I. Lí thuyết.
- Nêu được đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh.
- Nêu được đặc điểm chung của ngành ruột khoang.
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo, di chuyển và dinh dưỡng của sán lá gan.
- Vai trò của giun đất đối với môi trường đất.
- Nêu được đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành thân mềm.
- Cấu tạo trai sông thích nghi với vai trò lọc nước.
- Cấu tạo của tôm, vai trò của ngành chân khớp.
- Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và di chuyển của châu chấu.
4 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Việt Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Môn : Sinh học 7
NĂM HỌC 2019-2020
A. NỘI DUNG ÔN TẬP.
I. Lí thuyết.
- Nêu được đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh.
- Nêu được đặc điểm chung của ngành ruột khoang.
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo, di chuyển và dinh dưỡng của sán lá gan.
- Vai trò của giun đất đối với môi trường đất.
- Nêu được đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành thân mềm.
- Cấu tạo trai sông thích nghi với vai trò lọc nước.
- Cấu tạo của tôm, vai trò của ngành chân khớp.
- Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và di chuyển của châu chấu.
II. Thực hành.
- Quan sát một số động vật nguyên sinh( vẽ trùng giày)
- Nêu các bước mổ và quan sát cấu tạo trong của giun đất.
B. BÀI TẬP
I, Trắc nghiệm.
Câu 1: Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng?
A. Trùng biến hình B. Trùng roi xanh C. Trùng giày D. Trùng sốt rét
Câu 2: Máu giun đất có màu như thế nào? Vì sao?
A. Không màu vì chưa có huyết sắc tố
B. Có màu đỏ vì có huyết sắc tố
C. Có màu vàng vì giun đất sống trong đất nên ít O2
C. không màu vì chưa có huyết sắc tố
Câu 3: Bộ phận nào của nhện có chức năng hô hấp?
A. Núm tuyến tơ B. Lỗ sinh dục C. Khe hở D. Miệng
Câu 4: Hệ thần kinh của châu chấu dưới dạng nào?
A. Chuỗi B. Lưới C. Tế bào rải rác D. Không có hệ thần kinh
Câu 5: Loài sán nào sống kí sinh trong ruột người?
A. Sán lá gan B. Sán lá máu C. Sán bã trầu D. Sán dây
Câu 6: Bộ phận nào của giun đũa phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều?
A. Hầu B. Cơ quan sinh dục C. Miệng D. Giác bám
Câu 7: Hải quỳ miệng ở phía:
A. Dưới B. Trên C. Sau D. Không có miệng
Câu 8: Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình
A. Tự dưỡng B. Dị dưỡng C. Tự dưỡng và dị dưỡng D. Cộng sinh
Câu 9. Trùng roi dinh dưỡng giống thực vật ở điểm:
A. Dị dưỡng B. Tự dưỡng C. Ký sinh D. Cộng sinh
Câu 10. Môi trường sống của thủy tức:
A. Nước ngọt B. Nước mặn C. Nước lợ D.Ở đất
Câu 11. Hình thức sinh sản giống nhau giữa san hô và thủy tức:
A. Tái sinh B. Thụ tinh C. Mọc chồi D. Tái sinh và mọc chồi
Câu 12. Đặc điểm không phải của giun dẹp:
A. Cơ thể dẹp B. Cơ thể đối xứng toả tròn .
C. Cơ thể gồm,đầu, đuôi, lưng, bụng. D. Cơ thể đối xứng 2 bên
Câu 13. Môi trường kí sinh của giun đũa ở người là:
A. Gan B. Thận C. Ruột non D. Ruột già
Câu 14. Số đôi phần phụ của nhện là:
A. 4 đôi B. 6 đôi C. 5 đôi D. 7 đôi
Câu 15. Nơi sống phù hợp với giun dất là:
A. Trong nước B. Đất khô C. Lá cây D.Đất ẩm
Câu 16. Trai hô hấp bằng:
A. Phổi B. Da C. Các ống khí D. Mang
Câu 17: Trai sông có mấy mảnh vỏ trai ?
