Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 35+36 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức.

 HS trình bày được:

 - Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.

THMT:

- Biết giá trị kinh tế của sông ngòi và việc khai thác các nguồn lợi của sông ngòi ở nước ta.

- Biết được sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm và nguyên nhân của nó.

 2. Kĩ năng.

 Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm mối liên hệ giữa các yếu tố địa hình với mạng lưới sông ngòi.

 3. Thái độ.

 - Có trách nhiệm bảo vệ sông ngòi nước ta và môi trường nước để phát triển kinh tế.

4. Định hướng phát triển năng lực

a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác

b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí. Giải thích các hiện tượng tự nhiên liên quan.

II. CHUẨN BỊ.

 GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

 Bảng mùa lũ trên các lưu vực sông (Bảng 33- 1 sgk).

 HS: Ngiên cứu trước bài.

III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: cá nhân, nhóm

2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15 phút –đề và đáp án phần phụ lục)

 ? Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 83 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 35+36 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/06/2020 Ngày giảng: 8A5: 08/06/2020 Tiết 35 - Bài 33: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức. HS trình bày được: - Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam. THMT: - Biết giá trị kinh tế của sông ngòi và việc khai thác các nguồn lợi của sông ngòi ở nước ta. - Biết được sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm và nguyên nhân của nó. 2. Kĩ năng. Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm mối liên hệ giữa các yếu tố địa hình với mạng lưới sông ngòi. 3. Thái độ. - Có trách nhiệm bảo vệ sông ngòi nước ta và môi trường nước để phát triển kinh tế. 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí. Giải thích các hiện tượng tự nhiên liên quan. II. CHUẨN BỊ. GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Bảng mùa lũ trên các lưu vực sông (Bảng 33- 1 sgk). HS: Ngiên cứu trước bài. III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: cá nhân, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15 phút –đề và đáp án phần phụ lục) ? Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta. 3. Bài mới. HĐ1: KĐ: Sông ngòi là thành phần tự nhiên thể hiện quá trình tuần hoàn, trao đổi vật chất và năng lượng rõ ràng. Hòa với dòng nước còn có cả dòng cát, dòng thuỷ sinh vật, dòng năng lượng, dòng hoá chất tạo nên 1 dòng chảy chung vừa tuần hoàn vừa đổi mới. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: (nhóm - 25’) GV chia lớp làm 4 nhóm. Nhóm 1: Tìm hiểu về mạng lưới sông ngòi Việt Nam gọi tắt là nhóm mạng lưới. ? Tại sao nước ta rất nhiều sông suối song phần lớp là sông nhỏ, ngắn, dốc. Nhóm 2: Tìm hiểu về hướng chảy (nhóm hướng chảy). ? Vì sao đại bộ phận sông ngòi Việt Nam đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và phần lớn các sông đều chảy ra biển Đông. Nhóm 3: Tìm hiểu về mùa nước gọi là nhóm mùa nước . ? Tại sao sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt. Nhóm 4 : Tìm hiểu về đặc điểm phù sa gọi là nhóm “phù sa’’ 1. Đặc điểm chung a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước. b. Sông ngòi nước ta có 2 hướng chính TB – Đ N và hướng vòng cung c. Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước : Mùa lũ và mùa cạn d. Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn Đặc điểm sông ngòi Việt Nam Mạng lưới dày đặc Hướng chảy TB - Đ B Vòng cung Chế độ nước chảy Mùa lũ, mùa cạn Hàm lượng phù sa lớn Mưa nhiều Nhiều đồi núi Bề ngang hẹp Núi có 2 hướng chính TB – ĐN Vòng cung Chế độ mưa theo mùa có một mùa mưa và một mùa khô 3/4 là đồi núi Mưa theo mùa Nguyên nhân ? Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt. Hoạt động 2: (nhóm - 12’) ? Quan sát tranh ảnh và hiểu biết của mình cho biết giá trị của sông ngòi Việt Nam. ? Dựa vào thực tế và tranh ảnh hãy mô tả nước sông ngòi khi bị ô nhiểm (Màu sắc , mùi ...) ? Tại sao sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm. ? Hướng giải quyết 2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của dòng sông . a. Giá trị kinh tế. Thuỷ điện, thuỷ lợi, giao thông, du lịch ... b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm - Thực trạng: Nguồn nước sông đang bị ô nhiếm, nhất là ở các thành phố, các khu vực công nghiệp, các khu tập trung dân cư... - Nguyên nhân: + Mất rừng. + Nước thải và rác thải công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt của con người. + Vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy + Đánh bắt thuỷ hải sản bằng hoá chất c. Biện pháp - Tích cực phòng chống lũ lụt bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông. - Không thải các chất bẩn xuống ao hồ, sông suối. HĐ 3: Luyện tập - Giáo viên và học sinh kết luận khái quát nội dung bài học. ? Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì ? Giá trị sông ngòi. Nêu các biện pháp khắc phục để hạn chế ô nhiễm HĐ 4: Vận dụng: - Lên bản đồ xác định các hương chảy sông ngòi nươc ta? Tại sao sông ngòi nươc ta chảy theo hương đó HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: GV hd hs về nhà thực hiện: - Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt sông ngòi địa hương, chúng ta cần phải làm gì? