Câu 1 - 2 điểm
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?
a. Nêu tên tác phẩm, tác giả của đoạn trích? Nội dung của đoạn trích viết về điều gì?
b. Nêu nhận xét của em về tác dụng của các từ: vui, buồn, mừng, giận được dùng trong đoạn văn.
Câu 2 - 3 điểm.
Đọc câu văn văn thực hiện các yêu cầu: "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
a. Hãy xác định các kết cấu chủ - vị làm thành phần câu trong câu văn.
b. Hãy chỉ rõ các từ mang dấu hiệu của phép liệt kê được dùng trong câu văn? Nêu cấu tạo và ý nghĩa của phép liệt kê được dùng trong đó?
Câu 3 - 5 điểm .
Có ý kiến cho rằng: ”Thất bại là mẹ thành công”. Em hãy giải thích
3 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng cuối kì ii năm học 2012 - 2013 môn : ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tHCS
Tân Trường
5/5/2013
Đề khảo sát chất lượng cuối kì II
Năm học 2012 - 2013
Môn : Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1 - 2 điểm
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?
a. Nêu tên tác phẩm, tác giả của đoạn trích? Nội dung của đoạn trích viết về điều gì?
b. Nêu nhận xét của em về tác dụng của các từ: vui, buồn, mừng, giận được dùng trong đoạn văn.
Câu 2 - 3 điểm.
Đọc câu văn văn thực hiện các yêu cầu: "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
a. Hãy xác định các kết cấu chủ - vị làm thành phần câu trong câu văn.
b. Hãy chỉ rõ các từ mang dấu hiệu của phép liệt kê được dùng trong câu văn? Nêu cấu tạo và ý nghĩa của phép liệt kê được dùng trong đó?
Câu 3 - 5 điểm .
Có ý kiến cho rằng: ”Thất bại là mẹ thành công”. Em hãy giải thích.
------ Hết -------
Trường tHCS
Tân Trường
5/5/2013
Đề khảo sát chất lượng cuối kì II
Năm học 2012 - 2013
Môn : Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1 - 2 điểm
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?
a. Nêu tên tác phẩm, tác giả của đoạn trích? Nội dung của đoạn trích viết về điều gì?
b. Nêu nhận xét của em về tác dụng của các từ: vui, buồn, mừng, giận được dùng trong đoạn văn.
Câu 2 - 3 điểm.
Đọc câu văn văn thực hiện các yêu cầu: "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
a. Hãy xác định các kết cấu chủ - vị làm thành phần câu trong câu văn.
b. Hãy chỉ rõ các từ mang dấu hiệu của phép liệt kê được dùng trong câu văn? Nêu cấu tạo và ý nghĩa của phép liệt kê được dùng trong đó?
Câu 3 - 5 điểm .
Có ý kiến cho rằng: ”Thất bại là mẹ thành công”. Em hãy giải thích.
------ Hết -------
Trường tHCS Tân Trường
Đề kiểm tra khảo sát chất lượng cuối kì II
Năm học 2012 - 2013
Môn : Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Hướng dẫn đáp án, biểu điểm
Câu/ ý
Nội dung kiến thức - điểm thành phần
Điểm
Câu 1
2 đ
a/1,5đ
- Nêu đúng và viết đúng chính tả tên văn bản, tên tác giả được 0,5 điểm:
Câu văn trích từ văn bản “ý nghĩa văn chương” của tác giả Hoài Thanh.
- Nêu được nội dung chính của đoạn văn, trình bày dưới dạng câu văn nêu luận điểm, viết đúng ngữ pháp, logic được 1 điểm. Có thể theo gợi ý sau:
Văn chương tác động đến tình cảm con người gợi lòng vị tha để con người biết yêu, ghét, biết vui, buồn, biết mừng giận làm cho cuộc sống con người có ý nghĩa hơn. (hoặc: Văn chương giúp cho con người có tình cảm, có lòng vị tha…….)
1,5đ
b/0,5 đ
Nêu được nhận xét về các từ xét theo hai khía cạnh: từ loại và ý nghĩa, trình bày rõ ràng, được 0,5 điểm. Gợi ý:
Các từ vui, buồn, mừng, giận được dùng trong đoạn văn là những trái nghĩa (vui- buồn; mừng- giận), có tác dụng phản ánh các khía cạnh tình cảm, nội tâm của con người do văn chương đem lại.
0,5đ
Câu 2
3 điểm
a/1,5đ
Xác định đúng 3 kết cấu CN - VN làm thành phần câu, mỗi ý được 0,5 điểm. Nếu chỉ xác định được CN Hoặc VN của một vế câu không tính điểm.
