I. Về phần văn.
Trọng tâm chương trình ngữ văn lớp 8, học kỳ II là đọc hiểu tác phẩm trữ tình, văn bản nghị luận. Khi ôn tập, học sinh cần chú ý một số nội dung cơ bản sau đây:
a/ Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của tác phẩm trữ tình đã học trong chương trình: nội dung trữ tình ( vẻ đẹp và tâm hồn của nhà thơ cộng sản như Hồ Chí Minh, Tố Hữu , tâm tư tình cảm của một số nhà thơ mới lãng mạn ), cách thức trữ tình ( cái tôi trữ tình) vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò và tác dụng của biện pháp tu từ trong tác phẩm trữ tình. Qua những bài thơ này, liên hệ và so sánh với những bài thơ truyền thống ( thơ Đường luật) để bước đầu nắm được một số đặc điểm của thơ mới.
Cụ thể: Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông: Phong thái ung dung đường hoàng khí phách hiên ngang, kiên cường bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khắc nghiệt.
Đập đá ở Côn Lôn: Hình tượng người anh hùng cứu nước lẫm liệt ngang tàng dù gặp nguy nan nhưng không sờn lòng đổi chí.
Muốn làm thằng cuội: Tâm sự của con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường. Khát vọng muốn thoát li bằng mộng lên bầu bạn với chị Hằng.
Hai chữ nước nhà: Mượn câu chuyện lịch sử về cuộc chia tay của Nguyễn Trãi và cha mình để bộc lộ cảm xúc khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
Ông Đồ: Tình cảnh đáng thương của ông Đồ, niềm cảm thông với một kiếp người và một thời tàn.
Nhớ rừng: Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách Thú để thể hiện sự căm ghét thực tại tù túng, khao khát sống tự do.
Quê hương: Bức tranh sinh động thuộc làng quê miền biển. Hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài.
Khi con tu hú: Lòng yêu cuộc sống, niềm khao khát tự do của người tù cộng sản.
Tẩu lộ ( đi đường): Từ việc đi đường rút ra chân lý vượt qua gian lao sẽ thắng lợi vẻ vang.
Ngắm trăng: Lòng yêu thiên nhiên, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở PắcBó.
- Ngoài nắm được nội dung cơ bản học sinh cần nắm được các bài thơ thuộc thể loại gì.
Thất ngôn bát cú: Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng cuội.
Song thất lục bát: Hai chữ nước nhà.
Ngũ ngôn: Ông Đồ.
4 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập ngữ văn 8 cuối năm 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục Di Linh
Trường THCS Đinh Trang Hòa I
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 CUỐI NĂM 2011-2012
I. Về phần văn.
Trọng tâm chương trình ngữ văn lớp 8, học kỳ II là đọc hiểu tác phẩm trữ tình, văn bản nghị luận. Khi ôn tập, học sinh cần chú ý một số nội dung cơ bản sau đây:
a/ Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của tác phẩm trữ tình đã học trong chương trình: nội dung trữ tình ( vẻ đẹp và tâm hồn của nhà thơ cộng sản như Hồ Chí Minh, Tố Hữu…, tâm tư tình cảm của một số nhà thơ mới lãng mạn…), cách thức trữ tình ( cái tôi trữ tình) vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò và tác dụng của biện pháp tu từ trong tác phẩm trữ tình. Qua những bài thơ này, liên hệ và so sánh với những bài thơ truyền thống ( thơ Đường luật) để bước đầu nắm được một số đặc điểm của thơ mới.
Cụ thể: Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông: Phong thái ung dung đường hoàng khí phách hiên ngang, kiên cường bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khắc nghiệt.
Đập đá ở Côn Lôn: Hình tượng người anh hùng cứu nước lẫm liệt ngang tàng dù gặp nguy nan nhưng không sờn lòng đổi chí.
Muốn làm thằng cuội: Tâm sự của con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường. Khát vọng muốn thoát li bằng mộng lên bầu bạn với chị Hằng.
Hai chữ nước nhà: Mượn câu chuyện lịch sử về cuộc chia tay của Nguyễn Trãi và cha mình để bộc lộ cảm xúc khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
Ông Đồ: Tình cảnh đáng thương của ông Đồ, niềm cảm thông với một kiếp người và một thời tàn.
Nhớ rừng: Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách Thú để thể hiện sự căm ghét thực tại tù túng, khao khát sống tự do.
Quê hương: Bức tranh sinh động thuộc làng quê miền biển. Hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài.
Khi con tu hú: Lòng yêu cuộc sống, niềm khao khát tự do của người tù cộng sản.
Tẩu lộ ( đi đường): Từ việc đi đường rút ra chân lý vượt qua gian lao sẽ thắng lợi vẻ vang.
Ngắm trăng: Lòng yêu thiên nhiên, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở PắcBó.
- Ngoài nắm được nội dung cơ bản học sinh cần nắm được các bài thơ thuộc thể loại gì.
Thất ngôn bát cú: Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng cuội.
Song thất lục bát: Hai chữ nước nhà.
Ngũ ngôn: Ông Đồ.
Thơ 8 chữ: Nhớ rừng, Quê hương.
Lục bát: Khi con tu hú
Tuyệt cú đường luật: Đi đường, Ngắm trăng, Tức cảnh Pắc Bó.
- Học sinh cũng cần hiểu được thế nào là thơ mới: Là lối thơ không tuân theo luật lệ, đổi mới thơ ca gắn liền với các nhà thơ tên tuổi như: Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Xuân Diệu…..
