Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Mã đề 132 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Việt Hưng

Câu 1: Kim loại không đẩy được Cu ra khỏi dung dịch CuSO4 là:

 A. Mg. B. Fe C. Zn. D. Na

Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng: A+HClMgCl2 + + . Hỏi A có thể là chất nào sau đây?

 A. MgO và Mg B. MgO C. Mg D. MgSO3

Câu 3: Nhà máy sản xuất thép miền Nam đã sử dụng quặng hematit chứa 60% Fe2O3 để sản xuất 2 tấn gang chứa 90% Fe. Hiệu suất của quá trình là 80%. Khối lượng quặng hematit nhà máy cần dùng là

 A. 3557 kg. B. 5357 kg. C. 5537kg. D. 2678 kg

Câu 4: Cho 4,05 gam nhôm vào 150ml dung dịch CuSO4 1M và dung dịch FeSO4 1M. Phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Chất rắn Y là

 A. Cu. B. Fe C. Fe và Cu. D. Al dư, Fe và Cu.

Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho Al vào dung dịch HCl. (2) Cho Cu vào dung dịch AgNO3

(3) Cho Na vào nước. (4) Cho Fe vào dung dịch NaOH

 

docx4 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Mã đề 132 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Việt Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - MÔN HÓA 9 TIẾT 36 Năm học : 2019-2020 Thời gian :45 phút Ngày kiểm tra : 9 /12/2019 I. Mục tiêu 1/ Kiến thức : - Tính chất hóa học của oxit, axit, bazo, muối, kim loại - Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ. - Phân biết được các loại hợp chất vô cơ, kim loại mạnh, trung, bình, yếu 2/ Kĩ năng : - Trình bày được phương pháp hoá học để nhận biết 1 số hợp chất. - Biết giải bài toán tính theo phương trình hoá học có liên quan đến hiệu suất phản ứng -Giải quyết vấn đề có liên quan đến thực tế 3/ Thái độ : Có ý thức nghiêm túc, tự giác trong kiểm tra, rèn luyện tính cẩn thận trong tính toán và làm bài tập hoá học. 4/ Năng lực: phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học và giải quyết những vấn đề có liên quan đến thực tiễn II. Hình thức: 50% trắc nghiệm : 50% tự luận III. Ma trận đề Chủ đề Mức độ Tổng Nhận biết(40%) Thông hiểu(30%) Vận dụng(20%) Vận dụng cao(10%) TN TL TN TL Tn TL TN TL Chủ đề 1 Các hợp chất vô cơ Tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ Tính theo PTHH Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ 9 4đ Số câu Số điểm 6 1,5đ 2 0,5đ 1 2đ Chủ đề 2: Kim loại Tính chất hóa học của kim loại Tính theo PTHH Giải thích hiện tượng thực tế 14 6đ Số câu Số điểm 10 2,5đ 2 0,5đ 1 2đ 1 1đ Tổng câu Tổng điểm 16 4đ 5 3đ 1 2đ 1 1đ 23 10đ IV. Đề kiểm tra( đính kèm ) V. Đáp án và biểu điểm( đính kèm) TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG Mã đề thi: 132 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 – HÓA 9 TIẾT 36 Năm học: 2019 - 2020 Thời gian làm bài: 45 phút; Ngày kiểm tra: 9 /12/2019 Phần 1: Trắc nghiệm(5đ). Học sinh tô đáp án đúng vào phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1: Kim loại không đẩy được Cu ra khỏi dung dịch CuSO4 là: A. Mg. B. Fe C. Zn. D. Na Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng: A+HCl⟶MgCl2 + + .. Hỏi A có thể là chất nào sau đây? A. MgO và Mg B. MgO C. Mg D. MgSO3 Câu 3: Nhà máy sản xuất thép miền Nam đã sử dụng quặng hematit chứa 60% Fe2O3 để sản xuất 2 tấn gang chứa 90% Fe. Hiệu suất của quá trình là 80%. Khối lượng quặng hematit nhà máy cần dùng là A. 3557 kg. B. 5357 kg. C. 5537kg. D. 2678 kg Câu 4: Cho 4,05 gam nhôm vào 150ml dung dịch CuSO4 1M và dung dịch FeSO4 1M. Phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Chất rắn Y là A. Cu. B. Fe C. Fe và Cu. D. Al dư, Fe và Cu. Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho Al vào dung dịch HCl. (2) Cho Cu vào dung dịch AgNO3 (3) Cho Na vào nước. (4) Cho Fe vào dung dịch NaOH Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6: Cho 18,4 gam hỗn hợp Fe và FeO tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng FeO trong hỗn hợp là A. 3,6g. B. 7,2g. C. 14,4g. D. 21,6g. Câu 7: Con dao làm bằng thép không bị gỉ nếu A. Sau khi dùng, rửa sạch,lau khô. B. Ngâm trong nước tự nhiên hoặc nước máy lâu ngày. C. Ngâm trong nước muối một thời gian D. Cắt chanh rồi không rửa Câu 8: Cặp chất nào sau đây có xảy ra phản ứng hóa học? A. Al và dung dịch H2SO4 đặc nguội B. Fe và dung dịch Al2(SO4)3 C. CaO và dung dịch HCl D. Dung dịch NaCl và dung dịch CuSO4 Câu 9: Dung dịch ZnSO4 có lẫn CuSO4 .Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4? A. Zn B. Mg C. Cu. D. Fe Câu 10: Cho các dãy chất: CaCO3, KClO3, Fe(OH)3, KNO3. Số chất trong dãy bị nhiệt phân hủy tạo thành sản phẩm có chứa oxit bazơ là: A. CaCO3, KClO3 B. Fe(OH)3, KNO3 C. CaCO3, KNO3 D. CaCO3, Fe(OH)3 Câu 11: Hòa tan lượng dư bột nhôm vào 180 ml dung dịch HCl 1M đến khi phản ứng kết thúc, thu được 1,512 lít hiđro (đktc). Hiệu suất phản ứng là: A. 70%. B. 75%. C. 80%. D. 85%. Câu 12: Có thể dùng chất nào sau đây để nhận biết 2 kim loại nhôm và sắt? A. H2O B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch MgCl2 D. Dung dịch HCl Câu 13: Cho dãy gồm các oxit: Na2O, CaO, Al2O3, FeO. Số oxit trong dãy tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ là: A. Na2O, CaO B. Al2O3, FeO C. Na2O, Al2O3 D. CaO, Al2O3 Câu 14: Thép được sản xuất theo nguyên tắc nào? A. Oxi hoá C, Si, Mn có trong gang B. Khử C, Si, Mn có trong gang C. Oxi hóa sắt có trong gang D. Khử sắt có trong gang Câu 15: Chọn cách sắp xếp các kim loại đúng theo chiều giảm dần độ hoạt động hóa học: A. K, Mg, Al, Cu B. Cu, Mg, Al, K C. K, Mg, Cu, Al D. Cu, Al, Mg, K Câu 16: Hòa tan 0,48 gam một kim loại X hóa trị II bằng 100 ml dung dịch H2SO4 0,2M, X là kim loại nào trong các kim loại sau? A. Ca. B. Ba. C. Mg. D. Zn. Câu 17: Cho dãy gồm các bazơ : NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3. Bazơ bền nhất không bị nhiệt phân hủy trong dãy là A. Fe(OH)3 B. Mg(OH)2 C. Al(OH)3. D. NaOH Câu 18: Chất tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng sinh ra kết tủa trắng và khí không duy trì sự cháy là A. Na2CO3 B. Ca(OH)2 C. BaCO3 D. BaCl2 Câu 19: Bạn Mai đã làm lẫn các bột kim loại Ag, Cu, Fe vào nhau. Em hãy giúp bạn Mai chọn dung dịch thích hợp sau đây để thu được Ag tinh khiết. A. Dung dịch H2SO4 loãng dư B. Dung dịch Fe(NO3)2 dư C. Dung dịch NaOH dư D. Dung dịch AgNO3 dư Câu 20: Nếu lấy cùng số mol hai kim loại nhôm và kẽm, lần lượt cho tác dụng với dung dịch axit HCl dư thì thể tích H2 (đktc) thu được từ kim loại nào lớn hơn? A. Tùy điều kiện phản ứng, có thể hơn, bằng nhau. B. Nhôm C. Kẽm D. Đều bằng nhau. Phần 2: Tự luận(5đ): Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra. Câu 1(2đ): Hoàn thành dãy chuyển hoá sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có) Al2O3 Al Al2(SO4)3 AlCl3 Al(OH)3 Câu 2(2đ): Nhúng một lá sắt có khối lượng 50 gam vào 160 gam vào dung dịch CuSO4 20%. Sau một thời gian phản ứng, lấy lá sắt ra rửa nhẹ, sấy khô và cân thì có khối lượng 51 gam. a) Tính khối lượng sắt tan ra. b) Tính nồng độ % của các chất có trong dung dịch sau phản ứng. Câu 3(1đ): a) Giải thích tại sao nhôm lại được sử dụng làm dây dẫn điện cao thế? Còn đồng lại được sử dụng làm dây dẫn điện trong nhà? Biết khối lượng riêng của nhôm là 2,7g/cm3 và của đồng là 8,96g/cm3. b) Giải thích cơ sở khoa học của việc sơn, mạ lên bề mặt kim loại? Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố : H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag=108; Ba = 137. ----------- -----------Chúc các em làm bài thi tốt----------

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_9_ma_de_132_nam_hoc_201.docx