Câu 1: Hướng gió chính ở khu vực Đông Á
A. mùa đông hướng tây nam, mùa hè hướng đông nam.
B. mùa hè hướng tây nam, mùa đông hướng tây bắc.
C. mùa đông hướng tây bắc, mùa hè hướng đông nam.
D. mùa hè hướng đông bắc, mùa đông hướng đông nam.
Câu 2: Con đường giao thông hàng hải quốc tế giữa châu Á và châu Âu được rút ngắn là nhờ có
A. kênh đào Pa-na-ma. B. eo Ma-lắc-ca.
C. eo biển Basi. D. kênh đào Xuy-ê.
Câu 3: Đại bộ phận Nam Á có khí hậu
A. cận nhiệt đới gió mùa. B. ôn đới núi cao.
C. nhiệt đới. D. nhiệt đới gió mùa.
Câu 4: Khu vực Tây Nam Á thuộc kiểu khí hậu nào?
A. ôn đới B. nhiệt đới gió mùa.
C. nhiệt đới khô D. cận nhiệt
Câu 5: Nước khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Châu Á là:
A. A-rập-xê-út B. I-rắc C. Trung Quốc D. Cô-oét.
4 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 8 - Mã đề 357 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 8
Thời gian: 45 phút
Năm học: 2018- 2019
Mã đề thi 357
Phần I: Trắc nghiệm (5đ)
Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước đáp án đúng.
Câu 1: Hướng gió chính ở khu vực Đông Á
A. mùa đông hướng tây nam, mùa hè hướng đông nam.
B. mùa hè hướng tây nam, mùa đông hướng tây bắc.
C. mùa đông hướng tây bắc, mùa hè hướng đông nam.
D. mùa hè hướng đông bắc, mùa đông hướng đông nam.
Câu 2: Con đường giao thông hàng hải quốc tế giữa châu Á và châu Âu được rút ngắn là nhờ có
A. kênh đào Pa-na-ma. B. eo Ma-lắc-ca.
C. eo biển Basi. D. kênh đào Xuy-ê.
Câu 3: Đại bộ phận Nam Á có khí hậu
A. cận nhiệt đới gió mùa. B. ôn đới núi cao.
C. nhiệt đới. D. nhiệt đới gió mùa.
Câu 4: Khu vực Tây Nam Á thuộc kiểu khí hậu nào?
A. ôn đới B. nhiệt đới gió mùa.
C. nhiệt đới khô D. cận nhiệt
Câu 5: Nước khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Châu Á là:
A. A-rập-xê-út B. I-rắc C. Trung Quốc D. Cô-oét.
Câu 6: Quốc gia nào sau đây không được coi là nước công nghiệp mới?
A. Đài Loan B. Xing-ga-po. C. Hàn Quốc D. Việt Nam
Câu 7: Những nước nào dưới đây xuất khẩu lương thực ( lúa gạo ) nhiều nhất thế giới?
A. Thái Lan, Việt Nam B. Nga, Mông Cổ
C. Trung Quốc, Ấn Độ D. Nhật Bản, Ma-lai-xi-a.
Câu 8: Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á có đặc điểm chung là
A. rất đa dạng nhưng phát triển chưa đều.
B. chủ yếu phát triển công nghiệp khai khoáng.
C. chủ yếu phát triển công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo.
D. chủ yếu phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 9: Các sông nào sau đây thuộc hệ thống sông lớn của Nam Á?
A. Trường Giang. B. sông Ấn, sông Hằng.
C. sông Mê Công. D. Hoàng Hà.
Câu 10: Lúa gạo là cây trồng quan trọng nhất của khu vực có khí hậu
A. ôn đới hải dương B. nhiệt đới gió mùa
C. ôn đới lục địa D. nhiệt đới khô.
Câu 11: Hoạt động kinh tế chủ yếu ở khu vực Nam Á là
A. dịch vụ du lịch. B. sản xuất nông nghiệp.
C. công nghiệp và du lịch. D. công nghiệp khai thác dầu mỏ.
Câu 12: Những nước nào ở châu Á sản xuất nhiều lương thực nhất thế giới?
A. Nga, Mông Cổ B. Nhật Bản, Ma-lai-xi-a.
C. Trung Quốc, Ấn Độ D. Thái Lan, Việt Nam
Câu 13: Nước nào ở châu Á có trình độ công nghiệp phát triển sớm nhất?
A. Hàn Quốc B. Ấn Độ. C. Xing-ga-po D. Nhật Bản
Câu 14: Khu vực Nam Á được chia thành các miền địa hình khác nhau:
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5.
Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây không phải là giá trị của sông Ti-grơ và Ơ-phrát?
