Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Mã đề 601 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

Câu 1: Trên một viên thuốc cảm có ghi “Para 500 ”. Em hãy tìm hiểu thực tế để xem ở chỗ để trống phải ghi đơn vị nào dưới đây?

A. mg B. tạ C. g D. kg

Câu 2: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5 cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:

A. 20,2 cm3 B. 20,5 cm3 C. 20,4 cm3 D. 20,50 cm3

Câu 3: Trọng lực có:

A. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới

B. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên

C. Phương ngang, chiều từ phải sang trái

D. Phương ngang, chiều từ trái sang phải

Câu 4: Lực nào trong các lực dưới đây là lực kéo?

A. Lực mà người lực sĩ dùng để ném một quả tạ.

B. Lực mà con chim tác dụng khi đậu trên cành cây làm cho cành cây bị cong đi.

C. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.

D. Lực mà con trâu tác dụng vào cái cày khi đang cày.

 

doc3 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Vật lý Lớp 6 - Mã đề 601 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Mã đề 601 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: VẬT LÍ LỚP 6 Năm học: 2020-2021 Thời gian: 45 phút. Họ và tên:............................................................Lớp:.............................. I.TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước đáp án đúng: Câu 1: Trên một viên thuốc cảm có ghi “Para 500”. Em hãy tìm hiểu thực tế để xem ở chỗ để trống phải ghi đơn vị nào dưới đây? A. mg B. tạ C. g D. kg Câu 2: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5 cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây: A. 20,2 cm3 B. 20,5 cm3 C. 20,4 cm3 D. 20,50 cm3 Câu 3: Trọng lực có: A. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới B. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên C. Phương ngang, chiều từ phải sang trái D. Phương ngang, chiều từ trái sang phải Câu 4: Lực nào trong các lực dưới đây là lực kéo? A. Lực mà người lực sĩ dùng để ném một quả tạ. B. Lực mà con chim tác dụng khi đậu trên cành cây làm cho cành cây bị cong đi. C. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt. D. Lực mà con trâu tác dụng vào cái cày khi đang cày. Câu 5: Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại. Hai cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng? A. Lực mà ngón tay cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón tay cái. B. Lực mà ngón tay trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón tay trỏ. C. Lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo D. Lực mà lò xo tác dụng lên ngón tay trỏ và lực mà lò xo tác dụng lên ngón tay cái. Câu 6: Lực của cầu thủ tác dụng vào trái banh đang đứng yên làm cho trái banh: A. Biến đổi chuyển động C. Vừa biến đổi chuyển động, vừa biến dạng B. Biến dạng D. Không gây ra tác dụng gì Câu 7: Một vật có khối lượng là 50kg. Vật đó có trọng lượng: A. 50N B. 500N C. 5 000N D. 50 000N Câu 8: Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là: A. Niu tơn (N) B. Lít (l) C. Kilogam (kg) D. Mét (m) Câu 9: Kết quả đo độ dài của chiếc bút chì ở hình bên là bao nhiêu? A. l = 7,4cm B. l = 7cm C. l = 7,2cm D. l = 7,5cm Câu 10: Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra: A. nhỏ hơn thể tích của vật B. lớn hơn thể tích của vật C. bằng thể tích của vật D. bằng một nửa thể tích của vật Câu 11: Trên vỏ một hộp thịt có ghi 500g. Số liệu đó chỉ: A. thể tích của cả hộp thịt. B. thể tích của thịt trong hộp. C. khối lượng của cả hộp thịt. D. khối lượng của thịt trong hộp. Câu 12: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp để đo chiều dài một cái sân? A. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm B. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm C. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm D. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm Câu 13: Cho thước đo như hình vẽ: A. GHĐ của thước là 12cm B. GHĐ của thước là 100mm C. GHĐ của thước là 10cm D. GHĐ của thước là 120mm Câu 14: Bình chia độ ở hình bên có GHĐ và ĐCNN là: A. 100cm3 và 10cm3 B. 100cm3 và 2cm3 C. 100cm3 và 1cm3 D. 100cm3 và 5cm3 Câu 15: Để đo thể tích chất lỏng, người ta dùng: A. Thước cuộn B. Cân đòn C. Thước mét D. Bình chia độ Câu 16: Một hòn đá được ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất: A. chỉ làm gò đất bị biến dạng. B. chỉ làm biến đổi chuyển động của gò đất. C. làm cho gò đất bị biến dạng, đồng thời làm biến đổi chuyển động của gò đất. D. không gây ra tác dụng gì cả. Câu 17: Khối lượng của một vật cho biết: A. Số lượng hạt chứa trong vật B. Lượng chất chứa trong vật C. Số lượng phần tử chứa trong vật D. Trọng lượng chứa trong vật Câu 18: Gia đình em mỗi tháng tiêu thụ hết 10 khối nước (1 khối = 1m3). Số lít nước mà gia đình em tiêu thụ mỗi tháng là: A. 10 lít B. 100 lít C. 10000 lít D. 1000 lít Câu 19: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo khối lượng? A. Bình chia độ B. Cân C. Thước thẳng D. Bình tràn Câu 20: Một bình chia độ chứa 47 cm3 nước. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên 98 cm3 thì thể tích của hòn đá là: A. 155 cm3 B. 57 cm3 C. 51 cm3 D. 98 cm3 II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: (2,5 điểm) Quyển sách đặt trên bàn. a. Cho biết có những lực nào tác dụng lên quyển sách? Nêu phương và chiều của các lực đó. b. Các lực đó có được coi là hai lực cân bằng không? Tại sao? Câu 2: (2 điểm) Một bạn học sinh cầm trong tay một chiếc khóa cửa. Bạn muốn đo thể tích của khóa cửa đó. Em hãy giúp bạn mô tả 2 cách để có thể đo được thể tích của khóa cửa. Câu 3: (0,5 điểm) Trên một chiếc cầu có ghi dòng chữ: Cấm xe tải 5 tấn lưu thông trên cầu. Một chiếc xe tải có khối lượng 2,5 tấn chở trên xe 40 bao xi măng. Xe này có được phép qua cầu? (Biết rằng một bao xi măng có khối lượng 50 kg. --------Chúc các con làm bài tốt!----------- ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. Trắc nghiệm: 5 điểm ( Mỗi câu đúng 0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A B A D C C B D C C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D D A B D A B C B C II. Tự luận: 5 điểm Câu 21: (2.5 điểm) (1.5 điểm) Trả lời đúng mỗi ý đúng: 0.5 đ (1 điểm) Trả lời đúng mỗi ý đúng: 0.5 đ Câu 22: (2 điểm) Học sinh nêu mỗi cách đúng: 1 điểm Câu 23: (0.5 điểm) Học sinh tính được tổng khối lượng các bao xi măng và đổi ra tấn: 0.5đ Học sinh tính được tổng khối lượng của xe và xi măng và trả lời xe được phép đi: 0.5đ BGH DUYỆT NHÓM TRƯỞNG Đào Thị Huyền NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Vi Linh

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ky_i_mon_vat_ly_lop_6_ma_de_601_nam_hoc_202.doc