “Mà nay áo vải cờ đào, Giúp dân dựng nước xiết bao công trình”. để ghi lại công lao của Quang Trung? A. Lê Ngọc Hân. B. Quang Toản. C. Nguyễn Ánh. D. Lê Duy Chỉ. Câu 7. Dưới triều Tây Sơn, những nơi nào được nhà nước khuyến khích mở trường học? A. Thôn, xã. C. Tỉnh, phủ. B. Huyện, tỉnh. D. Huyện, xã. Câu 8. Quang Trung đã giao cho ai lập ra viện Sùng Chính? A. Ngô Thì Nhậm. C. Nguyễn Thiếp. B. Phan Huy Ích. D. Nguyễn Hữu Chỉnh . Câu 9. Đường lối ngoại giao của Quang Trung có ý nghĩa như thế nào? A. Vua nhà Thanh phải công nhận Quang Trung là “quốc vương”, nghĩa là vua của một nước độc lập. B. Nguyễn Ánh không dám tấn công. C. Khiến Lê Duy chỉ ngày càng hung hãn. D. Nhân dân ngày càng tin tưởng vào triều đình. Câu 10. Tại sao Quang Trung phải khẩn trương xây dựng quân đội mạnh? A. Vì phía bắc thế lực của Lê Duy Chỉ vẫn hoạt động ở biên giới, phía Nam Pháp chuẩn bị xâm lược. B. Vì dư âm nhà Lê sơ vẫn còn quá lớn trong nhân dân. C. Vì nhà Nguyễn còn được nhân dân Đàng trong. D. Vì phía bắc thế lực của Lê Duy Chỉ vẫn hoạt động ở biên giới, phía nam Nguyễn Ánh cầu viện Pháp chiếm lại Gia Định. Câu 11. Năm 1802-1803, nhà Nguyễn chia nước thành bao nhiêu tỉnh? A. 20 tỉnh. C. 10 tỉnh. B. 30 tỉnh. D. 40 tỉnh. Câu 12. Dưới triều Nguyễn, ngành khai thác mỏ được mở rộng nhưng A. phát triển không đồng đều, khai thác còn lạc hậu, sa sút dần B. khai thác còn lạc hậu, hoạt động thất thường, sa sút dần. C. khai thác lạc hậu, không đồng đều, hoạt động thất thường. D. phát triển không đồng đều, khai thác bừa bãi, sa sút dần.. Câu 13. Quan hệ ngoại giao của nhà Nguyễn đối với nhà Thanh? A. Cấm buôn bán với nhà Thanh. B. Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải, thông chợ búa”. C. Thần phục nhà Thanh. D. Chỉ cho lái buôn nhà Thanh ra vào một số cảng quy định. Câu 14. Tại sao cuối thời Nguyễn nhiều cuộc nổi dậy của nông dân nổ ra? A. Vì địa chủ hào lí chiếm đất, quan lại tham nhũng, tô thuế nặng. B. Vì nạn đói,dịch bệnh khắp nơi, quan lại chỉ chú ý đến ngoại thương. C. Vì địa chủ hào lí chiếm đất, quan lại tham nhũng. D. Vì quan lại tham nhũng, thu tô thuế nặng nề. Câu 15. Cuối thế kỉ XVIII, văn học dân gian nước ta... A. không phát triển. B. chỉ phát triển một số loại hình. C. phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức D. phát triển rực rỡ. Câu 16. Văn học chữ Nôm Việt Nam thế kỉ XVIII- đầu XIX A. không phát triển. B. phát triển đến đỉnh cao. C. phát triển nhưng không bằng trước đó. D. phát triển nhưng không có tác phẩm nào nổi bật. Câu 17. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho văn học chữ Nôm Việt Nam do Nguyễn Du sáng tác ở thế kỉ XVIII- đầu XIX? A. Truyện Kiều. C. Cung Oán Ngâm khúc. B. Chinh Phụ Ngâm. D. Ức Trai thi tập. Câu 18. Cố đô Huế đạt tới quy mô hoàn chỉnh dưới triều vua A. Thiệu Trị. C. Gia Long. B. Bảo Đại. D. Minh Mạng. Câu 19. Bộ sử được biên soạn dưới triều Nguyễn ? A. Đại Việt sử kí toàn thư. B. Hoàng Lê nhất thống chí. C. Đại Việt sử kí tiền biên. D. Đại Nam thực lục. Câu 20. Sự phát triển rực rỡ của văn học Nôm ở thế kỉ XVIII- đầu XIX nói lên điều gì về văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam? A. Ngôn ngữ Việt Nam khó tiếp cận, văn hóa Việt Nam đặc sắc. B. Ngôn ngữ Việt Nam do học tập từ nước ngoài nên không phong phú. C. Ngôn ngữ Việt Nam phong phú, văn hóa đặc sắc. D. Ngôn ngữ Việt Nam không được các nước khác ưa chuộng. II. Tự luận: (5,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm): Em trình bày diễn biến chính của cuộc đại phá quân Thanh năm 1789 do Quang Trung- Nguyễn Huệ chỉ huy? Câu 2. (2,0 điểm): Em hãy kể tên ít nhất ba khu vực được khai hoang dưới triều Nguyễn? Từ đó, nếu đánh giá của em về chính sách khai hoang của triều đại này? ----- HẾT ------ BGH duyệt Lê .T.Hồng Thái Tổ trưởng Dương Thị Ngạn Nhóm trưởng Xa Thị Vân Người ra đề Ngô Hương Quỳnh

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_7_ma_de_701_nam_hoc_20.docx