Bài giảng Tiết 38- Văn bản: Thày bói xem voi

Kiểm tra bài cũ:

• Câu hỏi: Nêu ý nghĩa truyện “ếch ngồi đáy giếng” ?

• Đáp án: - Phê phán những người hiểu biết cạn hẹp mà lại chủ quan, kiêu ngạo, huênh hoang

- Nhắc nhở, khuyên bảo tất cả mọi người ở mọi lĩnh vực phải khiêm tốn, luôn học hỏi, mở rộng sự hiểu biết của mình.

 

ppt5 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 38- Văn bản: Thày bói xem voi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nêu ý nghĩa truyện “ếch ngồi đáy giếng” ? Đáp án: - Phê phán những người hiểu biết cạn hẹp mà lại chủ quan, kiêu ngạo, huênh hoang - Nhắc nhở, khuyên bảo tất cả mọi người ở mọi lĩnh vực phải khiêm tốn, luôn học hỏi, mở rộng sự hiểu biết của mình. Tiết 38. Văn bản: Thầy bói xem voi. I- Giới thiệu tác phẩm : ? Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn? Thể loại: truyện ngụ ngôn: Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, khuyên nhủ răn dạy con người. ? ở bậc tiểu học em đã được học những chuyện ngụ ngôn nào? - Thỏ và rùa II- Đọc – hiểu văn bản: 1. Đọc – tìm hiểu chú thích – bố cục: * Đọc: * Chú thích: Sgk- 103. ? Em hãy giải thích nghĩa của từ thầy bói? ? Đặt câu với từ thầy bói? ? Chuyện ngẫu nghĩa là gì? ? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn ? * Bố cục: 3 đoạn: Đoạn 1:Từ đầu đến “ sờ đuôi” Đoạn 2:Tiếp đến “ cái chổi sể cùn” Đoạn 3:Còn lại ? Văn bản được kết cấu bằng mấy sự việc? Nêu nội dung sự việc đó ? -> Các thầy bói cùng xem voi. ->Các thầy bói họp nhau, bàn luận, tranh cãi . ->Hậu quả của việc xem và phán về voi. ? Các sự việc đó diễn ra theo mối quan hệ như thế nào? Hãy chỉ ra các quan hệ này? - sự việc1: nguyên nhân - sự việc2: Kq - sự việc1,2: nguyên nhân - sự việc3: Kq ? Theo em văn bản này thuộc loại văn tự sự hay văn miêu tả? Bố cục 3 phần giống như trong văn tự sự trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc. ? Văn bản thầy bói xem voi kể về sự việc gì? 2. Phân tích: a/Cách các thầy bói xem voi: ? Câu chuyện xuất hiện mấy nhân vật? Những nhân vật này có đặc điểm chung nào? 5 nhân vật: Đều mù Muốn biết voi có hình thù ra sao ? Các thầy có ý định xem voi trong hoàn cảnh nào? - Hoàn cảnh:+ ế hàng + Ngồi tán ngẫu Có voi đi qua. ? Việc xem voi ở đây có dấu hiệu nào không bình thường? -Người bị mù nhưng lại muốn xem voi, vui chuyện tán gẫu chứ không có ý định nghiêm túc. ? Cách xem của các thầy diễn ra như thế nào? - Xem bằng tay, sờ từng bộ phận: +vòi: +ngà: +tai: +chân: +đuôi: Sun sun như con đỉa. Chần chẫn như cái đòn càn Bè bè như cái quạt thóc Sừng sững như cái cột đình. Tun tủn như cái chổi sể cùn ? Em thấy có gì khác thường trong cách xem ấy? - Mỗi thầy chỉ được sờ 1 bộ phận của voi. ? Các thầy phán về voi như thế nào? Tìm những lời miêu tả voi của mỗi thầy? ? Em có nhận xét gì cách xem và phán về voi của các thầy? ( HĐ nhóm bàn- 2 phút) -Mỗi thầy có cảm giác riêng, nhận xét riêng.Nhưng cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện: dùng bộ phận để nói toàn thể. ?Em có nhận xét gì về nghệ thuật của tác giả dân gian khi kể 5 thầy bói xem voi? Tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật đó ? - Sử dụng biện pháp NT : so sánh, sử dụng từ láy tả hình thù con voi. - Qua các từ láy và phép so sánh để đặc tả hình thù con voi làm cho câu chuyện thêm sinh động và có tác dụng tô đậm cái sai lầm về cách xem voi và phán về voi của các thầy bói. ? Em có nhận xét gì về cách xem voi của các thầy? Phiến diện.