Câu 1: Dọc bờ biển nước ta, số lượng các bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch là
A. 120 B. 28 C. 300. D. 200
Câu 2: Từ năm 1010 đến nay Hà Nội có những tên gọi nào?
A. Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. B. Kinh đô- Thăng Long- Hà Nội.
C. Thăng Long- Huế- Hà Nội. D. Đông Đô- Hà Nội – Sài Gòn.
Câu 3: Vùng biển ở bên trong đường cơ sở và tiếp giáp với đất liền là
A. vùng đặc quyền kinh tế. B. tiếp giáp lãnh hải.
C. lãnh hải D. nội thủy.
Câu 4: Hiện nay, loại khoáng sản biển có ý nghĩa quan trọng nhất của nước ta là
A. cát trắng. B. dầu mỏ, khí tự nhiên.
C. ôxít titan. D. muối.
3 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Địa lý Lớp 9 - Mã đề 903 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
MÃ ĐỀ THI 903
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: ĐỊA LÍ 9 – Tiết 52
Thời gian làm bài :45 Phút
Năm học: 2018- 2019
Phần I: Trắc nghiệm (7đ)
Tô vào bài làm hình tròn có chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất.
Câu 1: Dọc bờ biển nước ta, số lượng các bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch là
A. 120 B. 28 C. 300. D. 200
Câu 2: Từ năm 1010 đến nay Hà Nội có những tên gọi nào?
A. Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. B. Kinh đô- Thăng Long- Hà Nội.
C. Thăng Long- Huế- Hà Nội. D. Đông Đô- Hà Nội – Sài Gòn.
Câu 3: Vùng biển ở bên trong đường cơ sở và tiếp giáp với đất liền là
A. vùng đặc quyền kinh tế. B. tiếp giáp lãnh hải.
C. lãnh hải D. nội thủy.
Câu 4: Hiện nay, loại khoáng sản biển có ý nghĩa quan trọng nhất của nước ta là
A. cát trắng. B. dầu mỏ, khí tự nhiên.
C. ôxít titan. D. muối.
Câu 5: Theo thứ tự lần lượt từ đất liền trở ra, vùng biển nước ta bao gồm các bộ phận:
A. tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
B. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
C. vùng đặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải.
D. lãnh hải, nội thủy, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 6: Biển- đảo ở Đồng bằng sông Cửu Long không có tiềm năng nào sau đây?
A. Nguồn hải sản tôm, cá rất phong phú. B. Biển ấm, ngư trường rộng lớn.
C. Dầu mỏ trữ lượng lớn nhất nước ta. D. Có nhiều đảo và quần đảo.
Câu 7: Số tỉnh, thành phố giáp biển ở nước ta là
A. 14. B. 32. C. 28. D. 63.
Câu 8: Trong sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Bộ không gặp khó khăn nào sau đây?
A. Thị trường tiêu thụ sản phẩm biến động.
B. Thiếu nước tưới vào mùa khô.
C. Chất lượng môi trường đang suy giảm.
D. Thiếu nguồn lao động có chất lượng cao.
Câu 9: Phát triển kinh tế ở các đảo và quần đảo không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Xóa dần sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa đảo, quần đảo và đất liền.
B. Góp phần giảm bớt ô nhiễm môi trường biển và suy giảm các nguồn lợi hải sản.
C. Phát huy các thế mạnh của đảo và quần đảo, khai thác có hiệu quả các thế mạnh đó.
D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân trên đảo, giữ vững an ninh vùng biển.
Câu 10: Đặc điểm khí hậu nổi bật của thành phố Hà Nội là
A. cận nhiệt đới gió mùa. B. nhiệt đới khô.
C. nhiệt đới gió mùa ẩm. D. cận xích đạo.
Câu 11: Việt Nam có đường bờ biển dài
A. 4600km. B. 2360km. C. 3260km. D. 4360km.
Câu 12: Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đất mặn. B. Đất feralit. C. Đất phù sa ngọt. D. Đất phèn.
Câu 13: Ở Đồng bằng sông Cửu Long, loại hình du lịch nào sau đây được phát triển mạnh?
