Đề cương ôn tập môn chính trị cho đối tượng học viên lớp chuẩn bị kết nạp Đảng

Bài 1:

Câu 1: Đồng chí hãy nên những thành tựu vĩ đại mà nhân dân ta giành được dưới sự lãnh đạo của Đảng?

1. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo và tổ chức các cuộc đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền - Cách mạng Tháng Tám (1945)

Ngay khi vừa mới ra đời, với đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quy tụ đoàn kết xung quanh mình tất cả các giai cấp và các tầng lớp yêu nước, xây dựng nên lực lượng cách mạng to lớn và rộng khắp đấu tranh chống thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Qua 15 năm lãnh đạo cách mạng, trải qua đấu tranh gian khổ hy sinh, Đảng cộng sản Việt Nam từng bước vận động, giáo dục quần chúng, qua ba cao trào cách mạng lớn (1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945) với khí thế cách mạng vĩ đại của quần chúng, nắm chắc thời cơ lịch sử, với một nghệ thuật lãnh đạo và tổ chức khởi nghĩa tài tình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công trọn vẹn.

 

doc18 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn chính trị cho đối tượng học viên lớp chuẩn bị kết nạp Đảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CHÍNH TRỊ CHO ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN LỚP CHUẨN BỊ KẾT NẠP ĐẢNG Bài 1: Câu 1: Đồng chí hãy nên những thành tựu vĩ đại mà nhân dân ta giành được dưới sự lãnh đạo của Đảng? 1. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo và tổ chức các cuộc đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền - Cách mạng Tháng Tám (1945) Ngay khi vừa mới ra đời, với đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quy tụ đoàn kết xung quanh mình tất cả các giai cấp và các tầng lớp yêu nước, xây dựng nên lực lượng cách mạng to lớn và rộng khắp đấu tranh chống thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Qua 15 năm lãnh đạo cách mạng, trải qua đấu tranh gian khổ hy sinh, Đảng cộng sản Việt Nam từng bước vận động, giáo dục quần chúng, qua ba cao trào cách mạng lớn (1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945) với khí thế cách mạng vĩ đại của quần chúng, nắm chắc thời cơ lịch sử, với một nghệ thuật lãnh đạo và tổ chức khởi nghĩa tài tình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công trọn vẹn. Nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của chế độ thực dân và lật nhào chế độ phong kiến tay sai thối nát tồn tại trong gần một thế kỷ. Ngày 2 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do, dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đánh giá ý nghĩa lịch sử của giai đoạn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc" (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.159) 2. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và tiến hành thắng lợi Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975) a) Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng (1945 - 1946). Ngay khi vừa mới ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã bị các nước đế quốc và các thế lực phản động trong nước và quốc tế câu kết với nhau chống phá quyết liệt. Chưa bao giờ trên đất nước Việt Nam có nhiều quân đội nước ngoài chiếm đóng như vậy. Trong khi đó, lực lượng mọi mặt của Nhà nước Việt Nam còn rất non yếu: nạn đói đang hoành hành, vận mệnh của đất nước như "ngàn cân treo sợi tóc". Song, Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời đề ra những chủ trương và quyết sách đúng đắn, toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Đối với các thế lực thù địch, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện sách lược mềm dẻo, lợi dụng mâu thuẫn, phân hoá chúng, giành thời gian củng cố lực lượng chuẩn bị kháng chiến. Với đường lối chính sách sáng suốt, vừa cứng rắn về nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược, Đảng Cộng sản Việt Nam đã động viên được sức mạnh đoàn kết toàn dân, triệu người như một, vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm tưởng như không qua được, củng cố, giữ vững chính quyền đưa cách mạng vượt qua tình thế hiểm nghèo, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp. b) Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1946 – 1954: Bất chấp nguyện vọng của nhân dân Việt Nam và mặc dù Chính phủ Việt Nam đã nhân nhượng, nhưng thực dân Pháp vẫn không từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam lần nữa. Chính phủ Việt Nam càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Lịch sử đã đặt dân tộc Việt Nam trước một thử thách gay gắt mới, phải đứng lên bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Đêm 19 - 12 - 1946, Hồ Chủ tịch đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chủ tịch, nhân dân cả nước đã quyết tâm "thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ"... Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử (5 - 1954) mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa của thế kỷ XX, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn không tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân. Đánh giá ý nghĩa thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Lần đầu tiên trong lịch sử một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là thăng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội" (Hồ Chí Minh: Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội 1970, tr. 213 - 214). Thắng lợi đó làm sáng tỏ một chân lý: "Trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc dù nhỏ yếu, nhưng một khi đã đoàn kết đứng lên kiên quyết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của chính đảng Mác - Lênin để giành độc lập và dân chủ thì có đầy đủ lực lượng để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược ... Thắng lợi đó cũng chứng tỏ rằng chỉ có sự lãnh đạo đúng đắn của giai cấp công nhân mà Đảng ta là đại biểu, chỉ có đường lối cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin mới có thể tạo điều kiện cho nhân dân ta đánh bại quân thù giành tự do độc lập" (Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội III: tập 1, 1960, tr. 23.) c) Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược - đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược (1954 - 1975) Với thắng lợi của Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ mới với đặc điểm là đất nước tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội đối lập nhau. Con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam như Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững mạnh của cách mạng cả nước. Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, chống đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà. Tuy mỗi miền thực hiện một chiến lược khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với toàn bộ sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vị trí quan trọng có tác dụng trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân dân cả nước Việt Nam tiếp tục Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", quyết "đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào". Trong cuộc đọ sức quyết liệt này, đế quốc Mỹ với một lực lượng quân sự và phương tiện chiến tranh khổng lồ hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng Việt Nam. Song, trải qua 21 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, chiến đấu kiên cường, lại được sự đồng tình hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới, đã lần lượt đánh thắng các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ ở miền Nam. Bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, với thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhìn lại tính chất và quy mô của cuộc chiến tranh, thấy hết quy mô lực lượng mà kẻ địch đã sử dụng, những ý đồ mà chúng đã thực thi, nhớ lại những tình huống cực kỳ phức tạp mà cách mạng Việt Nam đã vượt qua, nhân dân Việt Nam càng thấy rõ tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lớn lao của Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. "Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc". (Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quóc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, 1976, tr.5.) Thắng lợi oanh liệt Mùa xuân 1975 đã kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị tàn bạo hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước Việt Nam; hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước; bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, mở ra thời kỳ mới - thời kỳ độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. 3. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 – đến nay) Bước vào thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cách mạng Việt Nam có những thuận lợi song cũng không ít khó khăn mà khó khăn lớn nhất là nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp, hậu quả chiến tranh để lại nặng nề. Chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động luôn tìm mọi cách phá hoại. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã và đang trải qua nhiều diễn biến phức tạp; chủ nghĩa xã hội thế giới gặp những khó khăn, thử thách lớn, lâm vào khủng hoảng, thoái trào, đặc biệt từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Quá trình đó đã tác động, ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, trong 10 năm đầu (1975 - 1985), cách mạng Việt Nam đã vượt qua những khó khăn trở ngại, thu được những thành tựu nhất định. Nhân dân Việt Nam đã nhanh chóng hoàn thành việc thống nhất đất nước về mọi mặt, đánh thắng các cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội nhân dân Việt Nam đã có những cố gắng lớn, đáng chú ý là công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, bước đầu bình ổn sản xuất và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế - xã hội còn thấp so với yêu cầu kế hoạch đề ra và công sức bỏ ra, nền kinh tế có mặt mất cân đối nghiêm trọng, tỷ lệ lạm phát cao quá mức, cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng gay gắt. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam (12 - 1986) đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, khẳng định những mặt làm được, phân tích rõ những sai lầm, khuyết điểm, đặc biệt là khuyết điểm chủ quan, duy ý chí trong lãnh đạo kinh tế, đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 và nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm 1991 - 1995, cụ thể hoá hơn nữa đường lối đổi mới ở Việt Nam. Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, nhân dân Việt Nam vượt qua một giai đoạn thử gay go. Trong hoàn cảnh phức tạp, khó khăn, cách mạng Việt Nam không những đứng vững mà còn vươn lên đạt những thắng lợi nổi bật trên nhiều mặt. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam (22 - 6 đến 01 - 7 - 1996) đã nhận định: "Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991 - 1995 đã hoàn thành về cơ bản. