Bài giảng Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều

Bị Mã Giám Sinh lừa về nhà chứa của mụ Tú Bà, Kiều phải sống cuộc đời tiếp khách lầu xanh

Đau đớn vì nhân phẩm bị chà đạp, nên khi gặp Thúc Sinh , con nhà buôn giàu có, là con rể của quan Lại bộ Thượng thư, Kiều nhận lời lấy lẽ Thúc Sinh

 

ppt43 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều I.Vị trí đoạn trích Bị Mã Giám Sinh lừa về nhà chứa của mụ Tú Bà, Kiều phải sống cuộc đời tiếp khách lầu xanh. Đau đớn vì nhân phẩm bị chà đạp, nên khi gặp Thúc Sinh , con nhà buôn giàu có, là con rể của quan Lại bộ Thượng thư, Kiều nhận lời lấy lẽ Thúc Sinh Kiều khuyên thúc Sinh về gặp vợ cả là Hoạn Thư để trình bày sự thật. Đoạn trích tả cảnh Thúc Sinh về gặp Hoạn Thư để trình bày sự thật. II. Đại ý : Cảnh Thuý Kiều tiễn đưa Thúc Sinh về gặp Hoạn Thư III. PHÂN TÍCH 1. Cảnh biệt li Người lên ngựa kẻ chia bào Người - lên ngựa (Thúc Sinh) Kẻ – chia bào ( Thúy Kiều) Câu mở đầu sử dụng cặp đại từ nhân xưng : “ người”- “ kẻ” Cách ngắt nhịp 3/3 diễn tả sự chia lìa, mỗi người một ngã Câu thơ diễn tả sự quyến luyến của Kiều với Thúc Sinh. Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san Hình ảnh rừng phong thu nhằm diễn tả sự biệt ly. Màu đỏ thẫm của lá phong mùa thu trở thành màu quan san, màu của sự chia biệt xa xôi cách trở. Kiều nhìn thiên nhiên cảnh vật cũng mang màu sắc của sự biệt ly Hình ảnh rừng phong là bức tranh tâm trạng :vừa đẹp , vừa thấm thía cảm giác cô đơn , bất lực của Kiều Dặm hồng bụi cuốn chinh an Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh Kiều nhìn Thúc Sinh đi xa với tâm trạng quyến luyến, lo âu. Nghệ thuật : tác giả dùng từ Hán – Việt : “ quan san”, “chinh an” Diễn tả cảm nhận sâu sắc của Kiều Sự chia tay là tình li biệt, là sự chấm dứt tình duyên giữa thúy Kiều với Thúc Sinh. 2. Tình li biệt : Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi Nghệ thuật đối : + Hai hình ảnh : người về – kẻ đi + Hai tình huống : * Chiếc bóng năm canh (thời gian) * Muôn dặm một mình ( không gian) Diễn tả tình cảnh xa xôi cách giữa Kiều và Thúc Sinh. Tình cảm nhớ thương của Kiều diễn tả sự gắn bó thiết tha, chân thành của Kiều với Thúc Sinh, chứng tỏ kiều là người con gái giàu tình cảm. Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường Nghệ thuật : + Câu hỏi tu từ : “...ai xẻ ...” + Đối : Nửa in – nửa soi : Gối chiếc- dặm trường Diễn tả cảm nhận của Kiều : sự chia li khó có ngày tái hợp. Kiều trông trăng in gối chiếc mà mong nhớ Thúc Sinh Nguyễn Du tả Thúy Kiều với nỗi cô đơn “gối chiếc” : khao khát có ngày sum họp với Thúc Sinh. III. TỔNG KẾT * Kiều trong tâm trạng xa cách tràn đầy nhớ nhung, lưu luyến , trong nỗi lo âu vì sự xa cách khó có ngày tái hợp. * Tình cảm của kiều thể hiện ngòi bút nhân bản của Nguyễn Du.

File đính kèm:

  • pptNgu van_ Thuc sinh tu biet Thuy Kieu.ppt
Giáo án liên quan