A. thủy sản. B. thuỷ điện C. giao thông D. bồi đắp phù sa
Câu 16: Hoàng Hà khác Trường Giang ở đặc điểm
A. chế độ nước thất thường
B. ở hạ lưu bồi đắp nên đồng bằng phù sa màu mỡ, rộng lớn
C. chảy về phía đông, đổ ra các biển của Thái Bình Dương
D. bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng
Câu 17: Về mặt tự nhiên, phần hải đảo khu vực Đông Á thường xuyên có hiện tượng gây tai họa cho nhân dân là
A. bão và sóng thần. B. động đất và núi lửa.
C. thời tiết khô và lạnh. D. nước biển dâng cao.
Câu 18: Dân cư Tây Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào?
A. Ki-tô giáo B. Phật giáo C. Ấn Độ giáo D. Hồi giáo
Câu 19: Dân cư Nam Á chủ yếu theo các tôn giáo
A. Phật giáo và Ấn Độ giáo. B. Hồi giáo và Phật giáo.
C. Ấn Độ giáo và Hồi giáo. D. Ấn Độ giáo và Thiên Chúa giáo.
Câu 20: Loại gió ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp ở khu vực Nam Á là
A. gió mùa Tây Nam B. gió mùa Đông Bắc.
C. gió Đông Nam D. gió Tín phong Đông Bắc
Phần II: Tự luận (4đ)
Câu 21: (1,5đ)
Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình chính trị và kinh tế của khu vực Tây Nam Á diễn ra rất phức tạp?
Câu 22: (2,5đ)
Địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của khu vực Nam Á?
Phần III: Vận dụng ( 1đ )
Câu 23. Cho bảng số liệu sau:
Dân số các châu lục (hoặc khu vực) năm 2005 (đơn vị: triệu người)
Châu lục hoặc khu vực
Dân số
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%)
Châu Âu
730,0
- 0,1
Châu Á
3920,0
1,3
Châu Phi
906,0
2,3
Bắc Mĩ
328,7
0,6
Mĩ La-tinh
559,0
1,6
Châu Đại Dương
33,0
1,0
Toàn thế giới
6476,7
1,2
Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về số dân của châu Á so với các châu lục khác và toàn thế giới năm 2005.
- Chúc các em làm bài tốt-
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
ĐỀ THI HỌC KÌ I
MÔN: ĐỊA LÍ 8 – Mã đề thi 357
Năm học: 2018- 2019
Phần I: Trắc nghiệm (5đ)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
C
D
D
C
A
D
A
A
B
B
B
C
D
B
A
A
B
D
C
A
Nội dung đáp án
Biểu điểm
Phần II: Tự luận (4đ)
Câu 21: (1,5đ)
Nguyên nhân dẫn đến tình hình chính trị và kinh tế của khu vực Tây Nam Á diễn ra rất phức tạp.
- Tây Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng - nơi qua lại giữa ba châu lục, giữa các vùng biển, đại dương.
- Có nhiều tài nguyên, nhất là dầu mỏ. Đây là nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
- Có sự can thiệp của nước ngoài vào tình hình chính trị của một số nước. Dân số theo đạo Hồi chiếm số đông...
Câu 22: (2,5đ)
Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu Nam Á .
- Dãy Hi-ma-lay-a ngăn cản ảnh hưởng Tây Nam từ biển thổi vào, vì vậy đã làm cho sườn nam có lượng mưa rất lớn, trung bình 2000 đến 3000mm/ năm. Nhưng ở sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa rất ít.
- Khi gió Tây Nam từ biển thổi vào gặp bức chắn của dãy Hi- ma- lay- a chuyển hướng đông nam nên đồng bằng sông Hằng có lượng mưa rất lớn.
- Do ảnh hưởng của dãy Gát- Tây nên gió Tây Nam thổi vào đã trút hết mưa xuống đồng bằng ven biển, khi vào đến cao nguyên Đê can lượng mưa rất ít.
Phần III: Vận dụng (1đ)
Câu 23:
- So với các châu lục (hoặc khu vực) khác, dân số của châu Á có số lượng lớn nhất.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của châu Á cao hơn mức bình quân của thế giới là không đáng kể (0,1%). Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của châu Á thấp hơn châu Phi và Mĩ Latinh, cao hơn các châu lục (hoặc khu vực) còn lại.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1đ
0,75đ
0,75đ
0,5đ
0,5đ
BGH duyệt:
Tổ trưởng:
Người ra đề
Nguyễn Thị Soan
Nguyễn Thị Thanh Bình
Khúc Thị Thanh Hiền
TRƯỜNG
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_dia_ly_lop_8_ma_de_357_nam_hoc_2018.doc