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn" . Nhìn lại chặng đường phát triển của cách mạng Việt Nam trong gần bẩy thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi, thành tựu rất vẻ vang. Tuy nhiên, Đảng cộng sản Việt Nam cũng còn có những yếu kém, có lúc phạm sai lầm, khuyết điểm. Điều quan trọng là Đảng cộng sản Việt Nam sớm phát hiện ra những sai lầm, khuyết điểm của mình, đề ra những biện pháp sửa chữa đúng đắn, kịp thời. Đảng cộng sản Việt Nam đã công khai tự phê bình, nhận khuyết điểm trước nhân dân, quyết tâm sửa chữa và sửa chữa có kết quả. Vì vậy, Đảng vẫn được nhân dân tin cậy; thừa nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong chính trị; người lãnh đạo chân chính duy nhất của cả dân tộc. Thực tiễn lịch sử đã chứng tỏ: ở Việt Nam, ngoài Đảng Cộng sản không lực lượng nào có đủ sức lãnh đạo cách mạng. Câu 2: Phân tích những truyền thống quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng không ngừng được tôi luyện , trưởng thành và đã xây dựng nên những truyền thống quý báu, thể hiện bản chất tốt đẹp của Đảng. Đó là: Bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng. Tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo. Kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trung thành với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, gắn bó mật thiết với nhân dân. Kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng. Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế... Những truyền thống quý báu của Đảng là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân quốc tế, là sức mạnh bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng. Đó là kết quả của quá trình vun trồng, xây đáp bền bỉ, là sự hi sinh, phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ Đảng viên. Những truyền thống đó có ý nghĩa dân tộc và quốc tế sâu sắc, thể hiện tinh thần cách mạng triệt để, trình độ trí tuệ ngày càng được nâng cao của Đảng ta. Khái quát lịch sử Đảng có thể khẳng định rằng: Ngay từ khi mới ra đời, Đàng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã nắm bắt đúng xu thế phát triển của thời đại, gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới, giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên lập trường giai cấp công nhân. Vì vậy, trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, nhất là trong những bước ngoặt lịch sử phải đương đầu với mọi thử thách, dù hiểm nghèo, tưởng không thể vượt qua, Đảng đã kịp thời có những quyết sách sáng suốt, đúng đắn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn, đưa con thuyền cách mạng vượt lên. Cơ sở, nguồn gốc sức mạnh và truyền thống của Đảng là ở chỗ: Đảng đứng vững trên nền tảng tư tưởng tiên tiến của thời đại, đó là chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng không chỉ nắm bắt những nguyên lý cơ bản của chú nghĩa Mác - Lênin, mà còn vận dụng sáng tạo và phát triển trong hực tiễn cách mạng Việt Nam. Cơ sở, nguồn gốc sức mạnh của Đảng còn ở chỗ Đảng đã không ngừng phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tiếp thu những tinh hoa trí tuệ của nhân loại. Học tập, nghiên cứu lịch sử và truyền thống của Đảng để tự hào về Đảng và góp phần giữ vững, kế thừa, phát huy những truyền thống đó, làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ngang tầm thời đại Bài 2: Câu 1: Đồng chí hãy nêu những bài học của Đảng được nêu trong cương lĩnh năm 1991 (Được bổ sung phát triển năm 2011): Cương lĩnh 1991 đã trình bày các vấn đề: Quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm; Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; Những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh; Hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng. Tổng kết thực tiễn hơn 60 năm của cách mạng nước ta, trong đó có 5 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra, từ những kinh nghiệm thành công và cả những kinh nghiệm chưa thành công, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã nêu năm bài học lớn của cách mạng Việt Nam: Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đây là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Hai vấn đề này có quan hệ hữu cơ với nhau. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộcvà chủ nghĩa xã hội tạo ra sức mạnh to lớn của dân tộc trong đấu tranh cách mạng. Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn cách mạng nước ta đã khẳng định một nguyên lý cơ bản, quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử. Để phát huy sức mạnh vĩ đại của nhân dân, sự lãnh đạo và toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân; Đảng là đại biểu trung thành cho lợi ích của nhân dân. Sức mạnh của Đảng xuất phát từ sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân là nguy cơ dẫn đến suy yếu và mất vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền và làm cho sự nghiệp cách mạng bị tổn thất. Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết, đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đoàn kết là truyền thống quý báu và là bài học lịch sử lớn, lâu dài của dân tộc ta đã được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng thành công, tạo nên nguồn sức mạnh to lớn để giành thắng lợi. Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Trong thời đại ngày nay, dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ và quá trình toàn cầu hoá, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, các yếu tố bên trong và bên ngoài có quan hệ và tác động lẫn nhau. Sức mạnh dân tộc là sức mạnh tổng hợp của nhiều nguồn lực, trong đó đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển đất nước. Sức mạnh thời đại, sức mạnh quốc tế trước hết là sức mạnh của quy luật và xu thế phát triển của lịch sử nhân loại; là sức mạnh của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, của các lưc lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ cách mạng, sức mạnh và nguồn lực bên trong là yếu tố quyết định, đồng thời được bổ sung và nhân lên khi kết hợp được với các sức mạnh và nguồn lực bên ngoài. Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Thực tế lịch sử đã khẳng định, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Để giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phải xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo, đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế, đủ sức giải quyết các vấn dề do cuộc sống đặt ra. Muốn vậy cần quán triệt những nội dung cơ bản sau: - Nắm vững, vận dụng sáng tạo và góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; - Không ngừng làm giàu trí tuệ, bản lĩnh chính trị và năng lực tổ chức thực tiễn của Đảng; - Xây dựng đường lối đúng đắn trên cơ sở xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan, đáp ứng yêu cầu, lợi ích chính đáng của nhân dân; - Phòng, chống có hiệu quả những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu và sự thoái hoá biến chất của cán bộ, đảng viên... Câu 2: Chủ nghĩa mã nhân dân ta xây dựng ghi trong cương lĩnh gồm những đặc trưng là: Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) của Đảng, mô hình chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng đã được phác họa với sáu đặc trưng. Đại hội lần thứ X (2006) của Đảng đã bổ sung, phát triển, làm cho mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam toàn diện hơn, gồm tám đặc trưng. Trong Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung và phát triển 2011) Đảng ta tiếp tục xác định tám đặc trưng trên cơ sở kết hợp, bổ sung, phát triển những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội trong hai Văn kiện nêu trên. Các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng được nêu trong Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) là thành quả của công cuộc đổi mới, trước hết là thành quả của đổi mới nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Đó là thành quả của sự kết hợp hài hòa giữa “cái phổ biến” và “cái đặc thù,” cái chung và cái riêng để tạo nên một mô hình: chủ nghĩa xã hội Việt Nam .  Công cuộc đổi mới đất nước đã và đang thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng đã thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội Việt Nam.  - Đặc trưng thứ nhất: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh  Đây là đặc trưng tổng quát nhất chi phối các đặc trưng khác, bởi nó thể hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ở nước ta, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội phải được biểu hiện cụ thể thiết thực, trên cơ sở kế thừa quan điểm Marx-Lenin về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, đồng thời vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnhlà công bằng, hợp lý, mọi người đều được hưởng quyền tự do, dân chủ, được sống cuộc đời hạnh phúc  Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng phải hướng tới việc hiện thực hóa đầy đủ, đồng bộ hệ mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh. Tư tưởng xuyên suốt của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đối với dân tộc Việt Nam, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thật sự. Đây là khát vọng tha thiết của toàn thể nhân dân Việt Nam sau khi đất nước giành được độc lập và thống nhất Tổ quốc.  - Đặc trưng thứ hai: do nhân dân làm chủ  Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện ở bản chất ưu việt chính trị của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa trên cơ sở kế thừa giá trị quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin sự nghiệp cách mạng là của quần chúng; kế thừa những giá trị trong tư tưởng truyền thống của dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: dân chủ tức là dân là chủ, dân làm chủ.  Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội trong đặc trưng vừa nêu còn được thể hiện trong nhận thức của Đảng ta về việc từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với việc bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân (nhân dân là chủ thể của mọi quyền lực). Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung và phát triển) đã tiếp tục khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mọi cấp, trên tất cả các lĩnh vực thông qua hoạt động của Nhà nước do nhân dân bầu ra và các hình thức dân chủ trực tiếp”.  - Đặc trưng thứ ba: có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Đây là đặc trưng thể hiện tính ưu việt trên lĩnh vực kinh tế của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng so với các chế độ xã hội khác. Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung và phát triển) tiếp tục khẳng định: Những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khi bàn về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Đảng ta tiếp tục khẳng định quan điểm: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Quan điểm này hoàn toàn nhất quán với đặc trưng trong quan hệ sản xuất của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng là xác lập dần từng bước chế độ công hữu. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải dựa trên chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu là một trong những yếu tố đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế.  - Đặc trưng thứ tư: có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc  Tính ưu việt về tiến tiến của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện khái quát, nhân văn của văn hóa nhân loại; ở việc giữ gìn bản sắc dân tộc (những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam: chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, truyền thống đoàn kết và nhân ái, ý thức về độc lập, tự do, tự cường dân tộc...). Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, mang đậm bản sắc

File đính kèm:

  • docDE CUONG CHINH TRI.doc