Câu 1: Hãy chọn đáp án đúng nhất thể hiện quy định của Nhà nước về độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự?
A. Nam từ 18 đến 21 tuổi. B. Nam từ 18 đến 25 tuổi.
C. Nam từ 18 đến 24 tuổi. D. Nam từ 18 tuổi đến 22 tuổi.
Câu 2: Người luôn suy nghĩ và hành động theo những chuẩn mực đạo đức và xã hội là người
A. sống có văn hóa. B. sống có trách nhiệm.
C. sống có đạo đức. D. tuân theo pháp luật.
Câu 3: Trong các hình thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội dưới đây, hình thức nào là trực tiếp?
A. Kiến nghị với đại biểu quốc hội.
B. Góp ý cho hoạt động của công chức nhà nước trên báo đài.
C. Tham gia bầu cử đại biểu quốc hội.
D. Kiến nghị với đại biểu hội đồng nhân dân.
4 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề 903 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS Sài Đồng
Năm học: 2018-2019
ĐỀ 903
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: GDCD 9
Thời gian làm bài :45 Phút
( Đề thi gồm 4 trang )
I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 7 điểm ): Trả lời câu hỏi bằng cách tô vào đáp án câu trả lời đúng nhất trong phiếu bài làm.
Câu 1: Hãy chọn đáp án đúng nhất thể hiện quy định của Nhà nước về độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự?
A. Nam từ 18 đến 21 tuổi. B. Nam từ 18 đến 25 tuổi.
C. Nam từ 18 đến 24 tuổi. D. Nam từ 18 tuổi đến 22 tuổi.
Câu 2: Người luôn suy nghĩ và hành động theo những chuẩn mực đạo đức và xã hội là người
A. sống có văn hóa. B. sống có trách nhiệm.
C. sống có đạo đức. D. tuân theo pháp luật.
Câu 3: Trong các hình thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội dưới đây, hình thức nào là trực tiếp?
A. Kiến nghị với đại biểu quốc hội.
B. Góp ý cho hoạt động của công chức nhà nước trên báo đài.
C. Tham gia bầu cử đại biểu quốc hội.
D. Kiến nghị với đại biểu hội đồng nhân dân.
Câu 4: Việc làm nào sau đây thể hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?
A. Tự ý chụp ảnh, đăng tin sai sự thật tại các khu vực và trung tâm huấn luyện quân sự.
B. Cản trở việc đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ và huấn luyện .
C. Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi nguy hại đến an ninh quốc gia.
D. Cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền đất nước.
Câu 5: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền và trách nhiệm của mọi công dân.
B. Chỉ cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước.
C. Chỉ những người đứng đầu các cơ quan nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước.
D. Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền của của mọi người.
Câu 6: Bảo vệ Tổ quốc không gồm nội dung nào dưới đây?
A. Tham gia bảo vệ trật tự an ninh nơi cư trú.
B. Phát triển kinh tế địa phương.
C. Tham gia xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
D. Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Câu 7: Trong các quyền của công dân dưới đây, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội?
A. Quyền được học tập. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền khiếu nại, tố cáo. D. Quyền tự do kinh doanh.
Câu 8: Hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm cho xã hội, được qui định trong Bộ luật hình sự là vi phạm pháp luật
A. hành chính. B. hình sự. C. kỉ luật. D. dân sự.
Câu 9: Việc nhân dân tham gia bỏ phiếu kín để bầu trưởng thôn mới là thể hiện tinh thần nào sau đây?
A. Dân bàn và quyết định trực tiếp. B. Dân kiểm tra và thông báo trực tiếp.
C. Dân biết và thông báo gián tiếp. D. Dân làm và thực hiện dân chủ trực tiếp.
Câu 10: Theo em, việc làm nào dưới đây vừa là việc làm có đạo đức và tuân thủ pháp luật?
A. Chăm ngoan, học giỏi, không sa ngã vào tệ nạn xã hội.
B. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.
C. Giúp đỡ các bạn nghèo vượt khó học tập.
D. Tham gia tuyên truyền phòng chống ma túy học đường.
Câu 11: Đủ bao nhiêu tuổi công dân có quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân?
A. 21 tuổi. B. 20 tuổi. C. 18 tuổi. D. 19 tuổi.
Câu 12: Theo qui định của pháp luật, độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính là
A. từ đủ 15 tuổi trở lên. B. từ đủ 14 tuổi trở lên.
C. từ đủ 13 tuổi trở lên. D. từ đủ 16 tuổi trở lên.
Câu 13: Đủ bao nhiêu tuổi công dân có quyền bầu cử?
A. 22 tuổi. B. 21 tuổi. C. 20 tuổi. D. 18 tuổi.
Câu 14: Bảo vệ Tổ quốc là
A. chỉ tham gia thực hiện đầy đủ pháp luật và nghĩa vụ quân sự.
B. bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
C. tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú.
D. nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của cơ quan nhà nước.
Câu 15: Giáo viên và học sinh đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật giáo dục là thể hiện quyền gì của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tự do hội họp.
C. Quyền bình đẳng trước pháp luật.
D. Quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
Câu 16: Khả năng nhận thức, điều khiển được việc làm của mình, được tự do lựa chọn cách xử sự và chịu trách nhiệm về hành vi đó gọi là
A. năng lực trách nhiệm hành chính. B. năng lực trách nhiệm hình sự.
C. năng lực trách nhiệm dân sự. D. năng lực trách nhiệm pháp lí.
Câu 17: A vay tiền của ông C dây dưa không chịu trả nợ. Hành vi của A là vi phạm pháp luật
A. hành chính. B. dân sự. C. hình sự. D. kỉ luật.
Câu 18: Người từ đủ bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm?
