Câu 1. Sự thoát hơi nước từ lá ra môi trường được thực hiện chủ yếu qua
A. tế bào biểu bì mặt trên. B. các lỗ khí.
C. tế bào biểu bì mặt dưới. D. thịt lá.
Câu 2. Lá thường xếp trên cây theo mấy kiểu?
A. 1 kiểu B. 2 kiểu C. 4 kiểu D. 3 kiểu
Câu 3. Loại cây nào có chức năng bắt mồi?
A. Xương rồng B. Cây đậu Hà Lan C. Cây bèo đất D. Cành mây
Câu 4. Trong cấu tạo của cây gỗ trưởng thành, bộ phận nào dưới đây nằm giữa tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ?
A. Mạch gỗ B. Ruột
C. Lớp biểu bì D. Mạch rây
Câu 5. Hiện tượng lá biến đổi thành gai ở cây xương rồng có ý nghĩa gì?
A. Giúp hạn chế sự thoát hơi nước trong điều kiện khí hậu khô hạn.
B. Giúp tăng cường khả năng hút nước và muối khoáng
C. Giúp đào thải muối dư thừa qua gai ra ngoài cơ thể
D. Giúp cây tự vệ, chống lại kẻ thù gây hại
Câu 6. Ở thực vật, nước và muối khoáng vận chuyển từ rễ lên thân là nhờ
A. mạch gỗ. B. mạch rây.
C. tầng sinh vỏ D. tầng sinh trụ
4 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Sinh học Lớp 6 - Mã đề 602 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
Mã đề thi: 602
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Môn: Sinh học 6
Năm học: 2020 - 2021
Thời gian làm bài: 45 phút
I. Trắc nghiệm (5 điểm): Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước đáp án đúng.
Câu 1. Sự thoát hơi nước từ lá ra môi trường được thực hiện chủ yếu qua
A. tế bào biểu bì mặt trên. B. các lỗ khí.
C. tế bào biểu bì mặt dưới. D. thịt lá.
Câu 2. Lá thường xếp trên cây theo mấy kiểu?
A. 1 kiểu B. 2 kiểu C. 4 kiểu D. 3 kiểu
Câu 3. Loại cây nào có chức năng bắt mồi?
A. Xương rồng B. Cây đậu Hà Lan C. Cây bèo đất D. Cành mây
Câu 4. Trong cấu tạo của cây gỗ trưởng thành, bộ phận nào dưới đây nằm giữa tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ?
A. Mạch gỗ B. Ruột
C. Lớp biểu bì D. Mạch rây
Câu 5. Hiện tượng lá biến đổi thành gai ở cây xương rồng có ý nghĩa gì?
A. Giúp hạn chế sự thoát hơi nước trong điều kiện khí hậu khô hạn.
B. Giúp tăng cường khả năng hút nước và muối khoáng
C. Giúp đào thải muối dư thừa qua gai ra ngoài cơ thể
D. Giúp cây tự vệ, chống lại kẻ thù gây hại
Câu 6. Ở thực vật, nước và muối khoáng vận chuyển từ rễ lên thân là nhờ
A. mạch gỗ. B. mạch rây.
C. tầng sinh vỏ D. tầng sinh trụ
Câu 7. Thân cây gỗ to ra do sự phân chia tế bào mô phân sinh ở
A. tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
B. tầng sinh vỏ và mạch rây
C. tầng sinh vỏ và mạch gỗ
D. mạch rây và mạch gỗ
Câu 8. Các cây có gân lá hình song song là
A. lá rẻ quạt, lá lục bình. B. lá tre, lá cỏ.
C. lá lúa, lá ngô. D. lá hoa hồng, lá khế.
Câu 9. Cây nào dưới đây không có lá kép?
A. Cây hoa hồng B. Cây rau ngót
C. Cây phượng vĩ D. Cây súng
Câu 10. Mạch rây có chức năng chủ yếu là gì?
A. Vận chuyển nước
B. Vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây
C. Tổng hợp chất hữu cơ
D. Vận chuyển muối khoáng
Câu 11. Trong các lá sau đây, nhóm nào có gân hình mạng?
A. Lá rau cải, lá khế B. Lá mồng tơi, lá ngô
C. Lá nhãn, lá lúa D. Lá rau cải, lá lúa.
Câu 12. Để đất trồng được thoáng khí, tạo điều kiện cho rễ hô hấp, cần thực hiện các biện pháp nào?
A. Trước khi gieo hạt cần cày, bừa cho đất tơi xốp
B. Cần cày, bừa cho đất tơi xốp, khi bị ngập kịp thời tháo nước kịp thời.
C. Cây sống trên cạn khi bị ngập phải kịp thời tháo nước
D. Trong quá trình cây phát triển cần xới, làm cỏ, sục bùn
Câu 13. Đặc điểm nào sau đây có ở lá đơn?
A. Cuống chính phân nhánh thành nhiều nhánh con
B. Mỗi cuống mang một hoặc hai phiến
C. Cuống và phiến rụng không cùng lúc
D. Cuống nằm ngay dưới chồi nách
Câu 14. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng sự thoát hơi nước qua lá
A. nhiệt độ, khí cacbonic, không khí, độ ẩm.
B. ánh sáng, khí oxi, khí cacbonic, nhiệt độ.
C. ánh sáng, nhiệt độ, nước, khí cacbonic.
D. ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, gió.
Câu 15. Nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình quang hợp của cây xanh là bao nhiêu?
A. 20-30oC B. 25-40oC C. 10-15oC D. 30-40oC
Câu 16. Hạt lục lạp thường phân bố chủ yếu ở
A. thịt lá B. gân lá. C. mặt dưới của lá. D. mặt trên của lá
Câu 17. Ở thân cây gỗ trưởng thành, tầng sinh trụ nằm ở đâu?
A. Nằm chìm trong lớp thịt vỏ
B. Nằm xen giữa mạch gỗ và mạch rây
C. Nằm phía ngoài mạch rây
D. Nằm phía ngoài mạch gỗ
Câu 18. Loại cây nào có lá vảy?
A. Cành mây B. Xương rồng C. Củ dong D. Đậu Hà Lan
Câu 19. Cành mây là biến dạng của:
A. rễ B. thân C. lá D. ngọn
Câu 20. Cây nào sau đây có lá ngọn dạng tua cuốn?
A. Cây đậu Hà Lan B. Cây mồng tơi C. Cây bèo D. Cây hành
II.Tự luận (5 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm )
a. Nêu ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá?
b. Vì sao nói: “Rừng cây như một lá phổi xanh của con người”? Mỗi em cần làm gì để tham gia vào việc bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương?
Câu 2 ( 3 điểm )
a. Quang hợp là gì? Viết sơ đồ quá trình quang hợp?
b.Tại sao khi nuôi cá trong bể kính người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?
-----------------------------------------------
Chúc các em làm bài tốt !
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_6_ma_de_602_nam_h.docx
- ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I sinh 6 - 2020.docx