Nó //kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó// lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó// nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
1,5đ
b/1,5đ
- Nêu và viết lại được các từ ngữ mang dấu hiệu của phép liệt kê, được 0,75 điểm:
+ mạnh mẽ, to lớn
+ nguy hiểm, khó khăn
+ lũ bán nước và cướp nước
- Nêu được câu tạo, ý nghĩa của phép liệt kê, được 0,5 điểm. Trình bày dưới dạng câu văn, mạch lạc, được 0,25 điểm:
Phép liệt kê được dùng trong câu văn, xét về cấu tạo là phép liệt kê không theo cặp và theo cặp, xét về ý nghĩa là phép liệt kê không tăng tiếng.
Câu 3
/5 điểm
Bài viết đạt các yêu cầu:
* Về hình thức : Kiểu bài ghị luận xã hội - lập luận giải thích làm một ý kiến- một luận điểm: Thất bại là mẹ thành công. Bài viết có bố cục ba phần, mỗi phần thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Bài viết lập luận theo một trình tự nhất định, biết dùng lý lẽ kết hợp dẫn chứng để làm rõ từng ý. Lập luận chặt chẽ, lời văn có sức thuyết phục.
* Về nội dung: Nêu được vấn đề: Thất bại là mẹ thành công bằng cách đặt ra hệ thống câu hỏi và dùng lí lẽ, dẫn chứng làm rõ theo trình tự: Thế nào là thất bại? Thế nào là thành công? Mẹ ở đây là gì? Từ đó giải thích nghĩa của vấn đề: Thất bại là mẹ thành công nghĩa là thế nào? (hiểu theo nghĩa bóng). Giải thích rõ tại sao thất bại lại là mẹ của thành công? Từ đó rút ra ý nghĩa của vấn đề đối với moi người và với bản thân người viết. Nội dung đảm bảo liên kết hình thức, nội dung (liên kết chủ đề, liên kết logic)
Bài văn có thể theo cách lập luận trong dàn ý sau: (mỗi ý trong bài phải đảm bảo cỏc yờu cầu nội dung, hỡnh thức và được số điểm tương đương (tối đa)).
A. Mở bài :( 0,5 điểm)
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề - Trích dẫn lại nhận xét và có thể nêu giới hạn vấn đề.
B. Thân bài (5 điểm)
* Giải thích từ ngữ, nội dung ý nghĩa của luận điểm, được 1,5 điểm
- Thất bại là gì?
- Thành công là thế nào? (là gì?)
- Mẹ ở đây là gì?: Là người sinh ra các con.
=>Thất bại là mẹ thành công là thế nào/ là thất bại sẽ tạo ra những thành công mới.
* Giải thích tìm lí do, nguyên nhân biểu hiện vấn đề: - được 3 điểm
- Vì sao lại nói thất bại là mẹ thành công? (Gợi ý: Đối với mỗi người nản chí thì không đúng như vậy nhưng đối với những người bền chí, kiên trì thì rất đúng, vì sau thất bại, người ta rút ra được những kinh nghiệm quí báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người).
- Làm rõ biểu hiện cụ thể của vấn đề: Làm thế nào? (Chứng minh)
Ví dụ: Trong cuộc sống mỗi người: Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững biết đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên tập bơi bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?
Ví dụ: Thất bại của những người nổi tiếng; (Có thể chọn vài dẫn chứng như sau để minh họa)
+ Oan - Di - xnây từng bị tóa báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Di-xnay-len.
+ Lúc còn học phổ thông, Lu-I-pa-xto chỉ là một học sinh trung bình, bị đình chỉ học đaịhọc vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”.
+ Hen-ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thànhcông.
+ Ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng là En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.
* Nêu rõ ý nghĩa của vấn đề với mọi ngườivà bản thân.được 0,5 điểm.
C. Kết bài: (0,5 điểm)
Khẳng định vấn đề: (Vậy chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng).
* Biểu điểm: Giáo viên chấm theo mức điểm từng ý trong dàn bài gợi ý và căn cứ vào các yêu cầu về hình thức, nội dung cần đạt của bài văn nghị luận. Có thể cho điểm lẻ 0,25 ở từng ý. Chấm điểm thành phần sau đó tổng điểm. Với bài viết hay, sáng tạo có thể cho điểm cộng ý văn hay, lạ và hợp lí – mỗi ý không quá 0,25 điểm. Không chấm vo.
Điểm 5: Đạt tối đa các yêu cầu.
Điểm 4, 4,5: Đạt các yêu cầu, còn mắc một vài lỗi về trình bày, diễn đạt.
Điểm 3, 3,5: Đạt các yêu cầu, viết chưa sâu sắc.
Điểm 2, 2,5: Đạt các yêu cầu, viết còn sơ sài, lủng củng, chưa rõ vấn đề.
Điểm 1,1,5: bài viết có nêu vấn đề, nêu được các ý hướng vào vấn đề, song viết chưa rõ, lủng củng, sai về diễn đạt.
Điểm 0: Chưa biết làm văn hoặc lạc kiểu bài, lạc đề.
5đ
Tổng
10đ
---- Hết ----
File đính kèm:
- VAN 7 KS II - 013.doc