(Sự miêu tả chính xác với những gì mỗi thầy bói biết được, nhưng không đúng với con voi thực, vì đó là từng bộ phận của con voi. từng bộ phận thì đúng nhưng lấy bộ phận để thay cho tổng thể thì trường hợp này sai hoàn toàn) b/ Thái độ của các thầy khi phán về voi: ? Các thầy nhận thức như thế nào về hình thù của con voi? Được thể hiện qua từ ngữ nào? - Mỗi người chỉ biết từng bộ phận của con voi. Quả quyết nói đúng nhất về voi. ( “tưởng… hoá ra”, “không phải”, “đâu có”, “ai bảo”, “không đúng”). ? Trong nhận thức của các thầy về voi theo em có phần nào hợp lí? Vì sao? -Có 1 phần hợp lí, dù sao cũng trực tiếp, tiếp xúc với voi. - Mỗi người chỉ biết từng phần con voi mà lại quả quyết nói đúng nhất về voi. ? Theo em các thầy nhận thức về voi có đúng không? Các thầy mang tính cách gì khi nhìn nhận sự vật? - Không. Tính chủ quan. ?Tính chủ quan có lợi hay có hại? (Tính chủ quan thường đem đến hậu quả không hay). ? Em hãy cho ví dụ thực tế trong lớp em? VD Có một bạn ăn mặc lịch sự, nhưng giao tiếp nói năng thô lỗ . Bạn Nam khẳng định bạn đó là học sinh ngoan. Bạn Nam mang tính cách gì? Phải xem xét con người đó một cách toàn diện. ?Em có nhận xét gì về thái độ của các thầy khi phán về voi? -Tự tin,chủ quan, khẳng định mình là đúngvà phủ nhận ý kiến người khác. ? Theo em, nhận thức sai lầm của các thầy do mắt kém hay còn do nguyên nhân nào khác? (Do mắt kém không trực tiếp nhìn thấy voi, do cách nhận thức: chỉ biết bộ phận lại tưởng biết toàn diện sự vật) ? Vì sao các thầy lại xô xát nhau? - Cả 5 thầy không ai chịu ai ?Kết quả tranh luận như thế nào? Đánh nhau: toác đầu, chảy máu, vì không nhận thức đúng về voi. ?Mượn truyện TBXV nhân dân ta muốn khuyên răn điều gì? Muốn kết luận đúng về sự vật, phải xem 1 cách toàn diện. ? Qua câu truyện thầy bói xem voi em rút ra bài học gì cho bản thân? -Phải hiểu sự vật bằng cách tiếp cận thích hợp, xem 1 cách toàn diện, lắng nghe ý kiến người khác, giải thích bằng cách thông minh chứ không xô xát đánh nhau. * Ghi nhớ: sgk/103. III- Luyện tập: Kể truyện Thầy bói xem voi. ?Em hãy miêu tả về con voi ? ? Kể theo ngôi thứ mấy? Kể theo thứ tự nào? -Ngôi nhất. -Việc gì xảy ra trước kể trước việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.(xuôi) ? Em có biết câu thành ngữ nào nói về câu chuyện này không? - Thầy bói xem voi - Thấy cây, chẳng thấy rừng. Thầy bói nói mò ? Truyện ngụ ngôn này đã trở thành một thành ngữ quen thuộc trong đời sống. Đó là thành ngữ nào? ? Bài học rút ra từ câu chuyện này là gì? (Thảo luận nhóm lớn -3phút). c/ Bài học: Muốn kết luận đúng sự vật, sự việc, phải xem xét một cách toàn diện mới tránh được sai lầm. *Thể loại: Truyện ngụ ngôn. (SGK- 100.) ?Tìm tình huống tương ứng với câu thành ngữ “Thầy bói xem voi”. A. Cô ấy có mái tóc đẹp, bạn kết luận cô ấy đẹp. B. Bạn An chỉ vi phạm 1 lần không soạn bài, lớp trưởng cho rằng bạn ấy học yếu. C. Một lần em không vâng lời mẹ, mẹ trách em. D. Bạn em hát không hay, cô giáo nói rằng bạn ấy không có năng khiếu về ca hát. Củng cố: A. B. ?Cách xem voi của 5 thầy bói có những điểm nào giống nhau ? Xem voi bằng cách dùng tay thay mắt. B. Dùng hình ảnh sinh động để miêu tả voi. C. Dùng mắt để quan sát. A. Về nhà xem lại văn bản: “Thầy bói xem voi”. Học thuộc ghi nhớ. Tập kể truyện “Thầy bói xem voi”. Chuẩn bị tiết 41 bài: Danh từ (tiếp theo) dặn dò: Chào tạm biệt các em!

File đính kèm:

  • pptNgu van 6 Thay boi xem voi.ppt
Giáo án liên quan