A. Các hoạt động du thuyền và lặn biển.
B. Hoạt động tắm biển, khám phá hang động.
C. Du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo.
D. Du lịch sinh thái, và di sản văn hóa.
Câu 14: Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta không bao gồm ngành nào sau đây?
A. Du lịch cộng đồng và văn hóa. B. Giao thông vận tải biển.
C. Khai thác nuôi trồng, chế biến hải sản. D. Khai thác và chế biến khoáng sản.
Câu 15: Đảo có diện tích lớn nhất và nằm ở vùng biển Tây Nam của nước ta là
A. Cát Bà B. Côn Đảo C. Phú Quý D. Phú Quốc
Câu 16: Tỉ lệ dân số thành thị ở Đồng bằng sông Cửu Long
A. bằng tỉ lệ chung cả nước. B. thấp nhất nước ta.
C. thấp hơn cả nước. D. cao hơn cả nước.
Câu 17: Đồng bằng sông Cửu Long không có đặc điểm xã hội nào sau đây?
A. Người dân linh hoạt với sản xuất hàng hóa.
B. Đồng bằng được khai phá từ rất lâu đời.
C. Mặt bằng dân trí chưa cao.
D. Tỉ lệ dân thành thị còn thấp.
Câu 18: Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số
A. thấp hơn mật độ dân số Tây Nguyên.
B. cao hơn mật độ dân số chung cả nước.
C. thấp hơn mật độ dân số chung cả nước.
D. cao hơn mật độ dân số Đồng bằng sông Hồng.
Câu 19: Ở nước ta cánh đồng muối nổi tiếng Cà Ná, Sa Huỳnh thuộc vùng nào sau đây?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng . D. Đông Nam Bộ.
Câu 20: Tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với thủ đô Hà Nội?
A. Hòa Bình. B. Sơn La. C. Thái Nguyên. D. Phú Thọ.
Câu 21: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết các mỏ dầu khí ở nước ta tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 22: Cho bảng số liệu
Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, năm 2015
(Đơn vị: triệu USD)
Vùng
Vốn đầu tư
Cả nước
281 882,5
Đông Nam Bộ
122 544,5
Các vùng khác
159 338,0
Vùng Đông Nam Bộ chiếm bao nhiêu % tổng số vớn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, năm 2015?
A. 43,4% B. 65,6% C. 56,6% D. 34,4%
Câu 23: Khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm nào sau đây?
A. Cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm. B. Cận nhiệt lục địa khô hạn.
C. Cận nhiệt đới gió mùa. D. Nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.
Câu 24: Vịnh nào sau đây được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới?
A. Vịnh Cam Ranh. B. Vịnh Hạ Long. C. Vịnh Xuân Đài. D. Vịnh Vân Phong.
Câu 25: Ở nước ta có các đảo xa bờ là:
A. Phú Quốc, Cát Bà, Lí Sơn. B. Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quý.
C. Lý Sơn, Hoàng Sa, Trường Sa. D. Bạch Long Vĩ, Hoàng Sa, Trường Sa.
Câu 26: Các đảo lớn ở vịnh Bắc Bộ của nước ta là:
A. Cái Bầu, Cát Bà, Bạch Long Vĩ B. Cái Bầu, Phú Quý, Côn Đảo.
C. Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý. D. Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn.
Câu 27: Hiện nay Thành phố Hà Nội có bao nhiêu quận nội thành?
A. 11 B. 13. C. 10. D. 12.
Câu 28: Ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ không có đặc điểm nào sau đây?
A. Công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn.
B. Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.
C. Các trung tâm công nghiệp dày đặc.
D. Trung tâm công nghiệp lớn nhất là Biên Hòa.
Phần II: Tự luận (3đ)
Câu 29:
Phân tích ý nghĩa của biển, đảo nước ta đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng?
---Học sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam---
TRƯỜNG- - Chúc các em làm bài tốt-
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_dia_ly_lop_9_ma_de_903_nam_hoc_201.doc
- 2019_01_dapancacmade.xlsx