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Học bài câu hỏi SGK - tr 120. - Về nhà xem lại các dạng bài tập đã làm VI. PHỤ LỤC Kiểm tra 15 phút Câu 1: (6,0 điểm) Trình bày diễn biến khí hậu và thời tiết của 3 miền khí hậu trong mùa đông ở nước ta. Câu 2: (4,0 điểm) Nêu những thuận lợi, khó khăn do khí hậu mạng lại * Đáp án – HDC Câu Nội dung Điểm 1 (6,0 điểm) - Miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc mang lại một mùa đông không thuần nhất: + Đầu đông lạnh và khô. + Cuối đông có mưa phùn ẩm ướt. - Miền Nam: Nóng khô kéo dài. - Miền Trung: Có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm. 2,0 1,0 1,0 1,0 1,0 2 (4,0 điểm) * Thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới gió mùa là môi trường thuận lợi cho sinh vật phát triển, cây cối quanh năm ra hoa kết quả. * Khó khăn: Thiên tai, bất trắc, thời tiết diễn biễn phức tạp. 2.0 2,0 Ngày soạn: 10/06/2020 Ngày giảng: 8A5: 12/06/2020 Tiết 36: BÀI TẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức. - Củng cố và khắc sâu kiến thức về địa lí tự nhiên cho hs. 2. Kĩ năng. Phát triển kĩ năng phân tích, tổng hợp, tư duy. 3. Thái độ. nâng cao ý thức học bài của học sinh. 4. Định hướng phát triển năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ địa lí. II. CHUẨN BỊ Hệ thống bài tập III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: cá nhân 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác,... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. ( Kiểm tra 15’ - Đề và đáp án ở phần phụ lục ). 3. Bài mới. HĐ1: KĐ: GV nêu yêu cầu của tiết học. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: GV yêu cầu hs vận dụng kiến thức đã học thảo luận theo nhóm để làm một số bài tập sau. I. Bài tập * Dạng 1: Khoanh tròn vào ý câu trả lời em cho là đúng: Câu 1: Địa hình nước ta đa dạng nhiều kiểu loại, trong đó quan trọng nhất là địa hình đồi núi vì: a. Đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ đất liền, là dạng phổ biến nhất b. Đồi núi phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, thấp dần ra biển c. Đồi núi ảnh hưởng đến cảnh quan chung d. Nền móng các đồng bằng cũng là miền núi sụt võng, tách dần được phù sa bồi đắp. Câu 2: nước ta có 2 mùa rõ rệt phù hợp với 2 mùa gió a. Mùa đông lạnh khô có gió mùa ĐB b. Mùa xuân ấm áp có gió mùa TN c. Mùa hạ nóng ẩm có gió mùa TN d. Mùa thu mát mẻ có gió Đông Nam Câu 3: Sự thất thường biến động của khí hậu nước ta thể hiện a. Lượng mưa thay đổi trong các năm b. Mùa hè nóng, mùa đông lạnh c. Năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm bão nhiều, bão ít d. Miền Bắc mùa đông lạnh năm rét sớm năm rét muộn Câu 4: Những nhân tố làm thời tiết khí hậu nước đa dạng và thất thường a. Vị trí địa lí b. Gần biển, xa biển c. Địa hình, hoàn lưu gió d. Thẩm T bị thay đổi. Câu 5: Đặc điểm của gió mùa đông bắc thổi vào nước ta a. Gió mùa đông bắc thổi vào nước ta có đặc điểm lạnh khô b. Gió mùa đông bắc qua biển thổi vào nước ta có đặc điểm ấm áp, ẩm c. Gió mùa đông bắc tràn về từng đợt -> nền to giảm xuống thấp trong năm ở mọi nơi trên đất nước ta d. Gió mùa Đông bắc không ảnh hưởng đến khu vực Nam Bộ Câu 6: Nam bộ có mưa rào, mưa dông vào : a. Mùa gió Đông bắc c. Mùa có thời tiết nóng khô b. Mùa gió Tây Nam d. Mùa từ T11- T4 * Dạng 2 Bài 2 (sgk - 129), Vẽ biểu đồ hình tròn Chú giải: Biểu đồ cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính của nước ta. Nhận xét: Trong ba nhóm đất chính ở nước ta thì nhóm đất ferarit chiếm diện tích lớn nhất ( 65%), tiếp theo là nhóm đất phù sa chiếm (24%), cuối cùng là đất tự nhiên (11%). HĐ 3: Luyện tập - Giáo viên và học sinh kết luận khái quát nội dung bài học. GV nhận xét ý thức hoạt động của hs và nhắc nhở các nhóm hoạt động chưa tốt. HĐ 4: Vận dụng: ? HS nhận xét đươc biểu đồ cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính của nước ta. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: GV hd hs về nhà thực hiện: - Yêu cầu hs làm thêm bài 3 sgk trang 135. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: Về nhà học bài và xem trước bài mới: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. VI. PHỤ LỤC. Kiểm tra 15 phút 1. Đề bài: Câu 1: ( 5 điểm) Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên Việt Nam. Câu 2: ( 5 điểm) Là đất nước ven biển VN có thuận lợi, khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế. 2. Đáp án - Hướng dẫn chấm. Câu Nội dung Điểm 1 ( 5 điểm) Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện trong các thành phần tự nhiên Việt Nam là. - Khí hậu: Nóng ẩm và mưa nhiều. 1,0 - Địa hình: Lớp vỏ phong hoá dày. 1,0 - Thuỷ chế sông ngòi: Có hai mùa nước khác nhau. (Mùa lũ và mùa cạn. 1,0 - Thực, động vật: Phong phú và đa dạng. 1,0 - Thổ nhưỡng: Chủ yếu là đất ferarit. 1,0 2 ( 5 điểm) * Là đất nước ven biển VN có thuận lợi sau: - Là nơi du lịch, an dưỡng, nghỉ ngơi. 1,0 - Có địa hình ven biển đa dạng, đặc sắc. 1,0 - Tài nguyên khoáng sản phong phú. 1,0 - Hệ sinh thái ven biển phát triển. 1,0 * Khó khăn: Thiên tai, môi trường hệ sinh thái rễ biến đổi. 1,0

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_3536_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.docx
Giáo án liên quan