- Học sinh cần học thuộc lòng các bài thơ đã học ở học kì II. Và nêu được hoàn cảnh ra đời của các bài thơ. b/ Nắm được nội dung và đặc điểm của các văn bản nghị luận. Về nội dung : thấy được tư tưởng yêu nước, tinh thần chống xâm lăng và lòng tự hào dân tộc của cha ông ta qua những áng văn chính luận nổi tiếng, từ những văn bản thời trung đại như Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi,…. Đến văn bản thời hiện đại như Thuế máu của Nguyễn Aí Quốc. Những nội dung ấy lại được thể hiện bằng hình thức lập luận rất chặt chẽ, sắc sảo với giọng văn đanh thép, hùng hồn. Với các thể văn cổ như hịch, cáo, chiếu…, cần nắm được đặc điểm về hình thức như bố cục, câu văn biền ngẫu, so sánh sự khác nhau giữa cáo, chiếu, hịch ..đã giúp cho việc lập luận chặt chẽ và sáng tỏ như thế nào.
Cụ thể:
Thiên đô chiếu: Khát vọng về đất nước độc lập thống nhất và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Hịch tướng sĩ: Lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
Bàn luận về phép học: Học là làm người có đức có chí để làm đất nước hưng thịnh. Học phải có phương pháp- học phải đi đôi với hành.
Thuế máu: Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địatrong cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Về thể loại:
Chiếu: Là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu, văn xuôi, được công bố và đón nhận một cách trang trọng. Một số bài chiếu thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đại, đất nước.
Hịch: Là thể văn nghị luận xưa, thường được vua chúa tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Hịch có kết cấu chặt chẽ, có lí lẽ sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục. Đặc điểm nổi bật của hịch là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe. Hịch thường được viết theo thể văn biền ngẫu ( từng cặp cân xứng với nhau). Kết cấu bài hịch có thể thay đổi linh hoạt tùy theo mục đích và nghệ thuật lập luận của tác giả.
Cáo: Là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa tướng lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu ( không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau). Cũng như hịch, cáo là thể văn có tính chất hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.
Tấu: Là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày một sự việc, ý kiến, đề nghị. Tấu có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn biền ngẫu.
II. Về phần Tiếng Việt.
a. Lý thuyết:
1. Nắm được đặc điểm, công dụng và cách viết các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
CÂU NGHI VẤN: Là câu có những từ ngữ nghi vấn (ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, hử) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).
- Dùng để hỏi
- Dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc, ..không yêu cầu người đối thoại trả lời
- Kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
- Kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm lửng.
CÂU CẦU KHIẾN: Là câu có những từ ngữ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào …hay ngữ điệu cầu khiến.
- Dùng để ra lệnh, yêu cầu để nghị, khuyên bảo.
- Kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
CÂU CẢM THÁN Là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ôi, chao ơi, trời ơi, biết bao, xiết bao, biết chừng nào, ….
- Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết)
- Xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày, hay ngôn ngữ văn chương.
- Kết thúc bằng dấu chấm than.
CÂU TRẦN THUẬT: Là câu không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán
- Dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,..
- Dùng để yêu cầu, đề nghị, hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.
- Kết thúc câu bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
CÂU PHỦ ĐỊNH: Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), -Dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả )
-Dùng để phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ ).
2. Thế nào là hành động nói? Các kiểu hành động nói thường gặp? Cách thực hiện hành động nói? Định nghĩa: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
Những kiểu hành động nói thường gặp:
a. Hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán)
b. Điều khiển (cấu khiến, đe doạ, thách thức ..)
c. Hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
Cách thực hiện hành động nói: Mỗi hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động nói đó.
a. Cách dùng trực tiếp.
b. Cách dùng gián tiếp.
3. Vai xã hội và lượt lời trong hội thoại, ý nghĩa của việc ứng xử đúng vai, điều chỉnh thái độ trong giao tiếp.
* Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
- Quan hệ trên dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)
- Quan hệ thân sơ ( theo mức độ quen biết thân tình)
Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình.
* Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chem vào lời người khác.
Nhiều khi im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
4. Lựa trọn trật tự từ, tác dụng của lựa trọn trật tự từ trong câu.
Định nghĩa: Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói ( người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ :
a.Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói…)
b. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
c. Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
d. Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
b. Thực hành:
- Biết vận dụng các kiến thức đã học khi viết bài tập làm văn và khi đọc hiểu các văn bản chung học ở phần Văn cũng như trong giao tiếp hằng ngày.
- Xem lại các bài tập trong SGK.
III. Về phần Tập làm văn
Về phần Tập làm văn ở chương trình ngữ Văn 8 học kỳ II, cần chú ý các nội dung sau:
a. Nắm được cách làm bài văn thuyết minh một phương pháp ( cách làm), một danh lam thắng cảnh ( di tích lịch sử)
b. Nhận diện các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm và tác dụng của chúng trong văn bản nghị luận. Biết cách làm một bài văn nghị luận kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
c. Biết cách làm văn bản tường trình và thông báo, nhận ra các lỗi và biết cách sửa lỗi thường gặp ở loại văn bản này.
* Một số đề tham khảo:
- Thuyết minh về câybút máy hoặc bút bi
- Thuyết minh về kính đeo mắt.
- Thuyết minh về một giống vật nuôi.
- Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
- Giới thiệu về một loài hoa ( hoa đào, hoa mai) hoặc một loài cây ( cây chuối, cây ổi)
- Câu nói của Macxim. Gorơki “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em suy nghĩ gì?
- Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành.
-Hãy nói không với các tệ nạn xã hội.
- Tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Vạn Ninh, Ngày 06 tháng11 năm 2011
Nguyễn Đại Tiến
File đính kèm:
- T77 Que huong.doc