A. 3 . B. 2 . C. 5 D. 6
Câu 18 : Cơ thể tôm sông chia làm bao nhiêu phần?
A. 4 B. 5 C. 2 D. 7
Câu 19: Nhện di chuyển bằng hình thức nào ?
A. Chân bò B. Chân bơi C. Chân ngực D. Chân bụng
Câu 20: Châu chấu có lối sống như thế nào ?
A. Tự do B. Kí sinh C. Định cư D. Hang hốc
Câu 21: Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?
A. Vì lớp vỏ mất dần canxi, không còn khả năng bảo vệ.
B. Vì chất kitin được tôm tiết ra phía ngoài liên tục.
C. Vì lớp vỏ cứng rắn cản trở sự lớn lên của tôm.
D. Vì sắc tố vỏ ở tôm bị phai, nếu không lột xác thì tôm sẽ mất khả năng nguỵ trang.
Câu 22: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp trứng tận dụng ôxi từ cơ thể mẹ. B. Bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.
C. Giúp phát tán trứng đi nhiều nơi. D. Giúp trứng nhanh nở.
Câu 23: Tuyến bài tiết của tôm sông nằm ở
A. đỉnh của đôi râu thứ nhất. B. đỉnh của tấm lái.
C. gốc của đôi râu thứ hai. D. gốc của đôi càng.
Câu 24: Vỏ tôm được cấu tạo bằng
A. kitin. B. xenlulôzơ. C. keratin. D. collagen.
Câu 25: Quá trình chăng lưới ở nhện bao gồm các giai đoạn sau :
(1): Chăng tơ phóng xạ.
(2): Chăng các tơ vòng.
(3): Chăng bộ khung lưới.
Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo thứ tự hợp lí.
A. (3) → (1) → (2). B. (3) → (2) → (1).
C. (1) → (3) → (2). D. (2) → (3) → (1).
Câu 26: Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện thực hiện các thao tác :
(1): Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi.
(2): Nhện hút dịch lỏng ở con mồi.
(3): Nhện ngoạm chặt mồi, tiết nọc độc.
(4): Trói chặt mồi rồi treo vào lưới một thời gian.
Hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự hợp lí.
A. (3) → (2) → (1) → (4). B. (2) → (4) → (1) → (3).
C. (3) → (1) → (4) → (2). D. (2) → (4) → (3) → (1).
Câu 27: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Châu chấu (1), tuyến sinh dục dạng (2), tuyến phụ sinh dục dạng (3).
A. (1): lưỡng tính; (2): ống; (3): chùm B. (1): phân tính; (2): chùm; (3): ống
C. (1): lưỡng tính; (2): chùm; (3): ống D. (1): phân tính; (2): ống; (3): chùm
Câu 28: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Ở châu chấu, tim có hình (1), có (2) và nằm ở (3).
A. (1): ống; (2): một ngăn; (3): mặt bụng
B. (1): phễu; (2): một ngăn; (3): mặt lưng
C. (1): phễu; (2): nhiều ngăn; (3): mặt bụng
D. (1): ống; (2): nhiều ngăn; (3): mặt lưng
Câu 29: Phát biểu nào sau đây về châu chấu là sai?
A. Ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau. B. Hệ tuần hoàn kín.
C. Tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mặt lưng. D. Hạch não phát triển.
Câu 30: Động vật nào dưới đây ở giai đoạn trưởng thành giúp thụ phấn cho hoa, nhưng trong giai đoạn sâu non lại gây hại cây trồng?
A. Bướm. B. Ong mật. C. Nhện đỏ. D. Bọ cạp.
II, Tự luận.
Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên si nh?
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của ngành ruột khoang.
Câu 3: Nêu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành thân mềm?
Câu 4:Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo ngoài của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả? Nêu cách dinh dưỡng của trai? Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
Câu 5: Trình bày cấu tạo ngoài của tôm. Tại sao khi chín vỏ tôm có màu hồng?
Câu 6: Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ giun đất.
Câu 7: Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển và dinh dưỡng của sán lá gan?
Câu 8: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và di chuyển của châu chấu?
BGH duyệt
Tổ nhóm CM
Người lập
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2019_202.docx