Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề số 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

Câu 1: a/ Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

 b/ Giải thích nghĩa của từ “động binh” trong đoạn văn.

Câu 2: Nêu ý nghĩa chi tiết cây đàn thần.

Câu 3: Chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng:

Thạch Sanh là một dũng sĩ dân gian, có tài năng và phẩm chất tốt đẹp khiến người đọc yêu mến, cảm phục Thạch Sanh.

Câu 4: Trong truyện, Thạch Sanh rất bao dung, độ lượng đã tha mạng cho mẹ con Lí Thông, thết đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu bằng niêu cơm thần. Vậy là học sinh, em cần phải làm gì để rèn luyện lòng vị tha, bao dung.( Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 6 -> 8 câu).

 

docx3 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề số 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Đề 1 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN: NGỮ VĂN 6 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I : ĐỌC- HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi : “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng.” ( SGK Ngữ văn 6- Tập I) Câu 1: a/ Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? b/ Giải thích nghĩa của từ “động binh” trong đoạn văn. Câu 2: Nêu ý nghĩa chi tiết cây đàn thần. Câu 3: Chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng: Thạch Sanh là một dũng sĩ dân gian, có tài năng và phẩm chất tốt đẹp khiến người đọc yêu mến, cảm phục Thạch Sanh. Câu 4: Trong truyện, Thạch Sanh rất bao dung, độ lượng đã tha mạng cho mẹ con Lí Thông, thết đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu bằng niêu cơm thần. Vậy là học sinh, em cần phải làm gì để rèn luyện lòng vị tha, bao dung.( Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 6 -> 8 câu). II. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng lời văn của em. =========Chúc các em làm bài tốt============== UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Đề 1 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KỲ I MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 90 phút Năm học: 2020 - 2021 Phần I:Đọc hiểu (5 điểm) Câu 1: (1 điểm) a. - Văn bản “Thạch Sanh” (0.25 điểm) - Phương thức biểu đạt: Tự sự (0.25 điểm) b. Giải thích từ: Động binh nghĩa là huy động quân đội chuẩn bị chiến tranh. (0.5 điểm) Câu 2: (1.5 điểm): Nêu được ý nghĩa của chi tiết “cây đàn thần”: - Là chi tiết hoang đường,kì ảo 0,25đ -Tượng trưng cho công lý: giúp nhân vật giải oan, giải thoát, vạch mặt Lý Thông (0.5 điểm) - Là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù (0.25 điểm) - Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. (0.5 điểm) Câu 3:(1 điểm): - Lỗi sai: lặp từ Thạch Sanh(0.5 điểm) - Sửa lại: bỏ từ lặp Thạch Sanh ở cuối câu (0.5 điểm) Câu 4: Yêu cầu: - Về hình thức:(0,5điểm) +Đoạn văn, đảm bảo số câu. + Các câu liên kết chặt chẽ, không mắc lỗi thông thường . - Về nội dung:(1điểm) HS có cách diễn đạt riêng, song cần đảm bảo các ý sau: + Biết rộng lòng, tha thứ cho người khác khi họ mắc lỗi. + Không chấp nhặt,ích kỉ, biét giúp đỡ bạn bè, sẻ chia, yêu thương. + Mong muốn những điều tốt đẹp cho người khác. + Tham gia các hoạt động tương thân tương ái Phần II: Tập làm văn(5 điểm) *Yêu cầu cần đạt 1. Về hình thức: - Đúng thể loại văn tự sự, kể chuyện dân gian. - Bố cục rõ ràng, cân đối các ý. - Diễn đạt gọn, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu thông thường. - Kể theo lời văn của học sinh. 2. Về nội dung: kể được diễn biến các sự việc xảy ra trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” theo trình tự hợp lý. * Yêu cầu cụ thể: a. Mở bài:(0,5điểm) Giới thiệu truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” b. Thân bài:((4điểm) Kể diễn biến truyện:’ - Vua Hùng kén rể. - Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn, Vua ra điều kiện sính lễ. - Cuộc giao tranh quyết liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. - Thủy Tinh thua, rút quân về. c. Kết bài:(0,5điểm) Kết thúc truyện: - Từ đó Thủy Tinh ôm hận, năm nào cũng trả thù Sơn Tinh. - Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm ở nước ta. * Biểu điểm cụ thể: - Điểm 5: bài viết đủ nội dung, bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt dùng từ, lời kể tự nhiên linh hoạt. -Điểm 4:bài cơ bản đạt yêu cầu trên, nhưng còn mắc một số lỗi về chính tả. - Điểm 3: bài làm đúng yêu cầu của thể loại tự sự nhưng nội dung còn sơ sài, mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 2: bài quá sơ sài, mắc nhiều lỗi, hoặc chỉ làm được ít. -Điểm 1:Cơ bản chưa đạt yêu cầu, điễn đạt kém. - Điểm 0: bài không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn. *Lưu ý : Căn cứ vào bài làm của học sinh,giáo viên cho mức điểm còn lại .

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_de_so_1_nam_hoc.docx
Giáo án liên quan