A. 18 tuổi. B. 15 tuổi. C. 16 tuổi. D. 17 tuổi.
Câu 19: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa gì?
A. Đem lại nhiều lợi ích cho bản thân.
B. Trở thành người được xã hội trọng vọng.
C. Giúp chúng ta có lối sống lành mạnh, hạnh phúc, thanh thản.
D. Tránh bị người khác ghét bỏ, nói xấu.
Câu 20: Nhà Quang có hai anh em. Anh trai Quang vừa có giấy gọi nhập ngũ đợt này. Hay tin, mẹ của Quang khóc lóc và tìm mọi cách xin cho anh không phải tham gia. Nếu em là Quang em sẽ khuyên mẹ như thế nào?
A. Ủng hộ mẹ và khuyên mẹ lên xin chính quyền địa phương không tham gia.
B. Khuyên anh trai viết đơn và giả vờ bị bệnh để không phải tham gia.
C. Đồng tình với mẹ vì tham gia nghĩa vụ quân sự không phải là nghĩa vụ.
D. Khuyên nhủ và giải thích cho mẹ hiểu về nghĩa vụ tham gia quân sự.
Câu 21: Trong cuộc họp tổ dân phố, chị Lan yêu cầu ông tổ trưởng dân phố công khai các khoản đã chi tiêu về việc làm đường của phố để mọi người được biết. Hành động của chị Lan thể hiện quyền gì của công dân?
A. Quyền khiếu nại của công dân.
B. Quyền kiểm tra, giám sát của công dân.
C. Quyền tố cáo của công dân.
D. Quyền tham gia bàn bạc và thực hiện của công dân.
Câu 22: Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền và trách nhiệm của ai?
A. Tất cả mọi người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
B. Những người đứng đầu bộ máy nhà nước.
C. Cán bộ công chức nhà nước.
D. Mọi công dân Việt Nam.
Câu 23: Tùng 14 tuổi, sử dụng xe máy của bố đi vào đường cấm và bị công an xử phạt. Hành vi của Tùng đã vi phạm pháp luật gì?
A. Vi phạm pháp luật hành chính. B. Vi phạm pháp luật dân sự.
C. Vi phạm pháp luật hình sự. D. Vi phạm kỉ luật.
Câu 24: Những hành vi, việc làm nào dưới đây không thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?
A. Vận động bạn bè và người thân tham gia nhập ngũ.
B. Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định.
C. Tham gia tập quân sự ở trường học.
D. Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
Câu 25: Chính quyền xã H đã không tiếp nhận đơn tố cáo của người dân về việc ông trưởng thôn X tham ô công quỹ trong việc làm đường giao thông nông thôn mới. Hành động của chính quyền xã H đã vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội nào sau đây?
A. Quyền dân biết về các công việc chung.
B. Quyền dân bàn về các công việc chung.
C. Quyền dân làm và thực hiện các công việc chung.
D. Quyền dân kiểm tra, giám sát các công việc chung.
Câu 26: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là:
A. Quyền tham gia giám sát các hoạt động, việc làm của quan chức, cơ quan, đơn vị công quyền.
B. Quyền tham gia hội họp và quyết định các vấn đề quan trọng của xã hội và đất nước.
C. Quyền tham gia xây dựng, bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động , công việc chung của nhà nước và xã hội.
D. Quyền tham gia ứng cử và bầu cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
Câu 27: Trong vụ ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh Miền trung do công ty Fomosa vi phạm. Nhiều thế lực thù địch đã lợi dụng tình hình chính trị để kích động, khủng bố. Em sẽ lựa chọn hành động nào dưới đây thể hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc?
A. Không tham gia buôỉ biểu tình.
B. Rủ rê, lôi kéo thêm bạn bè cùng tham gia buổi tình.
C. Nhiệt tình tham gia buổi biểu tình của tổ chức.
D. Đăng bài, chia sẻ ủng hộ những vụ việc của tổ chức này.
Câu 28: Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành biện pháp bắt buộc do Nhà nước qui định là
A. trách nhiệm pháp lí. B. trách nhiệm hành chính.
C. trách nhiệm dân sự. D. vi phạm pháp luật.
PHẦN II: TỰ LUẬN ( 3 điểm )
C©u 1 ( 2 ®iÓm )
a/ Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân? Trình bày các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân?
b/ Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc? Trình bày nội dung bảo vệ Tổ quốc.
c/ Trách nhiệm của công dân, học sinh đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?
Câu 2 ( 1 điểm )
Tú ( 14 tuổi, học sinh lớp 9 ) ngủ dậy muộn nên mượn xe máy của bố để đi học. Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Tú không dừng lại, phóng vụt qua và chẳng may va vào ông ba – người đang đi đúng phần đường của mình, làm cả 2 cùng ngã và ông Ba bị thương nặng.
Hãy nhận xét hành vi của Tú. Nêu vi phạm pháp luật mà Tú đã mắc và trách nhiệm pháp lí của Tú trong việc này.
Chúc các em làm bài tốt.
BGH duyệt
Tổ trưởng duyệt
Nhóm trưởng duyệt
Người ra đề
Lê Thị Hồng Thái
Dương Thị Ngạn
Nguyễn Thị Bích Ngân
Nguyễn Thị Bích Ngân
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_ma_de_903.doc